Năng lực và nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng

Một phần của tài liệu Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay (Trang 30 - 38)

Năng lực là khả năng, kiến thức, kỹ năng và thái độ yêu cầu khi thực hiện một nhiệm vụ hoặc một công việc. Năng lực là cơ sở cho lãnh đạo quản lý nguồn nhân lực, bắt đầu từ công tác tuyển dụng, lựa chọn, quản lý hiệu quả công việc, đào tạo và phát triển quản lý nhân viên tiềm năng, giữ chân và đãi ngộ họ [14].

Năng lực được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc (mô hình năng lực

KSA (Knowledge - Skill - Attitude); đó là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả. Phát triển từ khái niệm năng lực của Benjamin Bloom (1956) [62], hiện nay mô hình KSA đã được chuẩn hoá thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 nhóm chính: (1) Kiến thức (Knowledge): năng lực tư duy, là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục - đào tạo; (2) Kỹ năng (Skill): kỹ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân; và (3) Phẩm chất/thái độ (Attitude): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ với công việc. Năng lực là chủ đề rất được các nhà giáo dục và quản lý trong các ngành thực hành, đặc biệt là các ngành CSSK như điều dưỡng quan tâm [63].

Nhóm năng lực cốt lõi là các năng lực cần thiết bao gồm nhiều năng lực cùng thực hiện một nhiệm vụ. Năng lực cốt lõi phản ánh tổng thể quá trình học tập của tổ chức và liên quan đến việc phối hợp các kỹ năng đa dạng gồm nhiều kỹ thuật; nó bao gồm giao tiếp, sự tham gia và cam kết hợp tác giữa nhiều tổ chức như việc cải thiện các nhóm liên chức năng để giải quyết các các ranh giới và vượt qua chúng [64]. Năng lực cốt lõi thường được đưa vào phần thực hành cần đạt được của chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.

1.2.1.2. Năng lực và nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng

Theo Hiệp hội ĐD Mỹ, năng lực người ĐD là khả năng, kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết trong việc thực hiện một loạt các nhiệm vụ trong hành nghề ĐD chuyên nghiệp. Nó quyết định yếu tố chất lượng và hiệu quả chăm sóc ĐD đối với người bệnh [14].

Với yêu cầu ngày càng cao về dịch vụ CSSK và sự hoàn thiện của cả hệ thống đã thúc đẩy ngành ĐD, các năng lực cần có của người ĐD cũng đã thay

đổi theo sự phát triển của xã hội dẫn đến các CTĐT cũng phải thiết kế cho phù hợp [65].

Năng lực cốt lõi của người ĐD bao gồm các khả năng cần thiết để họ hoàn thành vai trò của một người ĐD. Xác định rõ năng lực cốt lõi ĐD giúp thiết lập nền tảng cho công tác đào tạo và quản lý ĐD, cụ thể trong nâng cao chất lượng ĐD đáp ứng yêu cầu CSSK.

Căn cứ trên các kiến thức, năng lực của người ĐD, cũng như các yêu cầu cốt lõi ĐD, yêu cầu cần có trong công tác chăm sóc ĐD của mỗi quốc gia mà từng quốc gia đã đưa ra các chuẩn năng lực riêng cho người ĐD. Tổng hợp chung từ các tài liệu nghiên cứu, báo cáo trên thế giới về các năng lực cốt lõi của ĐD [65], [66],[67],[68] chúng tôi tổng hợp lại và thấy có một số nhóm năng lực cốt lõi chung sau:

Hình 1.2. Các nhóm chuẩn năng lực cốt lõi của người điều dưỡng Đối với ngành ĐD, WHO đã đưa ra hướng dẫn chính cần có đối với người ĐD sau tốt nghiệp như cung cấp các kiến thức dự phòng, chăm sóc, điều trị ban đầu; mở rộng CSSK ban đầu; đào tạo và hỗ trợ các bán bộ y tế; tổ chức làm việc nhóm hiệu quả; và phối hợp với các ngành liên quan trong phát

