CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ ĐÔNG
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ ĐÔNG
2.2.1. Khái quát tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông
2.2.1. Khái quát tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại Kho bạc Nhà nước Hà Đông
2.2.1.1. Nội dung chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho giáo dục qua Kho bạc Nhà nước Hà Đông
Chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận Hà Đông tuân theo cách phân loại chi thường xuyên của Việt Nam. Các khoản chi chính bao gồm:
˗ Các khoản chi thanh toán cá nhân: Tiền lương chi trả cho đội ngũ giáo viên, viên chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các loại phụ cấp kèm theo lương; tiền thưởng; các khoản đóng góp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản thanh toán khác cho cá nhân. Ngoài ra, ở một số trường còn có các khoản chi về học bổng cho học sinh theo chế độ Nhà nước đã quy định cho mỗi loại trường cụ thể.
˗ Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn: bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu, chi phí về năng lƣợng nhiên liệu, chi phí về hội thảo, nghiên cứu khoa học, ....
˗ Các khoản chi mua sắm, sửa chữa: bao gồm kinh phí để mua sắm thêm các tài sản hay sửa chữa các tài sản đang trong quá trình sử dụng, nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động và nâng cao hiệu suất sử dụng của các tài sản đó. Đối với lĩnh vực giáo dục, các tài sản bao gồm trường lớp, các công trình văn hóa, thể thao, các loại máy móc phục vụ cho hoạt động giảng dạy học tập nhƣ máy photocopy, thiết bị tin học, v.v…
˗ Các khoản chi khác: Nhóm mục chi khác bao gồm các khoản chi phí chung và chi khác của mỗi đơn vị nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì sự hoạt động, quản lý
điều hành của mỗi đơn vị đó nhƣ: Vật tƣ, văn phòng, thông tin, tuyên truyền, chi tiếp khách, .…
Tỷ trọng chi cho giáo dục hàng năm luôn ở mức cao để đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn Quận. Tình hình chi thường xuyên NSNN cho giáo dục của quận Hà Đông đƣợc biểu thị chi tiết trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình chi thường xuyên cho giáo dục trong hệ thống giáo dục qua KBNN Hà Đông trong giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2019 2020 2021
So sánh 2020/2019
So sánh 2021/2020 Số
tiền (+/-) %
Số
tiền (+/-) %
(+/-) (+/-)
Tổng chi thường xuyên NSNN
340,9 337,6 351,5 (3,3) (0,97%) 13,9 4,12%
Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
97,1 102,7 101,4 5,6 5,77% (1,3) (1,27%)
Trong đó:
- Chi thanh toán cá nhân
79,0 81,1 82,1 2,1 2,71% 1,0 1,19%
- Chi nghiệp vụ chuyên môn
10,6 11,9 13,5 1,3 12,15% 1,6 13,13%
- Chi mua sắm, sửa chữa
2,9 3,2 1,0 0,3 9,11% (2,1) (67,06%) Chi phí khác 4,6 6,5 4,8 1,9 42,55% (1,7) (25,85%) Tỷ trọng chi
thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục tại quận Hà Đông (%)
28,47% 30,43% 28,86% 2,0% 6,88% -1,6% -5,16%
(Nguồn: Báo cáo chi và trả nợ vay NSNN, niên độ 2019,2020,2021_B3-01)
Chi thường xuyên cho giáo dục của quận Hà Đông hàng năm luôn chiếm tỉ trọng cao (trung bình 30%) cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của Quận Hà Đông đến công tác giáo dục thông qua số lượng trường lớp, số giáo viên, cán bộ, số học sinh, … và đặc biệt là nguồn kinh phí cấp hàng năm cho hoạt động của các trường trên địa bàn Quận.
Chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục nói chung của Quận Hà Đông gồm có các khoản chi: Chi thanh toán cá nhân; Chi nghiệp vụ chuyên môn; Chi mua sắm, sửa chữa và Chi khác. Bảng 2.2 mô tả chi tiết hơn về các khoản chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục ở quận Hà Đông:
Cơ cấu chi thường xuyên cho giáo dục quận Hà Đông có sự biến động tương đối lớn giữa các năm. Cụ thể, các khoản chi thanh toán cá nhân như lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm, v.v… Năm 2019, chi thanh toán cá nhân là 79,0 tỷ (chiếm 81%), tuy giảm 3% nhƣng tăng hơn 7 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020, chi thanh toán cá nhân là 82,1 tỷ đồng (chiếm 81% tổng chi) tăng 2% so với năm 2019. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn tương đối ổn định giữa các năm.
