Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay (Trang 55 - 67)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có sử dụng phân tích số liệu thứ cấp, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

2.2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu định tính - Cỡ mẫu phỏng vấn sâu và phát vấn:

+ Phỏng vấn sâu: phỏng vấn trực tiếp 7 ĐD trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đang công tác tại các BV và một số trường cơ sở đào tạo ngành ĐD tại Hà Nội trong tháng 6 và 7 năm 2021. Tuy nhiên, theo dự kiến số lượng phỏng vấn sâu lấy ý kiến cần nhiều hơn nhưng từ tháng 7 tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát nặng, nên việc gặp mặt trao đổi trực tiếp lấy thông tin bị hạn chế, phải chuyển sang hình thức gửi phiếu tham vấn.

+ Phát vấn: do điều kiện dịch bệnh, nhóm nghiên cứu tiến hành gửi phiếu tham vấn có chủ đích tới một số cán bộ quản lý cấp Bộ Y tế và Sở Y tế, những người này đang trực tiếp thực hiện việc đào tạo và quản lý ĐD; ĐD trưởng bệnh viện và giảng viên khoa ĐD một số trường ĐH, CĐ trên toàn quốc: nhóm nghiên cứu có liên lạc trước bằng điện thoại để giải thích mục đích nghiên cứu và trao đổi để người tham vấn hiểu và tự nguyện tham gia trả lời mẫu phiếu. Do trong thời gian thực hiện phát vấn là thời gian dịch bệnh bùng phát nên số lượng trả lời hạn chế (có 21 người gửi lại phiếu trả lời trong thời gian thực hiện nghiên cứu). Một số phiếu tham vấn sau khi nhận lại, được sự đồng ý của người trả lời phiếu, nhóm nghiên cứu đã trao đổi làm rõ thêm thông tin qua điện thoại 5/21 người.

Bảng 2.1. Số lượng người tham gia phỏng vấn sâu và phát vấn Cơ quan/ tổ chức Vị trí công tác Số lượng Cơ quan quản lý ở BYT:

- Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Cục Khám chữa bệnh

Đơn vị hoạch định chính sách và

quản lý

1 2

Sở y tế Đơn vị quản lý 3

Hội Điều dưỡng Đơn vị quản lý 1

Cán bộ quản lý ĐD tại BV Đơn vị sử dụng

Đối tượng chịu tác động

9 Lãnh đạo và giảng viên của trường đào tạo

ĐD trình độ cao đẳng, đại học 12

Ngoài ra, các nội dung nhóm năng lực của thạc sĩ ĐD được thảo luận tại các hội thảo nghiên cứu đào tạo ĐD, xây dựng CTĐT thạc sĩ ĐD của Hội ĐD Việt Nam, xây dựng tiêu chuẩn người ĐD.

2.2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu định lượng

- Áp dụng theo công thức ước lượng một tỉ lệ trong quần thể, với một độ chính xác tương đối.

p x p p z

p x p z

n 2 2

2) 1 2 ( 2 2

2) 1 (

1 )

1 (

 

= −

= −

− (1)

Trong công thức (1):

 n là cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.

 Z 1- /2 = 1,96 là hệ số tin cậy 95% với mức ý nghĩa α = 0,05

 p: ước tính tỉ lệ ĐD trình độ thạc sĩ (theo nghiên cứu của tác giả Hà Lâm Chi và cộng sự, tỷ lệ ĐD hài lòng với công việc là xấp xỉ 53%

(52,9%), nhóm nghiên cứu dùng làm căn cứ với p = 0,539 [105].

Ɛ: Ước lượng sai số tương đối mong muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể, Ɛ = 0,12

Thay vào công thức (1) chúng tôi tính được cỡ mẫu cho nghiên cứu là

53 237 , 0 12 , 0

) 53 , 0 1 96 ( , 1 1

2 2 2

2 2) 1

( − = − 

= − x x

p x p z

n  

Như vậy cần có ít nhất 237 người tham gia nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành được 240 người.

- Chọn đối tượng khảo sát: người tốt nghiệp CTĐT ngành ĐD trình độ thạc sĩ.

* Chọn các thạc sĩ ĐD trả lời câu hỏi:

- Chọn người đã tốt nghiệp CTĐT ngành ĐD trình độ thạc sĩ đang công tác các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý tại Việt Nam tính đến thời gian kết thúc khảo sát (tháng 11/2021). 2.2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu định lượng

* Áp dụng theo công thức ước lượng một tỉ lệ trong quần thể, với một độ chính xác tương đối.

p x p p z

p x p

z

n 2 2

2) 1 2 ( 2 2

2) 1 (

1 )

1 (

 

= −

= −

− (1)

Trong công thức (1):

 n là cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.

 Z 1- /2 = 1,96 là hệ số tin cậy 95% với mức ý nghĩa α = 0,05

 p: ước tính tỉ lệ ĐD trình độ thạc sĩ (theo nghiên cứu của tác giả Hà Lâm Chi và cộng sự, tỷ lệ ĐD hài lòng với công việc là xấp xỉ 53%

(52,9%), nhóm nghiên cứu dùng làm căn cứ với p = 0,539 [105].

Ɛ: Ước lượng sai số tương đối mong muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể, Ɛ = 0,12

Thay vào công thức (1) chúng tôi tính được cỡ mẫu cho nghiên cứu là

53 237 , 0 12 , 0

) 53 , 0 1 96 ( , 1 1

2 2 2

2 2) 1

( − = − 

= − x x

p x p z

n  

Như vậy cần có ít nhất 237 người tham gia nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành được 240 người.

* Chọn các thạc sĩ ĐD trả lời câu hỏi:

- Chọn người đã tốt nghiệp CTĐT ngành ĐD trình độ thạc sĩ đang công tác các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý tại Việt Nam tính đến thời gian kết thúc khảo sát (tháng 11/2021).

- Áp dụng phương pháp lấy mẫu snow- ball cho nghiên cứu lấy các mẫu khó tiếp cận, hiếm và khó tìm: Số lượng thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam còn hạn chế, phân bố rộng trên toàn quốc và chưa có nghiên cứu cụ thể nên việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu khó. Tìm mẫu từ nguồn giới thiệu của mẫu đầu tiên, hoặc từ thông tín viên có mối liên hệ với đối tượng mẫu sẽ làm trung gian hỗ trợ tiếp cận mẫu nghiên cứu.

Từ một thạc sĩ điều dưỡng thuộc đối tượng nghiên cứu sẽ tiếp tục giới thiệu bộ phiếu hỏi (link google form) tới các đối tượng tiếp theo và cứ dần như vậy để đạt được số lượng cỡ mẫu đã tính toán (>240 người trả lời thì đóng link phiếu hỏi và lọc các phiếu trả lời phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu giữ lại).

2.2.3. Nội dung nghiên cứu

2.2.3.1. Nội dung nghiên cứu mục tiêu 1

+ Thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng tại các cơ sở đào tạo đã có thạc sĩ điều dưỡng tốt nghiệp: số lượng tốt nghiệp, đặc điểm chung của các thạc sĩ điều dưỡng;

+ Nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng: theo vị trí việc làm, theo đơn vị công tác tại các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp ngành điều dưỡng;

+ Mức độ ưu tiên của các năng lực cần đào tạo đưa vào chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.

2.2.3.2. Nội dung nghiên cứu mục tiêu 2

+ Mức độ được giảng dạy của các nhóm năng lực cốt lõi và năng lực chi tiết;

+ Mức độ thành thạo thực hành các nhóm năng lực cốt lõi và năng lực chi tiết;

+ Mức độ cần thiết của các nhóm năng lực cốt lõi và năng lực chi tiết;

+ Mức độ ưu tiên đưa vào chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các nhóm năng lực cốt lõi.

Các nhóm năng lực và năng lực chi tiết được chúng tôi tổng hợp dựa trên các năng lực cốt lõi và một số năng lực cụ thể của từng nhóm được xác định dựa trên tiêu chuẩn quy định về người ĐD bậc 2 quy định trong Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ĐD [48] và Bộ Chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam [18], và tham khảo một số năng lực trong quy định về năng lực cần có của thạc sĩ ĐD, ĐD thường trú do Hiệp hội các trường đào tạo ĐD của Mỹ xây dựng năm 2011 [41], các năng lực ĐD trình độ thạc sĩ, thường trú bệnh viện của Philippines [106], Thái Lan [107], [92], Singapore [66], Hongkong [67] và một số nước khác [91],[89] (Phụ lục 6). Các năng lực và nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng được xác định trong nghiên cứu gồm:

(1) Nhóm năng lực Chuyên môn ĐD (thực hành chăm sóc người bệnh) gồm 15 năng lực sau:

1.01. Khai thác tình hình bệnh tật của người bệnh và cộng đồng, lập hồ sơ bệnh án ĐD người bệnh và cộng đồng;

1.02. Đưa ra các quyết định chăm sóc ĐD phù hợp đối với người bệnh và cộng đồng;

1.03. Xác định các hoạt động chăm sóc ĐD ưu tiên cho người bệnh và cộng đồng;

1.04. Xây dựng kế hoạch chăm sóc và can thiệp ĐD phù hợp đối với từng người bệnh và cộng đồng;

1.05. Lựa chọn các hoạt động ĐD tạo sự an toàn, thoải mái cho người bệnh và cộng đồng;

1.06. Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc ĐD người bệnh và cộng đồng đúng theo các quy trình;

1.07. Sử dụng thuốc bảo đảm an toàn, hiệu quả;

1.08. Thực hiện đúng các quy trình chăm sóc, theo dõi người bệnh liên tục;

1.09. Thực hiện tốt các quy trình sơ cấp cứu và xử lý tình huống cấp cứu;

1.10. Tạo lập mối quan hệ tốt với người bệnh, gia đình người bệnh và đồng nghiệp;

1.11. Hành vi giao tiếp tốt với người bệnh và gia đình người bệnh;

1.12. Ứng dụng công nghệ thông tin để liên lạc với người bệnh và gia đình người bệnh để thực hiện các biện pháp chăm sóc người bệnh liên tục;

1.13. Cung cấp thông tin cần thiết, hiệu quả và phù hợp cho người bệnh và gia đình người bệnh về tình hình sức khoẻ người bệnh; cho cộng đồng về tình hình sức khoẻ cộng đồng;

1.14. Xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng;

1.15. Phối hợp hiệu quả với các thành viên trong nhóm chăm sóc (bác sỹ, ĐD viên, các nhân viên chăm sóc người bệnh và cộng đồng.

(2) Nhóm năng lực Quản lý và phát triển nghề nghiệp chuyên môn gồm 10 năng lực sau:

2.01. Tổ chức quản lý, ghi chép và sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định;

2.02. Tổ chức quản lý hoạt động chăm sóc người bệnh (trong bệnh phòng và khoa phòng) và cộng đồng theo kế hoạch chăm sóc và quy định cả về kiểm soát nhiễm khuẩn và vệ sinh phòng bệnh;

2.03. Tổ chức quản lý, vận hành và sử dụng các trang thiết bị y tế của đơn vị có hiệu quả;

2.04. Sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài chính) hợp lý để chăm sóc người bệnh hiệu quả;

2.05. Thiết lập môi trường làm việc an toàn và hiệu quả;

2.06. Xây dựng quy trình chăm sóc chất lượng và quản lý nguy cơ trong phạm vi đơn vị công tác;

2.07. Thực hiện các nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng;

2.08. Duy trì và phát triển năng lực cho bản thân và đồng nghiệp;

2.09. Sử dụng và phát triển ngoại ngữ chuyên ngành điều dưỡng;

2.10. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức, quản lý và chăm sóc người bệnh và cộng đồng.

(3) Nhóm năng lực Hành nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp gồm 3 năng lực sau:

3.01. Hành nghề theo các quy định của pháp luật;

3.02. Hành nghề theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp;

3.03. Kỹ năng xây dựng chính sách trong lĩnh vực ĐD.

(4) Nhóm năng lực giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học gồm 10 năng lực sau:

4.01. Am hiểu về các nguyên lý, quy trình và các mô hình giáo dục để thiết kế chương trình đào tạo và giá trị của giáo dục người lớn;

4.02. Thiết kế, thực hiện, giám sát và quản lý chương trình đào tạo dựa trên các mô hình giáo dục đúng đắn, các nguyên tắc và bằng chứng tốt nhất;

4.03. Thúc đẩy làm việc nhóm và tăng cường hợp tác giữa các nhà giáo dục sức khoẻ và thực hành lâm sàng;

4.04. Phát triển chính sách giáo dục ĐD, quy trình ĐD và đưa các quyết định ĐD;

4.05. Quản lý và đánh giá chương trình đào tạo ĐD và khả năng học tập của sinh viên;

4.06. Kỹ năng về lãnh đạo, quản lý hệ thống để định hướng chương trình đào tạo ĐD trong tương lai;

4.07. Xác định vấn đề ưu tiên nghiên cứu trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Thiết lập kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; Xây dựng công cụ thu thập thông tin; Thu thập số liệu đảm bảo chính xác và tin cậy;

4.08. Xây dựng kế hoạch triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức thực hiện nghiên cứu, và viết báo cáo đề tài nghiên cứu, trình bày kết quả nghiên cứu;

4.09. Áp dụng các kết quả nghiên cứu mới vào quá trình thực hành chuyên môn.

4.10. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dựa trên bằng chứng đáp ứng nhu cầu CSSK của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Các năng lực cốt lõi này đã được xin ý kiến một số giảng viên xây dựng CTĐT Trường ĐH ĐD Nam Định và Trường ĐH Y Dược TPHCM năm 2018 và 2020 trước khi thực hiện khảo sát.

2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu

* Mục tiêu 1: Mô tả nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay

Bảng 2.2. Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu đối với mục tiêu 1

Nhóm

biến số Biến số Chỉ số

Phương pháp TTSL Thực trạng

CSĐT ĐD thạc sĩ đến năm 2020

Số lượng CSĐT có học viên thạc sĩ ĐD tốt nghiệp đến 12/2020

Số lượng và Tỷ lệ % thạc sĩ ĐD tốt nghiệp tại mỗi CSĐT

Phân tích số liệu thứ cấp Số lượng và Tỷ lệ % thạc sĩ ĐD tốt nghiệp từng khóa đào tạo Đặc điểm

chung thạc sĩ ĐD tốt nghiệp từ các CSĐT

Giới tính Số lượng và tỷ lệ % theo giới của từng CSĐT

Tuổi tốt nghiệp trung bình chung và theo từng CSĐT

Tuổi TB và độ lệnh chuẩn (SD) + Chung

+ Theo từng CSĐT Nhu cầu

đào tạo thạc sĩ ĐD

Nhu cầu thạc sĩ điều dưỡng tại tại các CSGD

Số lượng thạc sĩ ĐD hiện đang công tác tại các CSGD (ĐH và CĐ) Số lượng thạc sĩ ĐD cần có của các CSGD tại thời điểm hiện tại Số lượng thạc sĩ ĐD cần bổ sung

Số liệu thứ cấp

Nhóm

biến số Biến số Chỉ số

Phương pháp TTSL Nhu cầu các năng lực cần

đào tạo đối với thạc sĩ ÐD

Số lượng người quản lý, người ĐD trưởng, giảng viên ĐD về các năng lực cần có

Số liệu định tính Mức độ ưu

tiên trong đào tạo với các nhóm năng lực

Ý kiến của người quản lý và sử dụng nhóm năng lực

Số lượng người ưu tiên đưa các nhóm năng lực vào trong CTĐT

Số liệu định tính Mức độ ưu tiên của từng

nhóm năng lực

Số lượng người ưu tiên đưa từng nhóm năng lực vào trong CTĐT Số lượng từng mức ưu tiên theo từng nhóm đối tượng quản lý, sử dụng năng lực

* Mục tiêu 2: Đánh giá các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Bảng 2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu đối với mục tiêu 2

Nhóm

biến số Biến số Chỉ số

Phương pháp TTSL

Đặc điểm chung đối

tượng nghiên cứu

Giới tính Tỷ lệ % giới tính

Phiếu khảo sát

định lượng Tuổi trung bình Tuổi TB chung và độ lệnh

chuẩn (SD) Tuổi tốt nghiệp thạc sĩ

Thâm niên công tác (năm)

Số năm tốt nghiệp TB Độ lệch chuẩn (SD) Số năm nhỏ nhất- lớn nhất

Vị trí công việc hiện tại (trong và ngoài CSGD)

Số lượng và Tỷ lệ thạc sĩ ĐD tại từng vị trí công việc

Nhiệm vụ công việc chính

Số lượng và tỷ lệ % vị trí công việc chính (giảng dạy/ đào tạo; quản lý điều hành; ĐD và ĐD chuyên sâu tại BV)

Nhóm

biến số Biến số Chỉ số

Phương pháp TTSL Mức độ hài lòng:

+ Với công việc + Với đồng nghiệp

Tỷ lệ % theo từng mức độ hài lòng

Đánh giá về mức độ được giảng

dạy từng nhóm năng

lực chung và theo vị trí

công tác (trong và

ngoài CSGD) của

đối tượng nghiên cứu

Mức độ được giảng dạy cho nhóm năng lực chuyên môn ĐD (15 NLCT)

Điểm đánh giá TB từng năng lực và điểm trung bình nhóm

Tỷ lệ % mức độ đạt từng năng lực chi tiết

Điểm đánh giá TB từng NL chi tiết theo nhóm đối tượng

ANOVA test và giá trị p

Phiếu khảo sát

định lượng Mức độ được giảng dạy cho

nhóm năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp chuyên môn (10 NLCT)

Mức độ được giảng dạy cho nhóm năng lực hành nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp (3 NLCT)

Mức độ được giảng dạy cho nhóm năng lực giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học (10 NLCT)

Mức độ giảng dạy từng nhóm năng lực theo vị trí công việc

Điểm đánh giá TB từng nhóm NL theo nhóm vị trí công việc

Tỷ lệ % mức độ đạt từng nhóm NL

ANOVA test và giá trị p

Đánh giá về mức độ thành thạo thực hiện các năng lực theo từng nhóm năng lực

Ðánh giá về mức độ thành thạo thực hiện các năng lực trong nhóm năng lực chuyên môn ĐD (15 NLCT)

Điểm đánh giá TB Tỷ lệ % mức độ đạt từng NL chi tiết

Tỷ lệ % điểm đánh giá theo thang điểm

Phiếu khảo sát định lượng Ðánh giá về mức độ thành

thạo thực hiện các năng lực trong nhóm năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp chuyên môn (10 NLCT) Ðánh giá về mức độ thành thạo thực hiện các năng lực trong nhóm năng lực hành

Nhóm

biến số Biến số Chỉ số

Phương pháp TTSL nghề - xây dựng chính sách

pháp luật và đạo đức nghề nghiệp (3 NLCT)

Ðánh giá về mức độ thành thạo thực hiện các năng lực trong nhóm năng lực giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học (10 NLCT)

Mối tương quan giữa mức độ thành thạo và mức độ được giảng dạy của 4 nhóm năng lực

Hệ số tương quan (R) Hệ số xác định (R2)

Đánh giá về mức độ cần thiết của các năng lực theo từng nhóm năng lực

Ðánh giá về mức độ cần thiết của các năng lực thuộc nhóm năng lực chuyên môn ĐD (15 NLCT)

Điểm đánh giá TB và độ lệch chuẩn từng năng lực Tỷ lệ % cho từng năng lực

Điểm đánh giá TB và độ lệch chuẩn từng năng lực theo vị trí công tác Hệ số tương quan biến - tổng Corrected Item - Total correlation (CITC) Cronbach’s alpha (CA) của nhóm năng lực

Phiếu khảo sát định lượng Ðánh giá về mức độ cần thiết

của các năng lực thuộc nhóm năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp chuyên môn (10 NLCT)

Ðánh giá về mức độ cần thiết của các năng lực thuộc nhóm năng lực hành nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp (3 NLCT)

Ðánh giá về mức độ được giảng dạy cho nhóm năng lực giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học (10 NLCT) Ðánh giá mức độ cần thiết chung của từng nhóm năng lực theo vị trí công việc

Điểm TB chung và độ lệch chuẩn

Tỷ lệ % mức độ đạt Giá trị p

Mức độ ưu tiên trong

Mức độ ưu tiên của từng nhóm năng lực

Tỷ lệ % trả lời mức độ ưu tiên đào tạo từng năng lực

Phiếu khảo sát

Một phần của tài liệu Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)