CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ ĐÔNG
3.1. MỤC TIÊU HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ ĐÔNG
Sự nghiệp giáo dục là của toàn dân, các cấp Đảng và chính quyền, các ngành.
Xã hội hoá việc học, duy trì và phát huy tự học trong nhân dân cán bộ và đảng viên là việc tất yếu mà Đảng và nhân dân nhất thiết phải làm. Song, sự nghiệp giáo dục chỉ có thể đạt được những thành tựu cao khi Nhà nước tập trung các nguồn lực, nhân dân đồng tình ủng hộ đóng góp và sự tham gia của các tổ chức xã hội, sự hợp tác và liên kết quốc tế có hiệu quả. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục cũng còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng được sự tăng nhanh của sự nghiệp giáo dục đất nước ta. Trong những năm vừa qua Tỉnh đã tiến hành công tác xã hội hoá giáo dục và bước đầu đạt được thành tựu đáng khích lệ, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các hình thức giáo dục đáp ứng nhƣ cầu học tập trong nhân dân.
Để thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra đồng thời khắc phục những bất cập và tồn tại trong ngành giáo dục, Quận Ủy, HĐND, UBND quận Hà Đông đã xác định phương hướng phát triển của ngành giáo dục từ nay đến 2025 là: “Phát triển quy mô trường lớp gắn với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng xã hội học tập, đi đôi với nâng cao chất lƣợng dạy nghề và phát triển các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn. Đổi mới phương pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa". Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá việc huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục.
Chăm lo và đầu tƣ cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Để thực hiện được nhiệm vụ và phương hướng nói trên, từ nay đến năm 2025 ngành giáo dục cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
˗ Về công tác xây dựng xã hội học tập và xã hội hóa giáo dục
Đa dạng các loại hình trường, lớp, thực hiện giáo dục cho mọi người. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, huy động nguồn lực cho giáo dục đầu tư cho sự phát triển giáo dục. Làm tốt công tác tuyên truyền để các ban ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho giáo dục. Tiếp tục phát huy và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, bên cạnh việc phát triển mạnh hệ thống giáo dục chính quy theo hướng "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", phải phát triển đa dạng và đồng bộ các hình thức giáo dục không chính quy đồng thời phối hợp chặt chẽ với hội khuyến học, hội cha mẹ học sinh, hội cựu giáo chức, các ban ngành đoàn thể, các cấp ủy, chính quyền các phường, để khuyến học, khuyến tài và giáo dục học sinh. Đồng thời lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, các ban ngành đoàn thể, các cấp ủy Đảng, chính quyền các phường, hội cha mẹ học sinh để điều chỉnh quản lý nhà trường.
˗ Về tăng cường cơ sở vật chất, phát triển hệ thống cơ sở giáo dục và khuyến học
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các cơ sở giáo dục chính quy theo hướng
"chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chú trọng đầu tƣ nâng cao chất lƣợng ở tất cả các cấp học, ngành học. Xây dựng mạng lưới trường học khang trang, giám sát chặt chẽ công việc khảo sát, điều tra thực trạng cơ sở vật chất mặt bằng của nhà trường, từ đó làm cơ sở cho việc đầu tư. Xây dựng và phát triển trường đạt tiêu chuẩn, chất lƣợng cao.
˗ Phát triển đội ngũ cán bộ nhà giáo và cán bộ quản lý
Tiếp tục đổi mới công tác bồi dƣỡng, gắn công tác đào tạo bồi dƣỡng với việc đổi mới dạy học và đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn giáo viên theo tinh thần của Nghị quyết 40/NQ-QH10. Tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên tham quan học tập trong nước và nước ngoài. Xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý nhằm đồng bộ đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh công tác chuẩn hoá và đào tạo tiêu chuẩn cho một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý. Tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ giáo viên.
˗ Về hoạt động giảng dạy và học tập
Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.
Tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động lớn cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào xây dựng
“Cả nước thành một xã hội học tập”.
Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy - học trong toàn ngành, đồng thời kết hợp với các, địa phương khác trong quan hệ hợp tác phát triển ngành giáo dục.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong cán bộ giáo viên và cả học sinh giỏi, phổ biến và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào giảng dạy để nâng cao chất lƣợng, đồng thời tạo cơ sở cho sự phát triển công nghệ thông tin trong ngành.
Tăng cường công tác chính trị tư tưởng trong giáo viên học sinh, chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, giáo dục truyền thống, đạo lý nhân văn trong học sinh.
Vận động tinh thần “Trật tự - kỷ cương – tình thương – trách nhiệm” trong toàn thể giáo viên và học sinh.