Các khoản chi thanh toán cá nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi (trên 50%). Ngược lại, các khoản chi mua sắm sửa chữa trường lớp, các trang thiết bị phục vụ cho dạy học lại chiếm một phần rất khiêm tốn, và có xu hướng giảm mạnh.
Giai đoạn từ 2019 – 2021 mức chi mua sắm sửa chữa trường lớp chiếm tỷ lệ rất nhỏ và không có sự biến động nhiều qua các năm, năm 2019 là 3%, năm 2020 là 3% và năm 2021 là 1%. Nguyên nhân là do sự bùng phát dịch Covid-19 nên NSNN tập trung chủ yếu cho các khoản chi thanh toán cá nhân và chi chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế các khoản chi mua sắm, sửa chữa.
Các khoản chi thường xuyên cho giáo dục của quận Hà Đông được biểu thị chi tiết qua các nội dung dưới đây.
2.2.1.2. Chi thường xuyên cho thanh toán cá nhân
Khoản chi cho con người là khoản chi lớn trong chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục, khoản chi này có xu hướng tăng dần qua các năm ( xem Bảng 2.6), cụ thể:
Bảng 2.2. Chi thanh toán cá nhân cho sự nghiệp giáo dục tại KBNN Hà Đông trong giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2019 2020 2021
So sánh 2020/2019
So sánh 2021/2020 Số
tiền (+/-) %
Số
tiền (+/-) %
(+/-) (+/-)
Tiền lương 33,7 33,4 35,2 (0,3) -0,81% 1,7 5,15%
Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng
2,8 2,3 2,0 (0,4) -16,03% (0,3) -12,51%
Phụ cấp lương 15,2 14,9 15,8 (0,3) -1,73% 0,9 6,02%
Phúc lợi tập thể
0,0 0,0 0,0 (0,0) -4,35% 0,0 109,09%
Các khoản đóng góp
9,4 9,3 9,5 (0,1) -1,13% 0,1 1,59%
Các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
17,8 21,1 19,5 3,2 18,11% (1,5) -7,29%
Tiền lương 79,0 81,1 82,1 2,1 2,71% 1,0 1,19%
(Nguồn: Báo cáo chi và trả nợ vay NSNN, niên độ 2019,2020,2021_B3-01)
Qua bảng số liệu ta dễ nhận thấy rằng, trong tổng số các khoản chi thanh toán cá nhân thì chi lương là khoản chi lớn nhất, chiếm tỷ trọng trung bình là 45%
trong tổng số chi cho con người. Mức chi lương hàng năm không có sự chênh lệch đáng kể là do số lƣợng giáo viên khối không có sự thay đổi đột biến. Mức độ chênh lệch hàng năm trung bình chỉ khoảng 1,5%. Cụ thể, năm 2019 là 33,7 tỷ đồng, năm 2020 là 33,4 tỷ đồng, năm 2016 là 35,2 tỷ đồng.
Giai đoạn 2020 – 2021 mức chi lương hàng năm có sự thay đổi đáng kể là do số lƣợng cán bộ, giáo viên khối quận Hà Đông có sự thay đổi, cụ thể năm năm 2020 có 817 giáo viên đến năm 2021 có 884 giáo viên. Chính vì sự biến động về số lƣợng
cán bộ, giáo viên đã dẫn đến sự chênh lệch về mức chi lương hàng năm trong giai đoạn 2020 – 2021, cụ thể: năm 2020 là 33,4 tỷ đồng đến năm 2021 là 35,2 tỷ đồng tăng 5,15% so với năm 2020.
Lương chính là khoản thu nhập chủ yếu của cán bộ, giáo viên, ngoài ra để nâng cao thu nhập bên cạnh lương còn có các khoản phụ cấp cũng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng số chi cho con người. Năm 2019 là 15,2 tỷ đồng, giảm 3,34%
so với năm 2018, năm 2020 là 14,9 tỷ đồng, giảm 1,73% so với năm 2019, năm 2020 là 15,8 tỷ đồng, tăng 6,02% so với năm 2020. Sở dĩ phụ cấp tăng là do số cán bộ giáo viên lâu năm trong nghề tăng lên và phụ cấp tăng góp phần đảm bảo tốt hơn đời sống cho cán bộ, giáo viên. Ngoài ra, ngày 04/7/2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo cũng là nguyên nhân khiến khoản chi này tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó số lƣợng giáo viên tăng trong năm 2020, 2021 từ 817 giáo viên tăng lên 884 giáo viên cũng khiến khoản chi này tăng đột biến trong năm 2020 – 2021. Các khoản chi này một phần được KBNN Hà Đông thực hiện bằng phương thức thanh toán qua tài khoản của người hưởng lương từ NSNN do đó việc kiểm soát gặp nhiều thuận lợi, chi trả đơn giản và hiệu quả hơn.