Năng lực

1. Thực hành điều dưỡng an toàn, đạo

đức

2. Trách nhiệm pháp lý

3. Khả năng giao tiếp, truyền thông

tư vấn giáo dục sức khỏe

4. Phát triển chuyên môn và

tính chuyên nghiệp 5. Khả năng

hợp tác và làm việc nhóm 6. Năng lực

lãnh đạo và quản lý điều

dưỡng 7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin

8. Giảng dạy/đào tạo

triển kinh tế xã hội [69]. WHO, Hội đồng ĐD Thế giới, Liên đoàn Hộ sinh Thế giới đã đưa ra chuẩn cho ĐD, Hộ sinh với thời gian đào tạo 4 năm tại các trường cao đẳng và đại học [70]. Trên cơ sở đó, các CTĐT được xây dựng dựa trên năng lực, đào tạo tiếp cận đa ngành, cũng như các chuẩn đầu vào, đầu ra.

Chuẩn đạo đức nghề nghiệp người ĐD của Hội đồng ĐD Quốc tế [65]

và Quy tắc đạo đức y học của Hiệp hội Y học thế giới (Medical Ethics manual of the World Medical Asociation; 2005) cũng đã đưa ra các chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người ĐD là những nguyên tắc, những giá trị nghề nghiệp, những khuôn mẫu kèm năng lực chuẩn ĐD để hướng dẫn người ĐD đưa ra các quyết định có đạo đức trong công việc. Căn cứ chuẩn đạo đức nghề nghiệp, người bệnh, người dân và người quản lý giám sát, đánh giá việc thực hiện của hội viên ĐD trên phạm vi cả nước. Tất cả người ĐD cần cam kết áp dụng mọi lúc, mọi nơi hành nghề và tại mọi cơ sở y tế.

Theo kinh nghiệm một số nước trong cho thấy từ năng lực ĐD cơ bản đào tạo cho cán bộ ĐD cấp ĐH, để có thể thực hành nghề các nước đã đưa ra chuẩn năng lực cho ĐD thực hành (GPN- General Practice Nurse).

1.2.2. Chuẩn năng lực người điều dưỡng và năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng

Dựa trên các yêu cầu năng lực đặc biệt các năng lực cốt lõi, các hội ĐD đưa ra chuẩn năng lực ĐD đáp ứng theo các yêu cầu văn hóa, xã hội, kinh tế từng quốc gia, khu vực.

1.2.2.1. Chuẩn năng lực điều dưỡng và thạc sĩ điều dưỡng của một số nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Để phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của từng quốc gia, Bộ Y tế hoặc Hiệp hội ĐD của từng nước đã xây dựng các chuẩn năng lực cốt lõi cũng như mô tả chi tiết từng năng lực cụ thể.

Theo các chuẩn năng lực cốt lõi do Ủy ban ĐD Singapore xây dựng, người ĐD Singapore cần có giấy phép đăng ký hành nghề, phải trải qua bài thi chuẩn năng lực cốt lõi dành cho ĐD, được sắp xếp theo 4 lĩnh vực (nhóm năng lực cốt lõi). Mỗi nhóm năng lực bao gồm tập hợp một nhóm các năng của người ĐD đăng ký hành nghề tại Singapore là tập hợp các tiêu chuẩn tối thiểu về hiệu suất xác định các phẩm chất, thuộc tính và kỹ năng cần thiết người ĐD hành nghề tại Singapore [66]. Nhóm năng lực 1: Thực hành ĐD chuyên nghiệp, pháp lý và đạo đức (11 chuẩn năng lực chi tiết); Nhóm năng lực 2: Quản lý chăm sóc (19 chuẩn năng lực chi tiết); Nhóm năng lực 3:

Lãnh đạo và quản lý điều dưỡng (13 chuẩn năng lực chi tiết); Nhóm năng lực 4: Phát triển chuyên môn (8 chuẩn năng lực chi tiết).

Hiệp Hội ĐD Hồng Kông [67], đã xây dựng 5 nhóm năng lực cốt lõi cho người ĐD kèm phạm vi thực hiện bao gồm: (1) Chuyên môn, Pháp lý và Đạo đức người ĐD thực hành; (2) Tăng cường và giáo dục sức khoẻ; (3) Quản lý và lãnh đạo; (4) Nghiên cứu; (5) Phát triển năng lực cá nhân và chuyên môn. Các CSGD sẽ phải xây dựng CTĐT đáp ứng đủ 5 nhóm năng lực cốt lõi và cũng là cơ sở để người sử dụng nhân lực cũng như người ĐD thực hành dùng làm căn cứ thực thiện các công việc ĐD.

Philippines hiện đang là một trong những nước Châu Á Thái Bình Dương xuất khẩu ĐD tới các nước khác trong khu vực, Châu Âu và Châu Mỹ.

Là một nước đã đưa ra việc thi tổ chức cấp bằng năng lực ĐD cho trong nước và các nước khối Anh - Mỹ. Theo các nhiệm vụ của ĐD, Philippines đã đưa ra 11 nhóm năng lực cốt lõi đối với người ĐD Philippines với 54 yêu cầu năng lực cụ thể [71] gồm: (1) Chăm sóc ĐD an toàn và chất lượng có 2 tiêu chí đánh giá; (2) Quản lý nguồn nhân lực và môi trường có 5 tiêu chí đánh giá; (3) Giáo dục sức khỏe có 1 tiêu chí đánh giá; (4) Trách nhiệm pháp lý có 3 tiêu chí đánh giá; (5) Trách nhiệm đạo đức có 2 tiêu chí đánh giá; (6) Phát triển cá nhân và chuyên môn có 10 tiêu chí đánh giá; (7) Nâng cao chất lượng

có 6 tiêu chí đánh giá; (8) Nghiên cứu có 4 tiêu chí đánh giá; (9) Quản lý báo cáo kết quả có 4 tiêu chí đánh giá; (10) Truyền thông có 2 tiêu chí đánh giá và (11) Hợp tác và làm việc nhóm có 2 tiêu chí đánh giá (Phụ lục 5).

Năm 2009, Hội đồng ĐD và Hộ sinh Thái lan đã đưa ra tiêu chuẩn năng lực mới cho người ĐD với 8 năng lực [72]: (1) Năng lực về đạo đức và pháp luật; (2) Hoạt động ĐD và Hộ sinh; (3) Năng lực nghề nghiệp; (4) Năng lực lãnh đạo; (5) Năng lực nghiên cứu và học thuật; (6) Năng lực giao tiếp và quan hệ; (7) Năng lực sử dụng công nghệ và thông tin; và (8) Năng lực xã hội. Trên cơ sở đó, nhóm điều dưỡng và nghiên cứu điều dưỡng tại Bangkok năm 2011 đã xác định 5 năng lực cốt lõi cho người ĐD tại Bangkok: (1) Đạo đức và tinh thần; (2) Ý thức phục vụ; (3) Động lực - Thành tựu; (4) Làm việc theo nhóm; và (5) Chuyên gia. Mỗi loại năng lực dựa trên cấp độ yêu cầu được xác định bởi hành vi và hoạt động điều dưỡng.

Người ĐD Thái Lan phải được hỗ trợ nâng cao kỹ năng và năng lực cá nhân để hoàn thành công việc và chuẩn bị cho những công việc phức tạp hơn trong tương lai. Năng lực làm giảm nguy gây ra do sai lầm, nâng cao cơ hội học tập và cải thiện bản thân. Nhóm được phân chia theo các năng lực sau:

điều dưỡng giám sát, điều dưỡng gia đình, điều dưỡng sơ cứu ban đầu tại trường học, ĐD tại nhà trẻ, ĐD kế hoạch hoá gia đình của Thái lan, ĐD phòng khám nhi, ĐD phòng thuốc.

Tại Indonesia việc thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực cá nhân cũng là yêu cầu cần thiết đối với người ĐD tại Indonesia [68].

Năng lực ĐD của Indonesia được nhóm thành 3 lĩnh vực năng lực (1) Thực hành chuyên nghiệp, cảm nhận về đạo đức, pháp luật và văn hoá; (2) Cung cấp dịch vụ chăm sóc và quản lý điều dưỡng; (3) Phát triển cá nhân và nghề nghiệp.

