CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Xử lý và phân tích số liệu
2.4.1. Xử lý và phân tích số liệu sẵn có
- Danh sách học viên thạc sĩ tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo được nhập bằng phần mềm excel.
- Số liệu được làm sạch và phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS ver 20.0 và excel.
2.4.2. Xử lý và phân tích thông tin định tính
Số liệu định tính được mã hóa các thông tin nghiên cứu và phân tích theo nội dung câu trả lời (“content analysis”) của đối tượng được phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.
Nhập thông tin mã hóa trên phần mềm excel để thống kê số lượng, tỷ lệ thông tin trùng lắp.
Các nội dung chính đã mã hóa và phân tích bao gồm: nhu cầu nguồn nhân lực thạc sĩ ĐD đối với các cơ sở y tế; các năng lực cốt lõi cần thiết đối với thạc sĩ ĐD; khả năng đáp ứng nhu cầu người học của các CTĐT thạc sĩ ĐD trong nước;
2.4.3. Xử lý và phân tích số liệu khảo sát định lượng
- Nhập số liệu tự động trên google form, xuất dữ liệu ra file excel và phân tích với phần mềm SPSS. Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê phân tích trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu này.
- Thang đo Renis Likert được sử dụng trong việc đo lường mức độ được giảng dạy, mức độ thành thạo và mức độ cần thiết của các thạc sĩ điều dưỡng với các năng lực đánh giá theo bộ câu hỏi nhằm xác định ý kiến, hành vi và nhận thức của cá nhân của đối tượng tham gia khảo sát (lựa chọn điểm theo từng đánh giá mức độ cá nhân) [108], [109], [110]. Sử dụng thang đo Likert có 5 mức độ theo từng thang đo mức độ:
+ Mức độ được giảng dạy là đánh giá việc được giảng dạy của các năng lực chi tiết: (1) Không được giảng dạy, (2) Được giảng dạy nhưng không đủ;
(3) Được giảng dạy ở mức trung bình; (4) Được giảng dạy đầy đủ; và (5) Được giảng dạy đầy đủ và chuyên sâu.
+ Mức độ thành thạo là khả năng thực hiện các năng lực chi tiết: (1) Rất không thành thạo, (2) Không thành thạo; (3) Tạm thành thạo; (4) Thành thạo; và (5) Rất thành thạo.
+ Mức độ cần thiết là sự cần thiết được học tập các năng lực trong chương trình đào tạo thạc sĩ: (1) Rất không cần thiết, (2) Không cần thiết; (3) Bình thường; (4) Cần thiết; và (5) Rất cần thiết.
- Sử dụng phân tích mô tả như giá trị trung bình (TB), điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ % mức độ đạt (tỷ lệ % điểm 4 và 5), đồ thị phù hợp để trình bày kết quả nghiên cứu về mức độ đào tạo, mức độ thành thạo và mức độ cần thiết về từng nhóm năng lực:
+ Số liệu trên thang điểm Likert từ 1 đến 5 các thang đánh giá:
+ Điểm đạt trong nghiên cứu này được xác định khi mức giảng dạy, thành thạo và cần thiết được đối tượng đánh giá từ điểm 4 trở lên;
+ Tỷ lệ % điểm đạt là tỷ lệ % người trả lời cho mức điểm 4 và điểm 5 cho từng mức độ đánh giá;
+ Điểm đánh giá trung bình của từng mức độ giảng dạy, mức độ thành thạo và mức độ cần thiết thực hiện chuyển đổi (lượng hóa) thang đo thứ bậc sang thang đo khoảng cách (interval scale). Với 5 mức độ đánh giá thì giá trị khoảng cách (IS) giữa các mức độ được tính theo công thức [111] (2):
Giá trị khoảng cách (IS) = điểm tối đa – điểm tối thiểu
= 5-1
= 0,8
n n
Ứng với mỗi mức độ đánh giá theo từng thang đo, khoảng cách trung bình thay đổi như sau:
Bảng 2.4. Điểm các mức độ đánh giá chung theo các thang đo Mức điểm đánh giá Ý nghĩa mức độ
1 - 1,80 Rất không đạt
1,81 - 2,60 Không đạt
2,61 - 3,40 Bình thường
3,41 - 4,20 Đạt
4,21 - 5,00 Rất đạt
Điểm trung bình mức đạt là điểm trung bình cho từng mức độ đánh giá với từng năng lực ≥ 3,41; điểm trung bình dưới mức đạt là điểm trung bình cho từng mức độ đánh giá với từng năng lực < 3,41;
Tỷ lệ % mức độ đạt yêu cầu (mức độ đạt) là tỷ lệ % điểm trung bình mức đạt.
+ Điểm trung bình chung cho toàn bộ trong nghiên cứu được tính bằng tổng điểm trung bình của từng nhóm năng lực cốt lõi chia cho số năng lực chi tiết có trong từng nhóm.