˗ Về đổi mới công tác quản lý
Trên các mặt đổi mới tƣ duy giáo dục, phong cách, thái độ quản lý, năng lực tham mưu, năng lực xây dựng và tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới công tác quản lý tài chính, thực hiện 3 công khai, 4 kiểm tra, phát huy quyền tự chủ. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường.
3.1.2. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hà Đông
Chi đúng, chi đủ, chi hiệu quả đang là tiêu chí trong việc chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng. Tuy nhiên để làm đƣợc việc đó thì không hề đơn giản, đòi hỏi cần có những giải pháp và những cách đi đúng đắn trong việc kiểm soát các khoản chi NSNN. Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn, lạm phát ngày càng tăng cao,
chúng ta cần xây dựng được định hướng trước mắt, cũng như lâu dài cho việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong thời gian tới. Công tác kiểm soát chi hướng vào các mục tiêu sau:
˗ Thực hiện tốt giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thường xuyên. Kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo chặt chẽ, có hiệu quả nhƣng đồng thời không gây ra thủ tục phiền hà trong cấp phát Ngân sách. Thực hiện giao dịch “một cửa” sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian, và các chi phí liên quan đến việc cấp phát, thanh toán cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục, cũng như đơn vị thụ hưởng, đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN cho các đơn vị thụ hưởng. Thực hiện phương án tổ chức lại công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hà Đông theo hướng tập trung, thống nhất vào một đầu mối (một phòng hoặc một bộ phận thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi).
˗ Tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt. Trong chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2025, sẽ hiện đại hóa máy móc, thiết bị để ứng dụng hệ thống TABMIS vào làm việc, góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chi. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ KBNN để đáp ứng kịp thời với yêu cầu phát triển.
˗ Kiểm soát chi phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý NSNN. Đó là các nguyên tắc: Nguyên tắc quản lý theo dự toán, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả, nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN. Đồng thời cần phải chú ý đến các yêu cầu sau:
Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọng điểm trên cơ sở kế hoạch đã đƣợc xác định.
Đảm bảo cấp phát vốn, kinh phí do NSNN cấp một cách kịp thời, chặt chẽ, tránh mọi sơ hở, lãng phí tham ô làm thất thoát NSNN.
Trong quá trình sử dụng các khoản nguồn vốn, kinh phí do NSNN cấp phải tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế của các khoản chi đó.
˗ Có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị có liên quan đến công tác quản lý sử dụng NSNN cùng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN nhằm nâng cao trách nhiệm, phát huy vai trò tạo ra sức mạnh
tổng hợp để góp phần lập lại trật tự kỷ cương tài chính và quản lý sử dụng vốn của Nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả. Công tác kiểm soát chi NSNN cần thực hiện theo đúng luật NSNN và các văn bản pháp quy có liên quan đặc biệt là kiểm soát chi lúc chi tiền từ KBNN cho đơn vị thụ hưởng, ở khâu kiểm tra này Nhà nước phải ban hành đầy đủ, đồng bộ các chế độ định mức chi tiêu cụ thể làm căn cứ đối chiếu đúng định mức, tiêu chuẩn để thanh toán cho đơn vị. Công tác này cần có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và cơ quan Tài chính đồng cấp để thực hiện tốt khâu cấp phát và thanh toán kịp thời, chính xác, đầy đủ cho nhu cầu chi. Phân công trách nhiệm kiểm soát chi NSNN cho đơn vị thụ hưởng, cơ quan Tài chính và KBNN một cách cụ thể, rõ ràng. Phân công rõ chức năng nhiệm vụ cho từng cơ quan quản lý để cơ quan này không thực hiện lại chức năng, nhiệm vụ của cơ quan kia, tránh đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong quá trình quản lý chi NSNN. Nhờ đó khắc phục được tình trạng chồng chéo, vướng mắc không đáng có giữa các cơ quan Tài chính, mỗi cơ quan sẽ thực hiện tốt hơn công việc của mình.
˗ Thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như tinh thần trách nhiệm của các cán bộ kiểm soát chi, để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao và có trách nhiệm trong công việc, trách đƣợc những hiện tƣợng tiêu cực nhƣ nhũng nhiễu, hạch sách, quan liêu cửa quyền, … từ các cán bộ kiểm soát chi.
˗ Quán triệt tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đối với công chức làm công tác kiểm soát chi, tuyệt đối không đƣợc để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào tại KBNN mà không rõ lý do.
˗ Tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên NSNN.