CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay hiện nay
3.1.1. Thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020
3.1.1.1. Thực trạng đào tạo ngành điều dưỡng trình độ thạc sĩ
Biểu đồ 3.1. Số lượng thạc sĩ điều dưỡng tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục đại học
Tính từ 2007 đến tháng 12/2020, đã có 4 CSGD ĐH được Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện CTĐT thạc sĩ điều dưỡng với 604 học viên tốt nghiệp.
Trường ĐH Y Dược TP. HCM có số lượng tốt nghiệp cao nhất 226 học viên (37%), Trường ĐH ĐD Nam Định 192 học viên (32%) với 5 khóa đào tạo, Trường ĐH Thăng Long 104 học viên (17%) với 1 khóa đào tạo và thấp nhất là Trường ĐH Y Hà Nội 82 học viên (14%) với 2 khóa đào tạo.
Bảng 3.1. Giới tính và tuổi tốt nghiệp* của thạc sĩ điều dưỡng theo từng cơ sở đào tạo
Chỉ số
Cơ sở đào tạo (n=604) Trường ĐH Y
Dược TpHCM Trường ĐH ĐD
Nam Định Trường ĐH Y
Hà Nội Trường ĐH
Thăng Long Chung
n= 226
Tỷ lệ
% n= 192
Tỷ lệ
% n= 82
Tỷ lệ
% n= 104
Tỷ lệ
% n=604
Tỷ lệ
% Giới tính
Nam 36 15,9 42 21,9 15 18,3 24 23,1 117 19,4 Nữ 190 84,1 150 78,1 67 81,7 80 76,9 487 80,6
p <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 Tuổi
𝑋̅ ± SD 32,2 ± 5,69 31,8 ± 4,19 34,5 ± 4,81 39,8 ± 4,75 33,7 ± 5,75
Min 25 25 26 31 25
Max 50 50 47 51 51
p <0,001
* Tuổi tốt nghiệp được tính theo số năm tại năm tốt nghiệp chương trình đào tạo
Số lượng nam học CTĐT trình độ thạc sĩ ngành điều dưỡng chiếm dưới 19,4% tổng số người tốt nghiệp (khoảng 1/5). Tỷ lệ nam học viên của 4 cơ sở đào tạo giao động từ 1/5 đến 1/4, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê, p<0,001.
Học viên của Trường ĐH Thăng Long có tuổi trung bình cao nhất (39,8
± 4,8) trong 4 trường và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 3.2. Giới tính và tuổi tốt nghiệp trung bình theo giới Tuổi trung bình Giới tính (n=604)
Chung
Nam Nữ
𝑋̅ ± SD 33,9 ± 5,43 33,6 ± 5,83 33,7 ± 5,75
Min 26 25 25
Max 48 51 51
p 0,540
Tuổi trung bình tốt nghiệp CTĐT là 33,7 ± 5,75, dao động từ 25 đến 51 tuổi. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p>0,05 trong độ tuổi trung bình ở 2 giới cũng như số liệu chung.
3.1.2. Nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2025 và 2030
Kết quả phỏng vấn sâu và phát phiếu tham vấn cho thấy cần đào tạo thạc sĩ điều dưỡng bảo đảm các năng lực về chuyên môn, quản lý, giảng dạy - nghiên cứu khoa học, và thực thi theo pháp luật để giữ các vị trí việc làm của thạc sĩ ĐD hiện nay và trong tương lai, các giảng viên đang công tác tại các CSGD và cán bộ quản lý chuyên môn ĐD tại cơ quan quản lý nhà nước các cấp tỉnh, trung ương, hoặc tại vị trí người quản lý hoạt động ĐD tại bệnh viện (điều dưỡng trưởng tại bệnh viện và khoa phòng điều trị).