+ Điểm trung bình đánh giá mức độ ưu tiên theo 4 nhóm năng lực cốt lõi trong nghiên cứu được tính như sau:
. Mức độ ưu tiên nhất xếp thứ 1 (gán 4 điểm), mức độ ưu tiên thứ 2 (3 điểm), mức độ ưu tiên thứ 3 (2 điểm), mức độ ưu tiên thứ 4 (1 điểm).
. Áp dụng theo công thức giá trị khoảng cách (2):
Giá trị khoảng cách (IS) = điểm tối đa – điểm tối thiểu
= 4 - 1
= 0,75
n 4
Khoảng cách trung bình mức độ ưu tiên được quy đổi như sau:
Bảng 2.5. Điểm mức độ ưu tiên
Mức điểm đánh giá Ý nghĩa mức độ ưu tiên
1,00 - 1,75 Thấp
1,76 - 2,5 Trung bình
2,51 - 3,25 Cao
3,25 - 4,00 Rất cao
* Kiểm định sự khác biệt giữa các tỷ lệ và giá trị trung bình - Kiểm định sự khác biệt
+ Giữa các tỷ lệ: sử dụng kiểm định chi-square (χ2);
+ Giữa 2 giá trị trung bình của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu: áp dụng t-test;
+ Phân tích hệ số tương quan (R) và hệ số xác định (R2) để xem xét mối tương quan giữa mức độ giảng dạy và mức độ thành thạo của các nhóm năng lực;
+ Mức khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu là p<0,05 với khoảng tin cậy 95%;
- Sử dụng ANOVA test để so sánh giá trị trung bình biến định lượng từ 2 nhóm đối tượng nghiên cứu trở lên), sử dụng phép kiểm định phân tích phương sai một chiều (oneway ANOVA) [112], [113].
- Kiểm định sự khác biệt khi so sánh 2 giá trị trung bình của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu NCS đã sử dụng t-test [111], [114]. Điều kiện để chọn kiểm định như sau: Để kiểm định trung bình biến định lượng với hai nhóm giá trị của biến định tính, đặt giả thuyết H0: Không có sự khác biệt trung bình giữa hai nhóm giá trị. Phép kiểm định Independent sample t-test được sử dụng để kiểm định giả thuyết này. Kết quả kiểm định như sau:
+ Nếu Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có sự khác biệt trung bình một cách có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm giá trị.
+ Nếu Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có sự khác biệt trung bình một cách có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm giá trị.
Trước khi đánh giá có hay không sự khác biệt về trung bình thông qua kiểm định t, chúng ta cần kiểm định sự đồng nhất phương sai của hai nhóm giá trị biến định tính. Phép kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết HF-0: Không có sự khác biệt phương sai giữa hai nhóm giá trị. Trong SPSS,
các số liệu của kiểm định F được lấy từ mục Levene’s Test for Equality of Variances trong bảng Independent Samples Test. Kết quả kiểm định:
+ Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết HF-0, nghĩa là có sự khác biệt phương sai một cách có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm giá trị. Chúng ta sử dụng kết quả kiểm định t ở hàng Equal variances not
+ Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết HF-0, nghĩa là không có sự khác biệt phương sai một cách có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm giá trị. Chúng ta sử dụng kết quả kiểm định t ở hàng Equal variances assumed.
* Đánh giá và kiểm định giá trị tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (CA)
Nhóm nghiên cứu phân tích Cronbach’s Alpha để đo tính nhất quán của các năng lực chi tiết trong cùng 1 nhóm năng lực khi dùng thang đo Likert.
Để kiểm định mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố (nhân tố mẹ) nhóm nghiên cứu dùng hệ số Cronbach’s Alpha (CA). Kết quả CA cho biết, trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố và biến nào không. Kết quả CA của nhân tố mẹ tốt thể hiện rằng các biến quan sát chúng ta thống kê là rất tốt, thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ, chúng ta có một thang đo tốt cho nhân tố mẹ. Trong một thang đo (bộ công cụ, bộ câu hỏi) nếu có hệ số CA cao chứng tỏ những người được hỏi sẽ hiểu cùng một khái niệm và có câu trả lời đồng nhất, tương đương nhau, qua mỗi biến quan sát của thang đo [110], [114].
Các tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha:
- Giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha (CA).
+ 0,8 ≤ CA < 1: thang đo lường rất tốt, các kết quả từ bảng câu hỏi được thiết kế trực quan, rõ ràng, phân nhóm tốt và mẫu tốt, không có mẫu xấu.
+ 0,7 ≤ CA < 0,8: thang đo lường đạt chuẩn để thực hiện nghiên cứu.
+ 0,6 ≤ CA < 0,7: thang đo lường đủ để thực hiện nghiên cứu.
+ CA < 0,6: thang đo cho nhân tố không phù hợp, có thể do thiết kế bảng câu hỏi chưa tốt hoặc dữ liệu thu được từ khảo sát có nhiều mẫu xấu (bad sample).
- Xác định hệ số tương quan biến - tổng Corrected Item - Total correlation (CITC): từng biến quan sát khi CITC ≥ 0,3 có độ tương quan tốt trong nhóm biến quan sát của thang đo, còn các biến quan sát có hệ số <0,3 cần loại bỏ vì đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo [110], [114].