Các nhóm năng lực bao gồm chuyên môn ĐD; quản lý và phát triển nghề nghiệp chuyên môn; hành nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp; giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.8 về đặc điểm chung của đối tượng cho thấy, tuổi trung bình chung của đối tượng nghiên cứu là 35,9 ± 4,8 (từ 27 đến 49 tuổi), với tuổi tốt nghiệp thạc sĩ TB là 32,6 ± 4,8 và số lượng nữ thạc sĩ ĐD cao gần gấp 4 lần số nam. Điều này phù hợp với tình trạng sinh viên tham gia học tập chương trình đào tạo cử nhân ĐD tại các trường ĐH có số sinh viên nữ nhiều hơn 10 lần số sinh viên nam [126] cũng như đặc điểm chung của nghề ĐD trên thế giới [121] và phần mô tả chung đặc điểm thạc sĩ ĐD ở trên đã nêu.
Thâm niên công tác TB của thạc sĩ ĐD tham gia khảo sát là 12,8 ± 4,8 năm (từ 4 đến 33 năm).
Hơn 70% người tham gia trả lời phiếu đang công tác tại trong CSGD.
Trong đó tỷ lệ nam giới công tác ngoài CSGD cao hơn trong CSGD (biểu đồ 3.2), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tương xứng với nhiệm vụ chính của người trả lời là: 80% công tác đào tạo giảng dạy, 30% giữ công
tác quản lý điều hành, 27,5% làm công tác ĐD chung và 10,8% công tác điều ĐD chuyên sâu.
Kết hợp kết quả thu thập đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu cho thấy biên độ thâm niên công tác và tuổi tốt nghiệp của thạc sĩ ĐD khá rộng từ 4 đến 33 năm và từ 27 đến 49 tuổi cho thấy nhu cầu học tập nâng cao trình độ của họ rất lớn. Thêm với vị trí việc làm cho thấy rất phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của giảng viên, giáo viên giảng dạy chương trình đào tạo ngành ĐD trình độ ĐH, CĐ do Bộ GD-ĐT quy định năm 2017 [52] và nhu cầu trở thành các “máy cái” để phát triển ngành ĐD ở Việt Nam. Theo phân tích công việc cụ thể, có nhiều đối tượng nghiên cứu tuy đang công tác ngoài CSGD nhưng vẫn có 1 phần thời gian thực hiện công tác giảng dạy.
Điều này cũng phù hợp với kết quả thu thập chung về tình hình đào tạo thạc sĩ ĐD của các CSĐT trong thời gian qua tại phần 4.1 đó là số học viên tham gia học CTĐT thạc sĩ ĐD đang công tác trong CSGD chiếm 2/3 số học viên đã khai báo đơn vị công tác với CSĐT.
Khi xem xét về ý kiến đánh giá môi trường làm việc (độ hài lòng của người được khảo sát với công việc và đồng nghiệp) (biểu đồ 3.3) chúng tôi thấy có hơn 70% đối tượng nghiên cứu trả lời hài lòng và rất hài lòng với công việc hiện tại cũng như đồng nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có 2,5% người trả lời không hài lòng và rất không hài lòng với công việc và 1,7% người trả lời rất không hài lòng và không hài lòng với đồng nghiệp. Tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng trong nghiên cứu cao hơn tỷ lệ hài lòng chung của ĐD và HS với công việc (gồm Chức vụ công tác, tuyến bệnh viện công tác, khoa làm việc hiện tại, thu nhập trung bình hàng tháng từ bệnh viện) trong nghiên cứu của Hà Lâm Chi và đồng nghiệp năm 2015 [105].
4.2.2. Thực trạng mức độ được giảng dạy một số nhóm năng lực của thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp
* Đánh giá nhóm năng lực chuyên môn chăm sóc:
Nhóm năng lực chuyên môn chăm sóc trong nghiên cứu bao gồm 15 năng lực chi tiết đó là (1) Kỹ năng khai thác tình hình bệnh tật của người bệnh và cộng đồng, lập hồ sơ bệnh án ĐD người bệnh và cộng đồng; (2) Đưa ra các quyết định chăm sóc ĐD phù hợp đối với người bệnh và cộng đồng; (3) Xác định các hoạt động chăm sóc ĐD ưu tiên cho người bệnh và cộng đồng; (4) Xây dựng kế hoạch chăm sóc và can thiệp ĐD phù hợp đối với từng người bệnh và cộng đồng; (5) Lựa chọn các hoạt động ĐD tạo sự an toàn, thoải mái cho người bệnh và cộng đồng; (6) Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc ĐD người bệnh và cộng đồng đúng theo các quy trình; (7) Sử dụng thuốc bảo đảm an toàn, hiệu quả; (8) Thực hiện đúng các quy trình chăm sóc, theo dõi người bệnh liên tục; (9) Thực hiện tốt các quy trình sơ cấp cứu và xử lý tình huống cấp cứu; (10) Tạo lập mối quan hệ tốt với người bệnh, gia đình người bệnh và đồng nghiệp; (11) Hành vi giao tiếp tốt với người bệnh và gia đình người bệnh; (12) Ứng dụng công nghệ thông tin để liên lạc với người bệnh và gia đình người bệnh để thực hiện các biện pháp chăm sóc người bệnh liên tục;
(13) Cung cấp thông tin cần thiết, hiệu quả và phù hợp cho người bệnh và gia đình người bệnh về tình hình sức khoẻ người bệnh; cho cộng đồng về tình hình sức khoẻ cộng đồng; (14) Xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, GDSK cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng; (15) Phối hợp hiệu quả với các thành viên trong nhóm chăm sóc (bác sỹ, điều dưỡng viên, các nhân viên chăm sóc người bệnh và cộng đồng. Các năng lực chi tiết trong nhóm năng lực này sẽ giúp người ĐD đủ thực hiện các hoạt động chăm sóc người bệnh và cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cũng như CSSK người dân. Các nội dung giảng dạy, hướng dẫn về năng lực này đều được lồng ghép trong các học phần từ cơ bản đến chuyên sâu vào từng hoạt động
chăm sóc cụ thể. Theo ý kiến của các thày cô trong các buổi thảo luận về xây dựng chương trình ngành ĐD thì các năng lực này cần phải được xây dựng cụ thể hơn, và có các phương pháp đánh giá mức hiểu biết của sinh viên, học viên sau mỗi nhóm nội dung chuyên môn cụ thể.
Theo kết quả từ phiếu điều tra cho thấy mức độ giảng dạy của các năng lực chuyên môn ĐD được đối tượng nghiên cứu đánh giá mức điểm trung bình từ 3,7 đến 4,2; tỷ lệ trả lời mức độ đạt từ 63,8% đến 83,8%; 4/15 năng lực có điểm trung bình dưới 4,0 (gồm năng lực 1.01, 1.07, 1.09 và 1.12).
Khi phân tích theo đơn vị công tác có một số điểm khác biệt về điểm trung bình mức độ giảng dạy của các năng lực này giữa nhóm ngoài CSGD và trong CSGD. Phần lớn, điểm trung bình các năng lực theo các mức độ khảo sát của ngoài CSGD cao hơn hoặc bằng nhóm trong CSGD nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
Điều này cũng phù hợp với một số ý kiến trong phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm xây dựng CTĐT. Các năng lực chi tiết trong nghiên cứu đều tích hợp từ các nhóm chuẩn năng lực người ĐD Việt Nam, các năng lực thiết yếu của tổ chức ĐD Mỹ [41], từ các yêu cầu năng lực của Philippines [71], và Thái Lan [72] (Phụ lục 6 ma trận tổng hợp). Những năng lực chi tiết này khi xây dựng là mong muốn người ĐD dần hòa nhập được với các yêu cầu chung của quốc tế. Các năng lực chi tiết này thường được tích hợp trong các nội dung của bài giảng của toàn khóa như các bài về ĐD cơ bản, thực hành điều dưỡng… của CTĐT chứ không phải từng nội dung chuyên biệt cụ thể.
* Đánh giá nhóm năng lực về Quản lý- phát triển nghề nghiệp chuyên môn:
Năng lực quản lý - phát triển nghề nghiệp chuyên môn của người ĐD là một yếu tố quan trọng để tận dụng mọi nguồn lực tại khoa và BV để phục vụ và chăm sóc người bệnh. Nhóm năng lực này gồm 10 năng lực chi tiết (1) Tổ chức quản lý, ghi chép và sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định; (2) Tổ chức quản lý hoạt động chăm sóc người bệnh (trong bệnh phòng và khoa phòng) và
cộng đồng theo kế hoạch chăm sóc và quy định cả về kiểm soát nhiễm khuẩn và vệ sinh phòng bệnh; (3) Tổ chức quản lý, vận hành và sử dụng các trang thiết bị y tế của đơn vị có hiệu quả; (4) Sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài chính) hợp lý để chăm sóc người bệnh hiệu quả; (5) Thiết lập môi trường làm việc an toàn và hiệu quả; (6) Xây dựng quy trình chăm sóc chất lượng và quản lý nguy cơ trong phạm vi đơn vị công tác; (7) Thực hiện các nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng; (8) Duy trì và phát triển năng lực cho bản thân và đồng nghiệp; (9) Sử dụng và phát triển ngoại ngữ chuyên ngành ĐD; (10) Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức, quản lý và chăm sóc người bệnh và cộng đồng.
Qua kết quả khảo sát (bảng 3.11) cho thấy, mức độ giảng dạy của các năng lực này được đánh giá mức điểm trung bình từ 3,55 đến 4,46; tỷ lệ trả lời mức độ đạt từ 60,4% đến 92,9%; các năng lực có điểm trung bình trên mức điểm đạt (> 4,0) gồm các năng lực năng lực 2.05; năng lực 2.07; và năng lực 2.08. Năng lực có tỷ lệ đánh giá mức điểm đạt cao nhất đối với mức độ giảng dạy là 2.07. Các năng lực chi tiết khác thuộc nhóm năng lực này có điểm trung bình dưới 4,0 ở thang đánh giá về mức độ được giảng dạy.
Khi so sánh giữa 2 nhóm đối tượng khảo sát theo vị trí việc làm chúng tôi thấy: năng lực 2.09 có điểm trung bình của nhóm ngoài CSGD thấp hơn của nhóm trong CSGD, còn lại các năng lực khác có điểm trung bình đánh giá của nhóm ngoài CSGD cao hơn hoặc bằng của nhóm trong CSGD. Đây là điểm thiệt thòi nhiều đối với nhân lực ĐD hiện nay. Năng lực sử dụng và phát triển ngoại ngữ chuyên môn cũng là 1 trong một số năng lực cụ thể được một số chuyên gia đề nghị đưa vào ưu tiên đào tạo khác. Việc có ngoại ngữ đặc biệt ngoại ngữ về chuyên ngành sẽ là cơ hội cho người lao động tham khảo các tài liệu chuyên biệt, trao đổi thông tin với các chuyên gia quốc tế, học tập và phát triển thêm nghề nghiệp chuyên môn. Năng lực
này cũng đã được đề cập trong năng lực sau khi tốt nghiệp trình độ thạc sĩ chung [104], [82].
Theo thiết kế các năng lực chi tiết và giống như nhóm năng lực chuyên môn chăm sóc, những năng lực chi tiết thuộc nhóm năng lực quản lý - phát triển nghề nghiệp chuyên môn khi xây dựng là mong muốn người ĐD dần hòa nhập được với các yêu cầu chung của quốc tế. Các năng lực chi tiết này thường cũng được tích hợp trong các nội dung giảng dạy cụ thể như các bài về ĐD cơ bản, thực hành ĐD… của CTĐT chứ không thành các nội dung chuyên biệt cụ thể. Chính vì vậy, điểm đánh giá về mức độ giảng dạy chung của nhóm thấp hơn điểm mức độ cần thiết và mức độ thành thạo. Theo ý kiến của một cán bộ quản lý kiêm giảng viên ngành ĐD, “các yêu cầu năng lực này phụ thuộc nhiều vào vị trí việc làm mà họ được giao; đối với người ĐD giữ vị trí quản lý sẽ yêu cầu năng lực này cao hơn”. Tuy nhiên, trong các năng lực chi tiết kèm nhóm năng lực này, cho thấy các yêu cầu về năng lực quản lý - phát triển nghề nghiệp chuyên môn gắn liền với từng người ĐD để thực hiện tốt công tác chăm sóc NB hơn, quản lý tốt thời gian, năng suất công việc cá nhân, tập thể. Đối với người trưởng nhóm, thực hiện vị trí quản lý nhóm nhỏ, đơn vị thì năng lực này rất cần thiết. Đối với người giữ vị trí giảng dạy thì càng phải nắm vững các năng lực chi tiết để truyền đạt được cho người học, phát triển các năng lực thiết yếu về quản lý - phát triển nghề nghiệp chuyên môn cho nguồn nhân lực ĐD thế hệ tương lai.
* Đánh giá nhóm năng lực về Hành nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp:
Nghề y đòi hỏi trách nhiệm kép đối với người hành nghề vừa phải giỏi chuyên môn (y nghiệp) vừa phải như mẹ hiền (y đức). Y đức vừa có bản chất luật pháp và đạo lý. Y đức với chức năng là luật luân lý giúp người ĐD nhận thức những cái tốt, cái đúng, cái cần thiết và xác định cả cái sai giúp để đưa ra các quyết định có phù hợp với đặc thù nghề nghiệp khi hành nghề. Hiện tại
vấn đề y đức cũng được đưa vào Luật khám bệnh chữa bệnh cũng như trong một số quy chế của Bộ Y tế và trở thành yêu cầu bắt buộc đối với BS, thầy thuốc, người ĐD phải thực hiện trong quá trình hành nghề. Chính vì vậy các kỹ năng, năng lực về hành nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của người ĐD rất quan trọng. Nhóm năng lực này gồm 3 năng lực chi tiết sau (1) Hành nghề theo các quy định của pháp luật; (2) Hành nghề theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp; (3) Kỹ năng xây dựng chính sách trong lĩnh vực ĐD.
Mức độ giảng dạy của các năng lực này được đánh giá mức điểm trung bình từ 3,77 đến 4,15; tỷ lệ trả lời mức độ đạt từ 69,6% (năng lực 3.03) đến 83,8% (năng lực 3.02); các năng lực có điểm trung bình dưới điểm đạt (< 4,0) gồm năng lực 3.02 và 3.03. Năng lực số 3.01 và 3.03 có điểm trung bình dưới điểm đạt ở thang đánh giá về mức độ được giảng dạy.
Điểm trung bình về mức độ giảng dạy của các năng lực thuộc nhóm năng lực 3 hành nghề - xây dựng chính sách pháp luật và đạo đức nghề nghiệp phân theo vị trí công tác từ 3,8 đến 4,2; năng lực 3.01 và 3.03 có điểm trung bình của nhóm ngoài CSGD thấp hơn của nhóm trong CSGD, năng lực 3.02 điểm trung bình đánh giá của nhóm ngoài CSGD cao hơn nhóm trong CSGD; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (bảng 3.12).
Điều này phù hợp với các ý kiến của nhóm thạc sĩ ĐD và giảng viên CTĐT thạc sĩ ĐD. Các năng lực về xây dựng chính sách, hành nghề theo chính sách và pháp luật vẫn chưa được quan tâm nhiều so với các yêu cầu năng lực chuyên môn, đào tạo-giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cũng như năng lực quản lý. Theo biểu đồ 3.12 về phân bố mức độ ưu tiên cũng thấy rõ, nhóm năng lực này chưa được quan tâm nhiều. Khi trao đổi kỹ với các giảng viên kiêm cán bộ quản lý các cơ sở thì thấy rằng trong nhóm cán bộ xây dựng chính sách, người ĐD hiện tại vẫn chỉ là số lượng ít, chủ yếu là các cán bộ bên nhóm BS và pháp luật thực hiện. Tính theo tỉ lệ % thì tại cơ quan quản lý
và trên toàn hệ thống y tế số cán bộ ĐD rất thấp. Với chương trình đào tạo các trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chỉ tập trung vào chuyên môn nên bản thân người ĐD đang công tác tại các cơ quan quản lý chưa được hiểu sâu về vấn đề xây dựng chính sách pháp luật. Còn nói chung về cả hệ thống y tế thì vấn đề này cũng chưa được quan tâm nhiều. Bên cạnh đó, thực tế tại nhiều cơ sở sử dụng thì người ĐD vẫn được coi là “phụ tá” của BS, chưa có nhiều “tiếng nói” trong đơn vị. Tuy nhiên, theo các ý kiến phỏng vấn sâu, lấy ý kiến các cán bộ lãnh đạo khoa phòng, người quản lý ĐD tại BV thì nội dung này chưa được đánh giá cần thiết nhiều ngoài nội dung đạo đức nghề nghiệp. Như đã biết, đối với người ĐD ngoài chuẩn đạo đức người ĐD Việt Nam, lời thề Hipocrate, lời thề Florence Nightingale, yêu cầu người ĐD phải có đạo đức hành nghề riêng. Theo một số nghiên cứu quốc tế, đạo đức ĐD cũng như các kỹ năng xây dựng chính sách cần được đưa vào trong CTĐT thạc sĩ ĐD [89]
* Đánh giá nhóm năng lực về giảng dạy đào tạo, nghiên cứu khoa học:
Hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo giúp phổ biến các kinh nghiệm chăm sóc, các tình huống lâm sàng được phát hiện ra trong quá trình CSSK tại đơn vị, cũng giúp phát triển các kỹ năng áp dụng thực hành dựa trên bằng chứng (Evidence Based Practice - EBP). Người ĐD có các năng lực nghiên cứu và đào tạo giúp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm xử lý tình huống hay phát triển các kỹ thuật chăm sóc tốt với đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị, cũng như thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực ĐD. Ngoài chăm sóc người bệnh tại cơ sở điều trị, các hoạt động chăm sóc nâng cao sức khỏe tại cộng động cũng cần được nghiên cứu, chia sẻ. Nhiều nghiên cứu quốc tế cũng cho thấy năng lực nghiên cứu và đào tạo của người ĐD có trình độ sau đại học là rất cần thiết. Tuy nhiên, các tác giả đã nhận thấy rằng vẫn còn một khoảng cách giữa lý thuyết (kiến thức được tạo ra thông qua nghiên cứu) và thực hành (việc sử dụng bằng chứng). Trong nghiên cứu này, có 10 năng lực