Năm 2006, 10 quốc gia trong khối ASEAN trong đó có Việt Nam đã cùng xây dựng các điều khoản chung về sự công nhận, tiêu chuẩn và tính thích hợp của ĐD các nước [73]. Trong đó đưa ra các quy định chung để công nhận đối với ĐD nước ngoài.

1.2.2.2. Chuẩn năng lực điều dưỡng và thạc sĩ điều dưỡng tại Việt Nam

Trên cơ sở tham khảo Chuẩn năng lực chung của cử nhân ĐD do WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, Chuẩn “Năng lực ĐD chuyên nghiệp-Professional Nurse” của Hội đồng ĐD thế giới (International Council of Nurses: ICN, 2003), Chuẩn năng lực cho ĐD của Australia và Philippines, Bộ Y tế đã ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam [18] (được phê duyệt theo Quyết định số 1352/QĐ-BYT).

Hình 1.3. Chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam

Nguồn: Theo Chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam năm 2012 [18]

Chuẩn năng lực bao gồm 3 lĩnh vực và 25 tiêu chuẩn, 110 tiêu chí cần đạt được của ĐD viên đủ năng lực hành nghề (Hình 1.2).

Ba lĩnh vực năng lực gồm: (1) Năng lực thực hành chăm sóc; (2) Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp; (3) Năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Đây cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra trong đào tạo ĐD, cụ thể trong đó:

. Mỗi lĩnh vực sẽ thể hiện rõ ràng một chức năng cơ bản của người ĐD.

Ba lĩnh vực năng lực gồm: thực hành, quản lý chăm sóc và phát triển nghề, luật pháp và đạo đức ĐD.

. Mỗi một tiêu chuẩn thể hiện một phần của lĩnh vực và bao hàm cả nhiệm vụ của người ĐD.

. Tiêu chí sẽ là một thành phần của tiêu chuẩn. Một tiêu chí sẽ được áp dụng chung cho các tiêu chuẩn và lớn hơn sẽ là các lĩnh vực.

Tuy nhiên, các tiêu chuẩn năng lực này tương đối cơ bản, chỉ đề cập một cách chung nhất cho người ĐD và chưa đề cập tới mức độ đánh giá năng lực riêng dành cho ĐD trình độ ĐH và sau ĐH.

So sánh với chuẩn năng lực ĐD ASEAN và các nước trong khu vực, các tiêu chuẩn năng lực của Việt Nam đã có một số điểm tương đồng sau: đạo đức và thực hành theo pháp luật; thực hành nghề nghiệp; và quản lý phát triển nghề nghiệp. Ngoài ra, còn một số điểm chung về giáo dục và nghiên cứu; phát triển nghề nghiệp cá nhân và chất lượng thì hầu như các nước đều có, riêng Việt Nam, những chuẩn năng lực này được cài vào trong các tiêu chuẩn về nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, và chương trình học tập suốt đời.

Cũng trong năm 2012, Hội ĐD Việt Nam đã xây dựng và ban hành Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ĐD viên Việt Nam [74] gồm 8 chuẩn với 30 tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp mà người ĐD phải thực hiện với 4 mục đích:

(1) Giáo dục người ĐD phải có kế hoạch tự rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức phù hợp với nghề ĐD được xã hội thừa nhận; (2) Giúp người ĐD đưa ra các quyết định trong các tình huống hành nghề phù hợp với chuẩn đạo đức nghề nghiệp; (3) Công khai Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ĐD làm cơ sở để người dân, người bệnh và nhà quản lý y tế giám sát, đánh giá việc thực hiện của điều dưỡng viên; (4) Công bố Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ĐD viên Việt Nam đáp ứng yêu cầu thực hiện Thỏa thuận khung về công nhận dịch vụ ĐD giữa Việt Nam với các nước ASEAN và các nước khác.

Căn cứ theo Bộ chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

học, trong đó đã bám sát theo chuẩn đưa ra các yêu cầu cần đạt được để phân hạng chức danh nghề nghiệp đối với người ĐD [48]. Với vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu trình độ đưa ra đã tạo điều kiện, động lực để người ĐD tiếp tục học tập phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn năng lực để đáp ứng yêu cầu xếp các bậc cao hơn.

Một phần của tài liệu Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)