CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ ĐÔNG
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ ĐÔNG
3.2.4. Tăng cường kỷ luật giao dịch và nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
Các trường có trách nhiệm lập dự toán chi tiết theo nhiệm vụ được giao và thực hiện chi tiêu theo đúng định mức đã được Nhà nước ban hành để tránh tình trạng có những khoản chi vi phạm chế độ hiện hành, không đƣợc cơ quan Tài chính và KBNN Hà Đông quyết toán, phải nộp lại NSNN. Giúp các đơn vị sử dụng NSNN thấy đƣợc quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng kinh phí NSNN. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành các chế độ chi tiêu NSNN, sử dụng kinh phí đúng đối tƣợng, đúng định mức, tiết kiệm và hiệu quả.
˗ Đơn vị thụ hưởng NSNN (trường) có toàn quyền quyết định chi tiêu, miễn là việc chi tiêu phù hợp với pháp luật và nguyên tắc tài chính và không vƣợt quá mức kinh phí được cấp. Thủ trưởng đơn vị có quyền chuẩn chi các khoản chi NSNN trong phạm vị dự toán NSNN đƣợc duyệt và dự toán chi tiết của đơn vị đúng chế độ quy định.
˗ Trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới với cá nhân khác trong trường hợp quyết định chi tiêu không có dự toán đƣợc duyệt hoặc kinh phí đƣợc cấp, quyết định chi tiêu vƣợt dự toán, quyết định thanh toán và chuẩn chi không đúng với số tiền phải trả đã được chứng minh là hợp pháp, trả tiền không đúng người thụ hưởng.
˗ Các đơn vị chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính quận Hà Đông, KBNN Hà Đông về tình hình sử dụng nguồn kinh phí NSNN thông qua bộ máy thanh tra của Tài chính, KBNN Hà Đông.
Các đơn vị sự nghiệp giáo dục đã triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đạt được mục tiêu đề ra tự đảm bảo được một phần chi phí hoạt động thường xuyên, một số đơn vị tiết kiệm chi thường xuyên trả thu nhập tăng thêm cho người lao động. Để góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục, cần có những biện pháp để quản lý sử dụng tốt đối với phần kinh phí đã giao tự chủ:
˗ Thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, cải tiến quy trình làm việc, đẩy nhanh tiến độ tin học hóa, đƣa tin học vào các khâu trong quản lý tài chính nhằm tăng năng suất lao động, giảm biên chế, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, giảm tối đa các cuộc họp không cần thiết, bồi dƣỡng kiến thức quản lý tài chính cho thủ trưởng và cán bộ làm công tác kế toán trong đơn vị.
˗ Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế chi tiêu nội bộ trong từng đơn vị thông qua hội nghị công nhân viên chức thảo luận công khai quyết định quy chế chi tiêu nội bộ, cơ chế phân phối thu nhập, hình thức thanh toán thu nhập cho cán bộ công chức, quy chế sử dụng kinh phí tiết kiệm, quy định mức trích lập các quỹ. Quy chế này cũng chính là căn cứ để KBNN kiểm tra, đối chiếu định mức các khoản chi.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường khâu thẩm tra, thẩm định phương án khoán chi của đơn vị, đảm bảo kinh phí khoán vừa phù hợp với nhu cầu chi tiêu thực tế, vừa kích thích đơn vị sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả. Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành cũng như sửa đổi bổ sung kịp thời các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu làm căn cứ cho việc xác định mức khoán chi của đơn vị; tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định để xác định mức độ tiết kiệm hay lãng phí của
việc sử dụng kinh phí trong những năm trước làm cơ sở cho việc xây dựng hệ số điều chỉnh (tăng, giảm) đối với kinh phí khoán; quy định cụ thể và thống nhất hệ số điều chỉnh kinh phí khoán, phù hợp với từng loại hình đơn vị và từng trường hợp cụ thể; thường xuyên rà soát, phân loại, sắp xếp nhằm xác định số lao động cần thiết trong từng khâu công việc cụ thể để xác định chính xác số biên chế khoán chi cho từng đơn vị.
˗ Sửa đổi bổ sung khung thu học phí và các mức thu phí, thu dịch vụ khác cho phù hợp với thực tế nhu cầu và khả năng chi trả khác nhau của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho các học sinh là đối tƣợng chính sách, con của các hộ nghèo.
˗ Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục: Đơn vị sự nghiệp giáo dục tự rà soát xác định lại nhu cầu lao động, bố trí lực lƣợng lao động phù hợp, hiệu quả, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về các khoản chi tiêu của mình; các cơ quan Tài chính các cấp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trên cơ sở các định mức, biên chế tối ƣu để tính toán, xác định mức kinh phí phù hợp với từng loại hình đơn vị; KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo đề nghị của chủ tài khoản và các điều kiện chi đƣợc quy định.
˗ Tăng cường kiểm soát các khoản chi thường xuyên từ nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị sự nghiệp giáo dục qua KBNN:
Chi hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, công tác phí và chi khác: Hiện nay, Kho bạc thực hiện kiểm soát các khoản chi này dồn vào cuối quý, cuối tháng.
Biện pháp tích cực ở đây là yêu cầu đơn vị có các khoản chi đó lập chứng từ, phiếu xin thanh toán theo từng đợt công tác, từng đoàn công tác, từng bộ phận nhiệm vụ chương trình, hội nghị cụ thể, không để chồng chất rồi mới đề nghị thanh toán.
Kho bạc thực hiện kiểm soát các khoản mua sắm tài sản cố định, sửa chữa lớn tài sản cố định, xây dựng cơ bản nhỏ chủ yếu trên mặt chứng từ hợp lệ, theo định mức đơn giá mặt hàng, chủng loại mà đơn vị đề nghị thanh toán. Để việc kiểm soát các khoản chi này đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ kiểm soát chi
phải tinh thông nghề nghiệp, am hiểu thị trường giá cả, hiểu biết chuyên môn kỹ thuật. Kho bạc tiến hành kiểm tra trực tiếp tại đơn vị sự nghiệp giáo dục, đồng thời thực hiện kiểm soát sau một cách cụ thể hơn, có văn bản báo cáo thẩm định chất lƣợng đầu tƣ, chấp nhận thanh toán.