Các khoản chi đóng góp nhƣ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, … là các khoản chi với mục đích ổn định cuộc sống của cán bộ, giáo viên khi không may bị đau ốm, gặp phải những khó khăn đột xuất và đảm bảo cuộc sống của họ khi về hưu. Năm 2014 là 9,4 tỷ đồng, tăng 4,18% so với năm 2018, năm 2020 là 9,3 tỷ đồng, giảm 1,13% so với năm 2019, năm 2021 là 9,5 tỷ đồng, tăng 1,59% so với năm 2020. Khoản chi này phụ thuộc vào lương và phụ cấp của cán bộ, giáo viên nên khi lương và phụ cấp đều tăng thì hiển nhiên số chi cho bảo hiểm và kinh phí công đoàn cũng tăng. Các khoản chi khác bao gồm chi khen thưởng, học bổng, chi y tế, vệ sinh, ... chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi cho con người nhằm hỗ trợ động viên thêm cho việc dạy và học. Mục chi này cũng có xu hướng tăng dần về số tuyệt đối và tỷ trọng qua các năm.
2.2.1.3. Chi thường xuyên cho chuyên môn nghiệp vụ
Đối với sự nghiệp giáo dục các khoản chi này bao gồm các khoản chi về quản lý hành chính tại các trường; chi mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy nhƣ: sách giáo khoa, giáo trình, vật thí nghiệm, … nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy cho giáo viên và đảm bảo sự tiếp thu tốt hơn cho học sinh cũng nhƣ đảm bảo hoạt động cho bộ máy quản lý hành chính tại các trường học. Số liệu chi tiết về thực trạng chi chuyên môn nghiệp vụ cho giáo dục tại quận Hà Đông đƣợc thể hiện qua bảng 2.4:
Bảng 2.3. Chi nghiệp vụ chuyên môn cho sự nghiệp giáo dục tại KBNN Hà Đông trong giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2019 2020 2021
So sánh 2020/2019
So sánh 2021/2020 Số
tiền (+/-) %
Số
tiền (+/-) %
(+/-) (+/-)
Thanh toán dịch vụ công cộng
0,8 0,9 1,0 0,1 8,17% 0,1 9,15%
Vật tƣ văn phòng
0,7 0,6 0,8 (0,1) -7,52% 0,2 25,52%
Thông tin, tuyên truyền, liên lạc
0,1 0,1 0,2 (0,0) -25,64% 0,1 79,31%
Hội nghị 0,2 0,2 0,2 0,0 0,52% (0,0) -0,51%
Công tác phí 0,5 0,8 1,0 0,4 78,43% 0,1 16,85%
Chi phí thuê mướn
- 0,0 0,0 0,0 - (0,0) -37,04%
Chi đoàn ra 3,1 3,6 2,5 0,6 18,80% (1,1) -31,04%
Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dƣỡng các
3,8 3,3 5,2 (0,5) -13,62% 1,9 59,62%
công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành
10,6 11,9 13,5 1,3 12,15% 1,6 13,13%
Tổng 0,8 0,9 1,0 0,1 8,17% 0,1 9,15%
(Nguồn: Báo cáo chi và trả nợ vay NSNN, niên độ 2019,2020,2021_B3-01)
Trong khoản chi nghiệp vụ chuyên môn có khoản chi nghiệp vụ chuyên môn cho từng ngành chiếm tỷ trọng khá cao, cụ thể năm 2019 là 3,8 tỷ đồng (chiếm 35,48% chi nghiệp vụ chuyên môn), năm 2020 là 3,3 tỷ đồng (chiếm 27,32% chi nghiệp vụ chuyên môn), năm 2021 là 5,2 tỷ đồng (chiếm 38,55% chi nghiệp vụ chuyên môn). Đối với giáo dục, việc đáp ứng nhu cầu về tài liệu, sách giáo khoa và đồ dùng giảng dạy, học tập và thực hành cho học sinh là rất quan trọng.
Các khoản chi còn lại chiếm một phần nhỏ trong tổng chi và có xu hướng tăng dần về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng.
2.2.1.4. Chi thường xuyên cho mua sắm, sửa chữa
Để tiến hành hoạt động dạy và học ngoài yếu tố con người ra thì cơ sở vật chất như: trường, lớp, bàn, ghế, bảng,… là không thể thiếu được. Bởi vậy việc đầu tƣ trang thiết bị, xây mới, nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất rất quan trọng khi hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản dùng cho hoạt động dạy và học, quản lý hành chính nên thường xuyên phát sinh nhu cầu kinh phí. Bảng dưới đây mô tả chi tiết hơn về khoản chi mua sắm, sửa chữa cho giáo dục ở quận Hà Đông (xem bảng 2.5):
Bảng 2.4. Tình hình chi mua sắm, sửa chữa cho giáo dục tại KBNN Hà Đông trong giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2019 2020 2021 So sánh
2020/2019
So sánh 2021/2020
Số
tiền (+/-) %
Số
tiền (+/-) %
(+/-) (+/-)
Mua, đầu tƣ tài sản vô hình
0,06 0,01 0,00 (0,1) -88,33% (0,0) -42,86%
Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn
2,84 3,16 1,04 0,3 11,17% (2,1) -67,11%
Tổng 2,90 3,16 1,04 0,3 9,11% (2,1) -67,06%
(Nguồn: Báo cáo chi và trả nợ vay NSNN, niên độ 2019,2020,2021_B3-01)
Hàng năm do số học sinh tuyển vào tăng lên nên nhu cầu cho đầu tƣ mua sắm thêm đồ dùng học tập, trang thiết bị giảng dạy cũng tăng. Đồng thời do các trang thiết bị dùng lâu xuống cấp quá không thể sửa chữa đƣợc cũng đòi hỏi kinh phí để thay mới. Cơ sở vật chất của các trường tuy chưa lâu năm nhưng do quá trình sử dụng cũng dần xuống cấp, để nâng cao tuổi thọ và chất lƣợng sử dụng thì cần có kinh phí đều đặn hàng năm cho quá trình duy tu, bảo dƣỡng. Sự xuống cấp các năm sau thường rõ ràng hơn nên yêu cầu chi phí cáo hơn, hơn nữa giá vật liệu xây dựng những năm gần đây luôn biến động và năm sau luôn cao hơn năm trước.
Các khoản chi mua sắm, sửa chữa biến động qua các năm có xu hướng giảm dần điều này là do của chính sách tiết kiệm chi tiêu công từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế những năm gần đây.
2.2.1.5. Các khoản chi khác
Gồm các khoản chi không có trong ba nhóm mục chi trên, bao gồm: đoàn thể; chi trợ cấp khó khăn đột xuất; và các khoản chi khác gắn với hoạt động sự nghiệp giáo dục phổ thông nhƣng chƣa đƣợc tính trong 3 nhóm mục trên. Tình hình kiểm soát các khoản chi khác cho giáo dục tại KBNN Hà Đông đƣợc thể hiện qua bảng 2.6:
Bảng 2.5. Các khoản chi khác cho sự nghiệp giáo dục tại KBNN Hà Đông trong giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2019 2020 2021
So sánh 2020/2019
So sánh 2021/2020 Số
tiền (+/-) %
Số
tiền (+/-) %
(+/-) (+/-)
Chi khác 4,6 6,5 4,8 1,9 42,55% (1,7) -25,85%
(Nguồn: Báo cáo chi và trả nợ vay NSNN, niên độ 2019,2020,2021_B3-01)
Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy: Năm 2019 là 4,6 đồng, tăng 30,17% so với năm 2018. Năm 2020 là 6,5 tỷ đồng, tăng 42,55% so với năm 2019 và năm 2021 là 4,8 tỷ đồng, giảm 25,86% so với năm 2020.
Nhận thấy, khoản chi này có tốc độ tăng mạnh trong năm 2020 nhƣng sau đó lại giảm mạnh trong năm 2021. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển ngành giáo dục của quận Hà Đông. KBNN đã kiểm soát chặt chẽ khoản chi này, hầu như không có trường hợp chi sai, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Ngoài ra nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán (hệ thống TABMIS) nên công tác theo dõi dự toán của đơn vị đƣợc thuận lợi hơn. Các đơn vị chủ động hơn trong việc bố trí nguồn kinh phí, hạn chế các khoản chi khác cũng nhƣ hạn chế việc xin bổ sung dự toán.