3.1.2.1 Vị trí công tác và nhu cầu số lượng thạc sĩ điều dưỡng cần có Bảng 3.3. Nhận định của cán bộ quản lý (đại diện đơn vị sử dụng)
về vị trí công tác của thạc sĩ điều dưỡng
Vị trí công việc cần có thạc sĩ điều dưỡng
ĐD BV trình độ
thạc sĩ (n=9)
Giảng viên ĐD (n=12)
Người quản lý hoạt động
ĐD (n=7)
Chung (n=28)
Cán bộ giảng dạy tại CSGD 9 12 7 28
Người quản lý hoạt động điều dưỡng tại bệnh viện (điều dưỡng trưởng tại BV và khoa phòng điều trị)
8 12 7 27
Cán bộ quản lý chuyên môn điều dưỡng tại cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, trung ương
9 12 7 28
Tất cả người tham gia phỏng vấn sâu và phát vấn đều nhận định “cần đào tạo thạc sĩ ĐD giống như nhiều quốc gia trên thế giới” và đề xuất vị trí việc làm của thạc sĩ ĐD: cán bộ giảng dạy tại CSGD (28/28 ý kiến) và cán bộ quản lý chuyên môn ĐD tại cơ quan quản lý nhà nước các cấp tỉnh, trung ương (28/28 ý kiến), có 27/28 ý kiến cần tại vị trí người quản lý hoạt động ĐD tại bệnh viện (điều dưỡng trưởng tại bệnh viện và khoa phòng điều trị).
Các vị trí này yêu cầu thạc sĩ ĐD thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc ĐD tại cơ sở, giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng việc CSSK toàn diện, giúp nâng cao các hoạt động ĐD trong bệnh viện, nguồn cán bộ nghiên cứu và đào tạo cho ĐD trình độ trung cấp, CĐ, ĐH tại cơ sở, cụ thể:
“Theo yêu cầu của CSĐT, thì các giảng viên, cán bộ hướng dẫn tại các CSGD nghề nghiệp hay ĐH phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên. Như vậy, yêu cầu thạc sĩ ĐD của các CSGD cao hơn. Còn tại các cơ sở ngoài CSGD (như cơ sở khám chữa bệnh, TTYT, cơ quan quản lý chuyên môn) khuyến khích cán bộ có trình độ sau ĐH chứ không bắt buộc trừ những người giữ vị trí trưởng nhóm, lãnh đạo, quản lý theo yêu cầu công việc” (ý kiến của cán bộ quản lý trường CĐ y tế)
“Điều dưỡng trưởng cần học chương trình thạc sĩ ĐD. Khi học nguyên tắc quản lý điều dưỡng giúp cho họ có tiếp cận tốt hơn, có lí luận hơn vững và trở thành cán bộ nguồn có thêm kiến thức để trưởng thành” (PVS, Phó Hiệu trưởng trường CĐ y tế)
“Theo cá nhân em, để phục vụ cho công tác chăm sóc cũng như tại BV thì có càng nhiều điều dưỡng trình độ sau đại học, thạc sĩ thì càng tốt hơn, họ giảng dạy nhiều nghiên cứu nhiều thì công việc thực tế của họ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế, anh chị em ngoài công tác chuyên môn thì họ tham gia rất nhiều hoạt động khác như nghiên cứu khoa học, giảng dạy chỉ đạo tuyến…. thì khối lượng công việc so với tuyến dưới nhiều hơn, tỷ lệ số điều dưỡng có trình độ SĐH cần nhiều hơn so với bình thường. ” (PVS, ĐD BV tại Hà Nội).
“Thạc sĩ điều dưỡng là người cầm lái giúp cho ĐD của BV được tốt hơn. Họ vừa làm công tác chuyên môn chăm sóc vừa làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về ĐD trong bệnh viện. Người thạc sĩ ĐD có đủ các năng lực nghiên cứu và đào tạo sẽ rất tốt vì họ vừa có kiến thức vừa có kinh nghiệm giúp cho nhóm ĐD ĐH, CĐ học hỏi thêm”. (PVS, người phụ trách ĐD BV tại Tp. HCM).
“Hiện tại, nhu cầu sử dụng thạc sĩ điều dưỡng là cần thiết. Với vị trí giảng viên đòi hỏi cán bộ phải có trình độ cao để nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Với các gị trí lãnh đạo đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn sâu để đưa ra các quyết đinh.”
