CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
Hà Nội có vị trí đặc biệt quan trọng đói với cả nước, bởi Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung các cơ quant rung ƣớng với số lƣợng đơn vị sử dụng NSNN giao dịch qua KBNN lớn nhất trong cả nước. Việc chấp hành chế độ, chính sách của các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị sử dụng NSNN, đơn vị sự nghiệp, các chủ đầu tƣ, các tổ chức là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểm soát chi.
Nhƣ chúng ta đã biết, đặc điểm của kiểm soát chi qua KBNN đƣợc tiến hành trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức và đã được thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định chi. Hoạt động kiểm soát chi của KBNN là hoạt động tiếp nối và thực hiện trên cơ sở kết quả của hoạt động chuẩn chi của các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức.
Do đó, nếu các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị sự nghiệp chấp hành đúng chế độ, chính sách trong quá trình chi từ khâu lập dƣ toán đúng tiêu chuẩn, định mức đến lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, nghiệm thu, thanh quyết toán… sẽ giúp cho công tác kiểm soát chi của KBNN cho sự nghiệp giáo dục gặp nhiều thuận lợi.
1.3.1.2. Môi trường pháp lý – cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách là nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN.
Công tác kiểm soát chi chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống cơ chế chính sách bao gồm hệ thống Luật được Quốc hội ban hành (Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Đầu tƣ công; Luật Xây dựng; Luật Kế toán; Luật phí, lệ phí; Luật quản lý tài sản công…); các Nghị định do Chính phủ ban hành; Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ trong từng năm ngân sách; Các thông tư, văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành; Cơ chế, chính sách liên quan đếncông tác kiểm soát chi NSNN nói chung, kiểm soát các khoản chi từ tài khoản tiền gửi nói riêng qua KBNN Hà Đông còn là các nghị quyết của HĐND thành phố, các quyết định, chỉ thị, kết luận của UBND Quận Hà Đông và các quy định hướng dẫn của các cơ quan chính phủ.
Pháp luật, cơ chế và chính sách liên quan đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN vừa xác định cơ sở pháp lý để thực hiện kiểm soát chi, vừa hình thành hệ thống các nguyên tắc, nội dung, quy định, quy trình, thủ tục là những yếu tố quan trọng để thực hiện kiểm soát chi qua KBNN.
Một hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách liên quan đến hoạt động kiểm soát chi qua KBNN đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ và phù hợp sẽ tạo dựng một môi trường thuận lợi, tác động tích cực vào năng năng lực tổ chức và chất lượng kiểm soát chi của KBNN. Ngƣợc lại, một hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách chƣa đầy đủ, không đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chồng chéo sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhận thức và hành động của các thành viên tham gia kiểm soát chi, hạn chế đáng kể hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm soát chi qua KBNN.
1.3.1.3. Chế độ tiêu chuẩn, định mức chi
Tiêu chuẩn, định mức là căn cứ để tính toán, xây dựng và phân bổ dự toán chi tiêu và cũng là căn cứ để thực hiện kiểm soát chi. Nếu hệ thống định mức chi tiêu xa rời thực tế, thì việc tính toán, xây dựng dự toán chi không khoa học và chính xác rất dễ dẫn đến thất thoát, lãng phí trong chi tiêu. Để công tác kiểm soát chi có chất lƣợng cao thì hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo: tính đầy đủ, nghĩa là phải bao quát hết tất cả nội dung chi phát sinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; tính chính xác, nghĩa là phải phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất, nghĩa là phải thống nhất giữa các ngành, các địa phương.
Đinh mức chi tiêu càng cụ thể, càng c hi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN nói chung và hiệu quả công tác kiểm soát chi của KBNN nói riêng.
Tuy nhiên, do đặc điểm đa dạng, phức tạp của các ngành, các lĩnh vực đồng thời do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng nên việc ban hành đồng bộ và ổn định hệ thống định mức là hết sức khó khăn.
1.3.1.4. Dự toán ngân sách Nhà nước
Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Chất lượng dự toán chi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên. Vì vậy để nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN thì dự toán chi NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.
