CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ ĐÔNG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ ĐÔNG
2.1.1. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức hoạt động của Kho bạc Nhà nước Hà Đông
Kho bạc nhà nước Hà Đông có trụ sở tại số 29, Đường Tô Hiệu, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Kho bạc nhà nước Hà Đông được thành lập từ ngày 01/01/2002, là đơn vị trực thuộc KBNN Hà Tây, đến tháng 8/2008 trực thuộc Kho bạc nhà nước Hà Nội theo nghị quyết số 15/2008/QH 12 ngày 29/5/2008 của Quốc Hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính quận Hà Đông và một số thành phố có liên quan. Kho bạc nhà nước Hà Đông có chức năng thực hiện nhiệm vụ Kho bạc nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Hà Đông có tƣ cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch thanh toán theo quy định của pháp luật.
Kho bạc nhà nước Hà Đông hiện kiểm soát và phục vụ hơn 280 đơn vị mở tài khoản với trên 1.000 tài khoản đang hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp các cấp, các trường học, các đơn vị an ninh – quốc phòng ... với khối lƣợng giao dịch ngày một gia tăng, tính chất ngày một phức tạp.
Qua hơn 20 năm thành lập, xây dựng và phát triển, đƣợc sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của KBNN Hà Nội; sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan , tổ chức đoàn thể ở địa phương và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu đầy tâm huyết của các thế hệ cán bộ, công chức KBNN qua các thời kỳ, KBNN Hà Đông đã hoàn thành thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an
ninh – quốc phòng của địa phương, vào sự nghiệp phát triển chung của hệ thống KBNN.
Theo quyết định số 4526/QĐ-KBNN ngày 04 tháng 9 năm 2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố và Kho bạc Nhà nước khu vực trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Kho bạc Nhà nước cấp huyện tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên.
Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy nhƣ hình 2.1.
Hình 2.1. Tổ chức bộ máy KBNN quận Hà Đông
Đến nay, KBNN Hà Đông có 43 công chức và người lao động. Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức đồng đều và được đào tạo qua các trường đại học.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và ngân sách các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục thuộc kiểm soát của Kho bạc Nhà nước Hà Đông
Quận Hà Đông nằm ở phía Tây Nam thủ đô Hà Nội (cách trung tâm Thủ đô 11 Km); Phía Bắc giáp phường Đại Mỗ, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm;
Phía Nam giáp xã Cự Khê, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai; Phía Tây giáp xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ; Phía Đông giáp quận Thanh Xuân.
Hà Đông chính thức đƣợc thành lập ngày 06/12/1904; đƣợc giải phóng vào ngày 06/10/1954. Từ khi thành lập đến nay, Hà Đông đã trải qua 7 lần điều chỉnh địa giới hành chính. Dù phạm vi hành chính đã thay đổi nhiều lần nhƣng Hà Đông vẫn luôn là một vị trí trung tâm có những thuận lợi cơ bản và tiềm năng phát triển.
Ban giám đốc
Kế toán trưởng/Ủy quyền kế toán trưởng
Giao dịch viên
Về kinh tế: Nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, Hà Đông có vị trí chiến lƣợc cả về chính trị, kinh tế và quân sự.
Theo số liệu cập nhật tới năm 2021, quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 51,58%, thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 48,37%, nông nghiệp chỉ còn 0,05%. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tiến đến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2019 – 2021) đạt hơn 18%. Hai năm gần đây, mặc dù khó khăn do dịch bệnh covid 19 nhưng kinh tế quận vẫn duy trì mức tăng trưởng trên 10% và đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt trên địa bàn.
Về đầu tƣ xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, trục đô thị phía Bắc…, Các trường Đại học, bệnh viện Quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla.
Về làng nghề: Hà Đông có nghề dệt lụa truyền thống từ lâu đời với làng Vạn Phúc nổi tiếng. Đây là một thế mạnh của việc phát triển du lịch kết hợp với tham quan các làng nghề của vùng. Ngoài ra còn có The La Khê, làng rèn Đa Sỹ…
Về giáo dục, tính tới cuối năm 2021, Quận Hà Đông có 133 trường, trong đó có 96 trường công lập, 37 trường tư thục. Cụ thể: Bậc Mầm non có 72 trường (45 công lập, 27 tư thục; Bậc Tiểu học 37 trường (31 công lập, 6 tư thục; Bậc THCS 21 trường (20 công lập, 1 tư thục); 03 Trường liên cấp (tiểu học và THCS) đóng trên địa bàn Quận.
Về văn hóa – xã hội: Từ năm 1990, Hà Đông là địa bàn điển hình của tỉnh Hà Tây về phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa.
Về y tế: 100% phường trong quận đều có trạm y tế và bác sỹ có chuyên môn;
mức hưởng thụ các dịch vụ y tế, văn hóa, thông tin, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch tăng. Nhiều năm liên tục, Hà Đông giữ vững tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1%/năm.
Về danh lam thắng cảnh: Trên địa bàn quận Hà Đông có các di tích lịch sử như chùa Văn Quán, chùa Bia Bà La Khê, chùa Trắng Mậu Lương, đình La Khê, đình Cầu Đơ… thu hút nhiều lượt khách hành hương, tham quan và du lịch.