CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Quy định riêng trong nghiên cứu
- Thạc sĩ điều dưỡng là người điều dưỡng đã có bằng thạc sĩ đúng ngành điều dưỡng, với chương trình đào tạo ngành điều dưỡng trình độ thạc sĩ của cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hoặc quốc tế (chương trình liên kết đào tạo hoặc tại cơ sở nước ngoài);
- Người điều dưỡng trình độ thạc sĩ là người điều dưỡng có bằng thạc sĩ ngành điều dưỡng hoặc ngành khác như quản lý giáo dục, quản lý y tế, y tế công cộng …
2.1.1.2. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 1:
- Cơ sở giáo dục đại học đã được phép đào tạo ngành điều dưỡng trình độ thạc sĩ đến tháng 12/2020;
- Cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp được phép đào tạo ngành điều dưỡng trình độ cao đẳng, đại học đến tháng 12/2020;
- Thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học được phép đào tạo ngành điều dưỡng trình độ thạc sĩ đến tháng 12/2020 (tài liệu thứ cấp - danh sách người tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành ĐD trình độ thạc sĩ);
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu có bằng thạc sĩ ngành điều dưỡng của các cơ sở đào tạo ngành điều dưỡng trình độ đại học đến tháng 12/2020 (tài liệu thứ cấp – số lượng giáo viên/ giảng viên thạc sĩ ĐD đang dạy tại trường trung cấp, trường cao đẳng và số lượng giảng viên thạc sĩ ĐD đang dạy tại các trường đại học);
- Giảng viên giảng dạy ngành điều dưỡng của trường đại học hoặc cao đẳng; cán bộ quản lý ngành điều dưỡng thuộc Hội điều dưỡng Việt nam, Bộ Y tế và sở y tế; cán bộ phụ trách điều dưỡng bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu vào mẫu nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát định tính là giảng viên đang giảng dạy ngành điều dưỡng tại các trường đại học hoặc cao đẳng; cán bộ lãnh đạo cơ sở đào tạo điều dưỡng (lãnh đạo trường cao đẳng y tế, lãnh đạo khoa điều dưỡng trường đại học); là cán bộ quản lý công tác điều dưỡng hoặc đào tạo ngành điều dưỡng thuộc Hội điều dưỡng Việt nam, Bộ Y tế và sở y tế; là cán bộ phụ trách điều dưỡng của bệnh viện, hoặc khoa thuộc bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương sẵn sàng, đồng ý, tự nguyện tham gia cung cấp thông tin phỏng vấn sâu hoặc trả lời phiếu tham vấn;
- Danh sách thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp và được cấp bằng thạc sĩ của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam theo các Quyết định công nhận tốt nghiệp đến tháng 12/2020.
Các tiêu chuẩn loai trừ:
- Giảng viên đang giảng dạy ngành điều dưỡng tại các trường đại học hoặc cao đẳng; cán bộ lãnh đạo cơ sở đào tạo điều dưỡng (lãnh đạo trường cao đẳng y tế, lãnh đạo khoa điều dưỡng trường đại học); là cán bộ quản lý công tác điều dưỡng hoặc đào tạo ngành điều dưỡng thuộc Hội điều dưỡng Việt nam, Bộ Y tế và sở y tế; là cán bộ phụ trách điều dưỡng của bệnh viện, hoặc khoa thuộc bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương từ chối tham gia nghiên cứu;
- Danh sách thạc sĩ điều dưỡng theo Quyết định công nhận tốt nghiệp từ tháng 01/2021.
2.1.2.3. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 2:
- Các thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp đang công tác tại các cơ sở CSSK hoặc cơ sở đào tạo cán bộ điều dưỡng ở Việt Nam.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp chưa có việc làm, hoặc công tác tại các đơn vị không liên quan đến công tác CSSK hoặc đào tạo cán bộ điều dưỡng ở Việt Nam.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại các đơn vị đào tạo và sử dụng nhân lực thạc sĩ ĐD tại Việt Nam Số liệu nghiên cứu từ tài liệu thứ cấp của 4 Trường ĐH đào tạo chương trình thạc sĩ ngành ĐD có học viên tốt nghiệp đến tháng 12/2020, gồm:
Trường ĐH Y Dược TP. HCM, Trường ĐH ĐD Nam Định, Trường ĐH Y Hà Nội và Trường ĐH Thăng Long.
4 trường đại học triển khai CTĐT trình độ thạc sĩ ngành điều dưỡng có học viên tốt nghiệp đến tháng 12/2020:
(1) Trường Đại học Y Dược TPHCM (2) Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (3) Trường Đại học Y Hà Nội
(4) Trường Đại học Thăng Long 2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2021, chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2020
+ Thu thập số liệu thứ cấp từ 4 Trường ĐH trong mẫu nghiên cứu.
+ Tổng hợp thông tin, văn bản liên quan tới CĐR của các trường ĐH.
+ Nghiên cứu các năng lực cốt lõi và năng lực chi tiết từ tài liệu quốc tế, khảo sát thông tin từ các học viên chuẩn bị tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành ĐD của Trường ĐH Y Dược TP. HCM và Trường ĐH ĐD Nam Định các năm 2017 và 2018 xác định nhu cầu đào tạo các năng lực cốt lõi và chi tiết trong CTĐT thạc sỹ ngành ĐD.
+ Điều tra thử nghiệm bộ câu hỏi định lượng và bộ câu hỏi định tính.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 12/2020 đến 12/2021
+ Khảo sát bộ câu hỏi phỏng vấn sâu, phát phiếu tham vấn đánh giá thực trạng, nhu cầu đào tạo thạc sĩ ĐD, sự cần thiết và mức độ ưu tiên của các năng lực trong CTĐT thạc sĩ ĐD.
+ Khảo sát bộ câu hỏi định lượng nhằm xác định các năng lực và nhóm năng lực của thạc sĩ ĐD; đánh giá mức độ đã được giảng dạy, mức độ thành
thạo khi áp dụng và mức độ cần thiết được giảng dạy của thạc sĩ ĐD đối với các năng lực và nhóm năng lực nghiên cứu.