(PVS, người phụ trách trường CĐ)
Căn cứ theo yêu cầu đào tạo đội ngũ giảng viên, giáo viên điều dưỡng của các cơ sở giáo dục dạy nghề và đào tạo xác định nhu cầu cần có của giảng viên, giáo viên điều dưỡng như sau:
Bảng 3.4. Thực trạng và nhu cầu đội ngũ giảng viên thạc sĩ điều dưỡng tại các cơ sở giáo dục đang đào tạo trình độ cao đẳng và đại học
ngành điều dưỡng năm 2020 CSGD đào tạo
ngành ĐD năm 2020
Số lượng CSGD
Số lượng GV trình độ thạc sĩ ngành ĐD Nhu cầu
cần có* Thực tế Nhu cầu cần bổ sung*
Trường cao đẳng ≈ 83 332 ≈200 132
Trường đại học 46 460 260 200
* Theo các quy định về số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu mở và duy trì ngành tại TT08/2012/TT-BGDĐT (đào tạo trình độ CĐ) mỗi cơ sở cần có 1 tiến sĩ và 4 thạc sĩ đúng ngành thực hiện và TT22/2017/TT-BGDĐT (đào tạo trình độ ĐH) mỗi cơ sở cần có từ 10 giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên trong đúng ngành đào tạo. Dựa theo số lượng cơ sở đào tạo và các thông số bắt buộc về đội ngũ giảng viên cơ hữu để tính ra nhu cầu cần có đối với giảng viên cơ hữu chung.
Dựa theo số lượng thực tế giảng viên cơ hữu của các cơ sở đào tạo theo báo cáo, và số nhu cầu cần có tính ra số lượng cần bổ sung của các cơ sở.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế tính đến năm 2020 đang có 83 CSGD đào tạo điều dưỡng trình độ CĐ (theo thống kê của Chi hội giáo viên Điều dưỡng – Hội Điều dưỡng Việt Nam) và 46 CSGD đào tạo trình độ ĐH (tổng hợp các quyết định cho phép đào tạo ngành ĐD của các CSGD đại học). Các cơ sở này độc lập theo hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH. Dựa theo các quy định về điều kiện mở ngành, duy trì ngành đào tạo thì với số lượng cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp đang được phép đào tạo ngành ĐD trình độ CĐ và ĐH đưa ra có sẽ cần gần 800 giảng viên ngành ĐD có trình độ thạc sĩ đúng ngành.
Xét theo số lượng giảng viên ĐD trình độ thạc sĩ đúng ngành tại công tác các CSGD nghề nghiệp và ĐH cho thấy vẫn cần 332 (hơn 330) giảng viên trình độ thạc sĩ ngành ĐD.
Căn cứ theo yêu cầu cần đào tạo bổ sung người ĐD đến năm 2025 dựa theo dân số và số người ĐD/ vạn dân (theo mục tiêu phát triển ngành [115]), chúng tôi dự kiến công thức ước tính nhu cầu đào tạo thạc sĩ ĐD giữ vai trò giáo viên/ giảng viên ĐD như sau:
P2025: dân số đến năm 2025 (đến ngày 31/12/2024 theo Tổng cục thống kê dự tính với mức sinh trung bình 0,93 là 100.770.000 dân [116])
d2025: số điều dưỡng trên vạn dân năm 2025 (theo mục tiêu đề ra 25 ĐD/ vạn dân [115])
ĐD2025: số người điều dưỡng cần có năm 2025
925 . 000 251
. 10
25 000 . 770 . 100 000
. 10
2005 2005
2005 = P xd = x =
ĐD
ĐDBS: Số người ĐD cần đào tạo bổ sung đến 2025 với 5% số người ĐD nghỉ việc hằng năm do nghỉ hưu và bỏ việc
472 .
% 113 95
530 . 131 925 . 251 )%
5 100 (
2021
2005 − =
− =
= ĐD −ĐD ĐDBS
nđt: số để thực hiện mục tiêu (tính từ năm 2021 đến 2025 là 4 năm)
Rđt: tỷ lệ sinh viên ngành ĐD trên giảng viên hoặc giáo viên theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh (15 sinh viên khối ngành sức khỏe/ giảng viên) ThS.ĐD2021: số giáo viên/ giảng viên thạc sĩ ĐD cần có năm 2021 (theo quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh)
985 . 1
% 15 105
4 472 . 113
% 105
. 2021= x = x =
R n ĐD ĐD
ThS
đt đt BS
Vậy số giáo viên/ giảng viên có trình độ thạc sĩ ĐD để đào tạo số lượng sinh viên bù đến năm 2025 là khoảng 2000 người (với 5% giảng viên nghỉ việc hằng năm)
3.1.2.1 Nhu cầu năng lực cốt lõi thạc sĩ điều dưỡng cần có
Bảng 3.5. Ý kiến tham vấn từ các giảng viên, ĐD bệnh viện và cán bộ quản lý điều dưỡng tại các bệnh viện về các nhóm năng lực
cần đưa vào giảng dạy trong CTĐT thạc sĩ ĐD (n=21) Nhóm năng lực cần có của
thạc sĩ ĐD
Người quản lý và xây dựng
chính sách (n=7)
Giảng viên ĐD (n=9)
Người quản lý hoạt động ĐD
(n=5)
Chung (n=21) Nhóm năng lực 1:
Chuyên môn ĐD 7 9 5 21
Nhóm năng lực 2:
Quản lý và phát triển nghề nghiệp chuyên môn
7 9 5 21
Nhóm năng lực 3:
Hành nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp
6 8 4 18
Nhóm năng lực 4:
Giảng dạy đào tạo và nghiên cứu khoa học
7 9 5 21
21/21 người tham gia phỏng vấn sâu đều cho rằng thạc sĩ ĐD cần có năng lực chuyên môn ĐD sâu, năng lực quản lý - phát triển nghề nghiệp và năng lực giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học, 18/21 người thấy cần có năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Bảng 3.6. Mức độ ưu tiên trong CTĐT thạc sĩ điều dưỡng của từng nhóm năng lực theo ý kiến tham vấn từ các giảng viên, ĐD bệnh viện
và cán bộ quản lý điều dưỡng tại các bệnh viện (n=21)
NHÓM NĂNG LỰC Mức độ ưu tiên
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Ưu tiên 4
Nhóm năng lực 1: Chuyên môn ĐD 7 4 5 5
Nhóm năng lực 2: Quản lý và phát
triển nghề nghiệp chuyên môn 7 9 5 0
Nhóm năng lực 3: Hành nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp
0 2 7 12
Nhóm năng lực 4: Giảng dạy đào
tạo và nghiên cứu khoa học 7 6 4 4
Kết quả bảng 3.6 cho thấy mức độ ưu tiên 1 tập trung nhiều vào nhóm năng lực 1 (chuyên môn ĐD), nhóm năng lực 2 (Quản lý và phát triển nghề nghiệp chuyên môn) và 4 (giảng dạy đào tạo và nghiên cứu khoa học); nhóm năng lực 3 (thực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp) không có người nào xếp vào ưu tiên 1.