˗ Chế độ phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước: Nội dung cơ bản của chế độ phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước là việc phân cấp nguồn thu, khoản chi và tỷ lệ phân chiacác khoản thu cho NSTUvà NSĐP. Đây là một trong những căn cứ để Kho bạc Nhà nước thực hiện chức năng là “trạm kiểm gác cuối cùng” trong việc cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước.
˗ Phương thức cấp phát, thanh toán kinh phí: Sự lựa chọn phương pháp cấp phát kinh phí đồng nghĩa với việc xác định nhiệm vụ kiểm soát các điều kiện cơ bản để hình thành một khoản chi Ngân sách Nhà nước. Một phương pháp cấp phát hợp lý làm tăng tính chủ động chi tiêu của các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước và
giảm thời gian, công sức của các cơ quan quản lý tham gia vào quá trình cấp phát, giảm các thủ tục không cần thiết.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Chức năng, nhiệm vụ, bộ máy làm kiểm soát chi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán.Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy cho công tác kiểm soát chi phải đƣợc tổ chức khoa học, đồng bộ, gọn nhẹ theo hướng chuyên sâu, tránh trùng lắp chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với quy mô và khối lƣợng các khoản chi phải qua kiểm soát.
Quy trình nghiệp vụ là nhân tố tác động lớn đến công tác kiểm soát các khoản chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán.
Quy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính. Hồ sơ, nội dung và phạm vi kiểm soát các khoản chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán phải đƣợc quy định rõ ràng; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, đơn vị sử dụng NSNN và cơ quan KSC đối với từng khoản chi. Mặt khác, đảm bảo sự công khai, minh bạch; quy định rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải thực hiện một cách khoa học, đồng thời quy định rõ quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm của từng phòng trong quá trình thực hiện quy trình kiểmsoát chi.
Quy trình nghiệp vụ khoa học, rõ ràng và cụ thể sẽ giúp cho việc tác nghiệp của cán bộ gập nhiều thuận lợi, hiệu quả và chất lƣợng công tác kiểm soát các khoản chi từ tài khoản tiền gửi đƣợc nâng cao.
Trang thiết bị, phương tiện làm việc: Hiện đại hóa công nghệ KBNN là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi, hỗ trợ cho công tác phòng ngừa rủi ro qua KBNN.
Hệ thống KBNN đã thực hiện triển khai dịch vụ công, mục tiêu hình thành Kho bạc điện tử. Chính vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho tiết kiệm đƣợc thời gian xử lý công việc, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tiền tệ trong thanh toán và góp phần làm tinh gọn bộ máy quản lý.
1.3.2.2. Năng lực lãnh đạo và trình độ kế toán của các ĐVSDNS ngành giáo dục Trong thực tế ở nước ta hiện nay, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục thường có trình độ về công tác chuyên môn nghiệp vụ quản lý tổ chức giảng dạy, còn hạn chế trong việc nghiên cứu các chế độ văn bản về công tác quản lý tài chính. Mặt khác trình độ nhân viên làm công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục vẫn còn hạn chế bởi chất lƣợng đầu vào tại một số đơn vị là kế toán hợp đồng thuê khoán hoặc nhân viên kế toán kiêm nhiệm, không đƣợc đào tạo cơ bản và không đƣợc bồi dƣỡng cập nhật kiến thức tài chính kế toán một cách thường xuyên. Từ đó dẫn đến việc hạch toán kế toán còn lúng túng, công tác tham mưu cho lãnh đạo còn hạn chế dẫn đến việc quản lý, sử dụng ngân sách còn chƣa đúng mục đích, kém hiệu quả. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai sót, vi phạm trong các hồ sơ đề nghị cấp phát, thanh toán vốn khi gửi đến Kho bạc Nhà nước. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, mà còn khiến cho công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại Kho bạc Nhà nước trở lên khó khăn, phức tạp hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Đồng thời, chỉ rõ nguyên tắc, nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục, nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi NSNN. Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn.