Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2. KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB QUA KBNN
1.2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước
1.2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành Kho bạc Nhà nước
KBNN trực thuộc Bộ Tài chính (từ năm 1990 đến nay). Từ ngày 01/01/2000, KBNN được Chính phủ giao nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
Ngày 13/10/2003, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 235/TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, KBNN là tổ chức thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng quản lý của nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao, thực hiện việc huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật. Ngày 26/8/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 108/2009/QĐ-TTg, và được thay thế bởi quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/07/2015 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.
1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Việt Nam a. Chức năng của KBNN
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tập trung quản lý và kiểm soát các khoản thu, chi của NSNN
Đây là chức năng cơ bản nhất của KBNN. Với chức năng này, tất cả các nguồn thu của NSNN, bao gồm thu trong nước va thu ngoài nước đều phải tập trung vào KBNN. Căn cứ vào số thu thực tế được thể hiện trên tài khoản của NS mở tại Kho bạc và tỷ lệ điều tiết theo luật định, KBNN thực hiện việc phân chia các khoản thu cho các cấp NS từ trung ương đến địa phương, bảo đảm chính xác, kịp thời và công bằng giữa nguồn thu và nhiệm vụ được giao.
Quản lý nhà nước đối với loại tiền, tài sản quý hiếm và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật
- Quản lý tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá trị của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN.
- Quản lý các loại quỹ tài chính khác được giao.
Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển
Nếu NSNN bị thâm hụt, KBNN thực hiện các giải pháp tích cực để huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước để bù đắp các khoản chi cấp bách của NSNN và bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Tổ chức công tác kế toán, quyết toán ngân quỹ quốc gia và triển khai chức năng tổng kế toán Nhà nước.
Để thực hiện chức năng quản lý và điều hành quỹ NSNN, KBNN phải xây dựng một chế độ kế toán công hoàn chỉnh.
b. KBNN thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật.
- Được trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại KBNN để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật, từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tổ chức hạch toán kế toán NSNN, các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật, báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cung cấp và cơ quan nhà nước liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê KBNN và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ KBNN tập trung thống nhất trong toàn hệ thống
- Tổ chức huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ.
- Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý NS và kho bạc (TABMIS).
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN, xây dựng cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ KBNN theo hướng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.
- Quản lý kinh phí do NSNN cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật, được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
1.2.1.3.Vai trò của KBNN trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Vai trò của KBNN được xác định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn, KBNN là cơ quan của Nhà nước có nhiệm vụ tập trung và cấp phát các nguồn tài chính trong quá trình điều hành quỹ NSNN.
Quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi đầu tư thuộc NSNN là trách nhiệm của toàn thể các ngành, các cấp có liên quan, từ khâu lập dự toán, phân bổ, cấp phát cho tới quyết toán chi tiêu. Trong đó hệ thống KBNN giữ vai trò quan trọng trong khâu kiểm soát thanh toán. KBNN được Nhà nước giao
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nhiệm vụ là đơn vị kiểm soát cuối cùng trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.
Vai trò của KBNN trong kiểm soát thanh toán đầu tư XDCB đóng vai trò quan trọng. Lĩnh vực đầu tư XDCB luôn được coi là lĩnh vực phức tạp, nhiều yếu tố tác động, cơ chế chính sách lại chưa ổn định, trình độ tổ chức, năng lực cán bộ của Ban quản lý dự án còn hạn chế và chưa đồng đều thì vấn đề kiểm soát, thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặt khác, sản phẩm XDCB là sản phẩm đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian sản xuất dài, nhiều cơ quan, nhiều người tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm này, nếu không được kiểm soát chặt chẽ dễ gây lãng phí thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.
Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư được coi là khâu cuối cùng để đưa tiền ra, nhằm đảm bảo việc thanh toán đúng đối tượng, đúng đơn vị thụ hưởng, đúng theo hợp đồng đã được ký kết.
Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư là góp phần tiết kiệm vốn đầu tư, chống lãng phí tiêu cực… trong công tác đầu tư XDCB. Do vậy cần được kiện toàn quy trình kiểm soát thanh toán, xác định rõ phạm vi, đối tượng, nội dung kiểm tra và chu trình luân chuyển chứng từ một cách nhanh gọn, tránh qua nhiều khâu trung gian không cần thiết.
Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách trong đầu tư: Cơ chế kiểm soát chi đầu tư trong nhiều năm qua đã được thường xuyên sửa đổi và hoàn thiện. Nhưng vẫn chỉ quy định được những vấn đề chung mang tính chất nguyên tắc, dập khuôn, dẫn tới không thể bao quát hết được những phát sinh trong quá trình thực hiện. Mặt khác, cùng với sự phát triển của xã hội, các nghiệp vụ chi cũng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Do đó, cơ chế kiểm soát nhiều khi không thể theo kịp những biến động thực tế của hoạt động đầu tư đang diễn ra. Từ đó tạo ra nhiều kẽ hở và bất cập. Vì vậy, việc không ngừng cải tiến, bổ sung kịp thời để
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cơ chế kiểm soát được ngày càng hoàn thiện, phù hợp và chặt chẽ hơn cũng là một nhu cầu cấp bách.
Đối với yêu cầu mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhiều khoản chi cho hoạt động đầu tư là sử dụng nguồn vốn vay từ các quốc gia và các tổ chức nước ngoài. Do đó việc kiểm tra, kiểm soát việc chi trả các khoản chi này tới từng đối tượng và hết sức cần thiết, để đảm bảo kỉ cương quản lý tài chính cũng như uy tín của đất nước.