Bảng 3.7. Nhóm năng lực ưu tiên theo ý kiến tham vấn từ các giảng viên, ĐD bệnh viện và cán bộ quản lý điều dưỡng tại các bệnh viện (n=21)
Nhóm năng lực cần có của thạc sĩ ĐD
Người quản lý và
xây dựng chính sách
(n=7)
Giảng viên ĐD (n=9)
Người quản lý hoạt động
ĐD (n=5)
Chung (n=21)
Nhóm năng lực 1: Chuyên môn ĐD
(1) 2 (2) 2 (3) 2 (4) 1
(1) 2 (2) 2 (3) 2 (4) 3
(1) 3 (2) 0 (3) 1 (4) 1
(1) 7 (2) 4 (3) 5 (4) 5 Nhóm năng lực 2: Quản lý
và phát triển nghề nghiệp chuyên môn
(1) 4 (2) 3 (3) 0 (4) 0
(1) 2 (2) 4 (3) 3 (4) 0
(1) 1 (2) 2 (3) 2 (4) 0
(1) 7 (2) 9 (3) 5 (4) 0 Nhóm năng lực 3: Hành
nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp
(1) 0 (2) 0 (3) 4 (4) 3
(1) 0 (2) 2 (3) 2 (4) 5
(1) 0 (2) 0 (3) 1 (4) 4
(1) 0 (2) 2 (3) 7 (4) 12 Nhóm năng lực 4: Giảng
dạy đào tạo và nghiên cứu khoa học
(1) 1 (2) 2 (3) 1 (4) 3
(1) 5 (2) 1 (3) 2 (4) 1
(1) 1 (2) 3 (3) 1 (4) 0
(1) 7 (2) 6 (3) 4 (4) 4 Tùy theo từng vị trí công việc mà quan điểm sắp xếp các yêu cầu năng lực có khác nhau. Người làm công tác quản lý và xây dựng chính sách chọn nhiều cho nhóm năng lực 2; người phụ trách hoạt động điều dưỡng tại đơn vị điều trị chọn nhóm năng lực 1 và người giảng viên chọn nhóm năng lực 4 vào vị trí ưu tiên (1) nhiều hơn so với các nhóm năng lực khác
Trong 3 nhóm đối tượng tham vấn và phỏng vấn sâu, không có ai xếp nhóm năng lực 3 Hành nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp vào vị trí ưu tiên thứ 1; các giảng viên xếp năng lực giảng dạy và nghiên cứu được ưu tiên đầu tiên, xong đến năng lực chuyên môn và Quản lý và phát triển nghề nghiệp chuyên môn; với các cán bộ quản lý lại ưu tiên cao với nhóm năng lực 2, sau đó là nhóm năng lực 1, tiếp theo là nhóm năng lực 4; với các điều dưỡng tại bệnh viện: nhóm được ưu tiên số 1 là nhóm năng lực 1, sau đó là nhóm năng lực 2 và nhóm năng lực 4.
Các ý kiến cụ thể như sau về năng lực cốt lõi cần đào tạo thạc sĩ ĐD:
Cần đào tạo thêm các năng lực về nghiên cứu khoa học, năng lực giảng dạy - đào tạo và thực thi pháp luật cho thạc sĩ ĐD để trở thành đầu tàu hướng dẫn, giảng dạy, quản lý ĐD lâm sàng cho các ĐD mới trong đơn vị. (PVS nữ, ĐD trưởng - Bệnh viện tại TP. HCM).
Khi có các năng lực giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học sẽ giúp họ phát triển được tốt hơn đội ngũ ĐD trẻ mới tốt nghiệp trong BV, nơi công tác, có ý thức trong việc chia sẻ kinh nghiệm thực hành, kinh nghiệm chăm sóc và cũng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tìm ra các giải pháp chăm sóc phù hợp cho người bệnh (PVS , cán bộ quản lý ĐD tại bệnh viện TƯ)
Năng lực cốt lõi cho các bạn thạc sĩ tại các vị trí khác nhau, em nghĩ cần chia 4 nhóm năng lực: (1) Năng lực chuyên môn vì dụ như hệ ngoại, hệ nội, hệ cấp cứu…;
(2) Năng lực về giảng dạy có thể giảng dạy cho các đối tượng sinh viên, học viên (người học đã có bằng đại học, CĐ, trung cấp …); (3) Năng lực NCKH: bản thân anh chị em tham gia để cải thiện năng lực chuyên môn, thực hành và (4) Năng lực quản lý: anh chị em tham gia các vị trí điều dưỡng trưởng, quản lý điều dưỡng phải làm được quản lý liên quan đến vị trí công tác. Tùy theo góc độ khác nhau thì tỷ lệ
% giữa các năng lực có thể khác nhau (PVS nam, ĐD trưởng khoa- BV tại Hà Nội)
Về chương trình đào tạo thạc sĩ ngành ĐD có một số ý kiến cụ thể: