Chỉ tiêu đánh giá kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại kho bạc nhà nước hà đông (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại Kho bạc Nhà nước

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục bao gồm:

1.2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

a. Tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ chi theo dự toán chi thường xuyên NSNN được giao

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoàn thành của các nhiệm vụ chi thường xuyên so với dự toán chi thường xuyên được giao. Thông qua chỉ tiêu này, cho thấy kết quả hoạt động chi thường xuyên tại KBNN. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy hoạt động chi thường xuyên tại KBNN chưa mang lại hiệu quả cao, các đơn vị chưa hoàn thành các nhiệm vụ chi theo dự toán giao.

b. Số dư tạm ứng chi thường xuyên so với tổng chi thường xuyên bình quân

Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của KSC thường xuyên NSNN. KBNN thực hiện tạm ứng đối với những khoản chi NSNN mà đơn vị sử dụng NSNN chƣa có đủ điều kiện để thanh toán trực tiếp. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng KSC thường xuyên tại KBNN chưa manglại hiệu quả cao, để xảy ra tình trạng số dƣ tạm ứng quá lớn. Đây chính là việc các ĐVSDNS chiếm dụng vốn NSNN. Do đó, để khắc phục đƣợc điều này, KBNN cần phải theo dõi chặt chẽ, quản lý các khoản tạm ứng để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thanh toán các khoản tạm ứng theo đúng thời gian quy định.

c. Tỷ lệ số chi thường xuyên KBNN từ chối thanh toán so với tổng số chi thường xuyên

Chỉ tiêu này phản ánh về việc chấp hành các chế độ, quy định của văn bản pháp luật về chi thường xuyên NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN tại KBNN.

KBNN thực hiện từ chối thanh toán khi phát hiện các khoản chi thường xuyên sai chế độ, quy định phápluật.

d. Số hồ sơ KBNN đã giải quyết thanh toán

Trong đó, quy mô so sánh có thể là trong một đơn vị thời gian (chẳng hạn trong 1 tháng, hay 1 năm), hoặc trên đơn vị nhân viên trong khoảng thời gian đó.

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất làm việc của KBNN trong việc thực hiện giải quyết các hồ sơ, chứng từ của các đơn vị sử dụng NSNN. Tỷ lệ này càng cao cho thấy giao dịch viên tại KBNN đã thực hiện giải ngân vốn NSNN một cách nhanh chóng, kịp thời không để tình trạng tồn đọng nhiều hồ sơ, chứng từ chƣa tiếp nhận xử lý.

1.2.3.2. Chỉ tiêu định tính a. Tính thống nhất

Hệ thống KBNN đƣợc tổ chức, chỉ đạo, điều hành thống nhất từ cấp trung ương đến cấp quận, huyện và tương đương. Do vậy, thống nhất quản lý là nguyên

tắc không thể bỏ qua trong quản lý chi NSNN qua KBNN.Thống nhất quản lý trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN chính là việc tuân thủ một khuôn khổ chung từ việc tổ chức tiếp nhận dự toán của các đơn vị, thực hiện kiểm soát chi, kế toán, thanh toán, xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

b. Tính trách nhiệm

Tính trách nhiệm bao gồm trách nhiệm có tính chất nội bộ và trách nhiệm ra bên ngoài. Trách nhiệm nội bộ bao gồm trách nhiệm của cấp dưới với cấp trên, với người giám sát, kiểm tra ngân sách trong nội bộ Nhà nước. Trách nhiệm ra bên ngoài là trách nhiệm đối với ĐVSDNS, các đối tượng thụ hưởng ngân sách đối với các quyết định của cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách qua KBNN.

Thực hiện tiêu chí này sẽ đảm bảo tính hợp pháp, trung thực, khách quan, an toàn, chính xác và trách nhiệm giải trình của KBNN đối với các khoản chi, số liệu chi NSNN.

c. Tính hiệu quả

Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả, bởi vì nó là nguồn lực của đất nước, trong đó chủ yếu là tiền của và công sức lao động do nhân dân đóng góp, do đó không thể chi tiêu một cách lãng phí. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.

Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, chống các hiện tƣợng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy đƣợc vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN. Đặc biệt, theo Luật NSNN quy định, hệ thống KBNN chịu trách nhiệm kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếp từng khoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Nhà nước giao, góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính.

d. Tính công khai, minh bạch

Công khai, minh bạch là nguyên tắc có tính chi phối và ngự trị trong tất cả các hoạt động về NSNN. Công khai, minh bạch trong quản lý chi NSNN là điều kiện không thể thiếu để hệ thống KBNN tiếp thu trí tuệ của nhân dân đóng góp cho hoạt động quản lý và đó cũng là yêu cầu cần thiết để các cơ quan chức năng của Nhà nước, khách hàng của KBNN tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN. Thực hiện tiêu chí này, đòi hỏi các KBNN phải công khai rõ ràng tại nơi giao dịch các quy trình, thủ tục trong công tác quản lý chi NSNN, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung, thời hạn kiểm soát, cũng nhƣ trách nhiệm về tính trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời của các báo cáo và giải trình số liệu về chi NSNN; đồng thời đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận nghiệp vụ và cán bộ có liên quan trong hoạt động quản lý chi NSNN qua KBNN.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại kho bạc nhà nước hà đông (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)