Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước qua hệ thống kbnn, tại kbnn quốc oai, tp hà nội (Trang 72 - 78)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN QUA KBNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUỐC OAI

2.4 HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, nguyên nhân từ quản lý các dự án đầu tư XDCB của chính quyền huyện Quốc Oai.

Về phân cấp và ủy quyền trong hoạt động đầu tư xây dựng chưa khoa học dẫn đến sự chồng chéo, khó khăn trong công tác đầu tư. Có những dự án cấp huyện, UBND huyện ủy quyền cho UBND cấp xã hoặc các phòng, ban chuyên môn như: Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng văn hóa, Phòng quản lý đô thị, Phòng dân tộc… làm CĐT. Các ban quản lý này thường chỉ lập một lần, đối với họ đây là công việc mới mẻ nên hạn chế về chuyên môn trong công tác đầu tư.

Công tác lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt các dự án còn chậm, tập trung vào các tháng cuối năm, gây ra ùn tắc, không đủ thời gian cho các đơn vị thi công công trình, kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm, đồng thời việc hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán công trình bị chậm, là nguyên nhân dẫn đến khối lượng thanh toán vốn cho các công trình thường chỉ đạt 85-90% giá trị dự toán trong năm tài chính, phái kéo dài sang tháng chỉnh lý (tháng 01 của năm sau). Mặt khác do tiến độ, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư ảnh hưởng đến việc triển khai, nghiệm thu khối lượng thành không đủ để thanh toán theo kế hoạch được bố trí, đến cuối năm phải điều chỉnh vốn cho các dự án khác.

Có sự bất cập giữa việc bố trí kế hoạch vốn so với quy mô của dự án.

Việc lập, giao kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm còn chậm và chưa có tính khả thi cao. Thực tế có những công trình chưa triển khai bất kỳ phần việc nào, chỉ có tên của công trình (chưa mở mã quan hệ NS) nhưng vẫn được bố trí kế hoạch vốn, đến cuối năm không thực hiện được phải chuyển vốn cho công trình khác.

Hạn chế của trong sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai của các công trình. Đó là phòng quản lý đô thị,

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

phòng kinh tế trong việc thẩm định thiết kế dự toán, phòng tài chính trong việc nhập kế hoạch vốn, quyết toán công trình, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng trong việc giải phóng mặt bằng cho các công trình...

Có rất nhiều các dự án thi công kéo dài qua nhiều năm, dẫn đến việc điều chỉnh tổng mức vốn đầu tư và tổng dự toán tăng lên do trượt giá và phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng, ảnh hưởng đến việc cấn đối bố trí vốn của địa phương.

Việc trí vốn còn dàn trải, không bố trí cho các dự án đã có quyết toán mà lại bố trí, khuyến khích khởi công, xây mới các dự án, điều này sẽ dẫn đến việc tăng nợ đọng xây dựng cơ bản của địa phương, đồng thời hình thành thói quen “xin, cho” vốn.

Đến cuối năm, UBND ra quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn cho sát vói tiến độ thực hiện của dự án, nhưng cơ quan chức năng lại không làm việc với kho bạc để xác định số vốn đã thanh toán của dự án, dẫn đến tình trạng có nhiều dự án sau khi điều chỉnh kế hoạch vốn, số kế hoạch vốn thấp hơn số vốn đã thanh toán qua kho bạc, gây khó khăn cho công tác kế toán và quán lý của kho bạc.

Theo quy định của Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN đã có quy định cụ thể về thời hạn quyết toán vốn, trách nhiệm trong quyết toán dự án hoàn thành và xử lý vi phạm, tuy nhiên trong thực tế còn tồn tại nhiều dự án chưa được quyết toán với các lý do khác nhau, việc chế tài xử phạt chưa nghiêm minh nên vẫn còn việc các CĐT chây ỳ, không làm thủ tục, hồ sơ đi quyết toán vốn.

Thứ hai, Cơ chế chính sách cần phải cập nhật thường xuyên và liên tục như: Luật đầu thầu số 43/2013/QH13,Luật đầu tư công số 49/2014/QH13;

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật NSNN số

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

quản lý và sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của CĐT, ban quản lý dự án sử dụng vốn và vốn TPCP; Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; thông tư 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 hướng dẫn lập dự toán, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thương, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN; thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi thông tư 161/2012/TT-BTC; thông tư 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 sửa đổi bổ sung thông tư 113/2008/TT- BTC và rất nhiều quyết định, công văn quy định các dự án đặc thù khác. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi cũng như CĐT trong quá trình thanh toán, quyết toán vốn đầu tư.

Thứ ba, hiện nay, ngoài quyết định giao dự toán đầu năm cho các dự án, trong năm UBND huyện còn bổ sung kế hoạch vốn, điều chỉnh kế hoạch vốn, đặc biệt là vào những ngày cuối năm, thậm chí cuối tháng 01 năm sau.

Điều này đã tạo áp lực rất lớn không chỉ cho CĐT mà cho cả cán bộ kiểm soát chi của kho bạc. Trong khi CĐT cố gắng chạy hồ sơ thanh toán vội vàng dẫn đến hồ sơ thiếu, sai sót, còn cán bộ kiểm soát chi không đủ thời gian kiểm tra kỹ hồ sơ thanh toán, nên những sai sót trong quá trình kiểm soát không thể tránh khỏi.

Thứ tư, Vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và thiếu đất tái định cư. Có một số dự án không giải phóng được mặt bằng do người dân không chịu di dời, quỹ đất tại định cư còn thiếu dẫn đến việc thi công công trình bị chậm tiến độ ảnh hưởng đến việc giải ngân dự án.

Thứ năm, Nguyên nhân từ phía CĐT, công tác khảo sát, lập dự án, thiết kế, dự toán chưa đảm bảo yêu cầu, tổ chức nghiệm thu chưa chặt chẽ, dẫn đến

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

nhiều công trình phát sinh khối lượng nghiệm thu không có trong dự toán chi tiết được duyệt, áp dụng sai định mức… Đặc biệt trong các dự án của chương trình nông thôn mới có phần giám sát cộng đồng, những người tham gia giám sát là người dân địa phương không có trình độ, hiểu biết về chuyên môn xây dựng, ảnh hưởng tới chất lượng công trình, thủ tục thanh toán.

Ngoài ban quản lý dự án của huyện có trình độ về quản lý dự án, còn lại các phòng ban, các UBND các xã làm CĐT có đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán, quyết toán các dự án còn hạn chế về năng lực trong công tác quản lý vốn đầu tư, không đảm bảo chất lượng của các hồ sơ thanh toán, việc thanh toán phải đi lại nhiều lần, khó khăn cho công tác kiểm soát chi.

2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do hạn chế về nguồn nhân lực tại KBNN Quốc Oai, số lượng biên chế của Kho bạc cấp huyện phụ thuộc vào tổ chức của kho bạc thành phố nên không chủ động được trong kế hoạch nguồn nhân lực. Hiện tại chỉ với 03 biên chế làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, kiêm thêm một số công việc của tổ tổng hợp hành chính, trong khí khối lượng công việc ngày càng lớn thì công việc kiểm soát chi rất nặng nề.

Về trình độ của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể hoàn thành được công việc, ngoài việc tự học tập nâng cao trình độ, chất lượng chuyên môn còn phụ thuộc nhiều vào công tác tập huấn nghiệp vụ mà KBNN Thành phố tổ chức, mà việc tập huấn chỉ tập trung vào việc triển khai nghiệp vụ mới, không đủ thời gian và nhân lực hướng dẫn tỷ mỷ, toàn diện. Cán bộ kiểm soát chi cấp huyện sau khi tập huấn sẽ tự nâng cao nghiệp vụ thông qua công việc cụ thể của đơn vị mình.

Việc luân chuyển cán bộ cũng ảnh hưởng phần nào tới chất lượng công tác kiểm soát chi. Việc thường xuyên luân chuyển sẽ làm cho cán bộ vừa thạo việc của bộ phận kiểm soát chi lại chuyển sang bộ phận khác, cán bộ mới đến sẽ lại học từ đầu, mất thời gian và ảnh hưởng tới chất lượng công tác kiểm

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

soát chi. Hàng năm, ngoài việc luân chuyển sang các bộ phận khác, việc luân chuyển công việc trong nội bộ bộ phận cũng làm mất nhiều thời gian của cán bộ. Mặt khác công tác bàn giao hồ sơ dự án cần phải chi tiết, tỷ mỷ nên mất rất nhiều thời gian bàn giao, ảnh hưởng tới thời gian kiểm soát hồ sơ.

KBNN Quốc Oai còn thiếu vị trí làm việc của tổ trưởng, tổ phó bộ phận Tổng hợp hành chính, nên lãnh đạo đơn vị phải kiêm phụ trách tổ, các báo cáo tổng hợp do cán bộ kiểm soát chi thực hiện, ảnh hưởng đến thời gian làm nghiệp vụ chuyên môn.

Bảng 2.12: Tình hình luân chuyển cán bộ kiểm soát chi KBNN Quốc Oai Đơn vị tính: Người

Tiêu chí

Năm Tuyển mới Luân chuyển đi Luân chuyển

đến

2012 0 0 0

2013 0 0 1

2014 0 1 1

2015 1 2 1

(Nguồn: Báo cáo của tổ Tổng hơp hành chính KBNN Quốc Oai)

Theo quy định của Luật lao động, mỗi năm đối với mỗi cán bộ không được làm thêm quá 200 giờ. Nhưng trên thực tế, do yêu cầu của công việc, mỗi cán bộ kiểm soát chi thường làm nhiều hơn số giờ quy định. Tuy nhiên số giờ làm thêm vượt quá đó lại không được thanh toán, điều đó đã không kích thích được sự nhiệt tình của cán bộ trong công việc.

Thứ hai, tuy đã được KBNN Hà Nội trang bị đủ mỗi cán bộ một máy vi tính làm việc, và đã triển khai chương trình ĐTLN, nhưng chương trình vẫn chưa hoàn thiện dẫn đến việc kiểm soát chi gặp khó khăn. Kho bạc chưa xây dựng được chương trình tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, nên quá trình giao nhận vẫn làm thủ công, CĐT không biết hồ sơ của minh đang ở giai đoạn nào trong quá trình thanh toán.

Thư ba, hàng năm, bộ phận kiểm soát chi đã dành thời gian rà soát, kiểm tra lại các hồ sơ đã thanh toán, nhưng trong các cuộc kiểm tra nội bộ của

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phòng thanh tra KBNN Hà Nội vẫn phát hiện ra một số sai sót trong lĩnh vực kiểm soát chi như: lưu thừa, lưu thiếu hồ sơ; thiếu sự logic về hồ sơ; lỗi trên chứng từ…

Thứ tư, do sự phối hợp của KBNN Quốc Oai với các cơ quan liên quan chưa được thực sự tốt, chưa tham mưu được nhiều do các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý chi đầu tư XDCB trên địa bàn, phối hợp cùng các cơ sở, ban, ngành trong công tác quản lý vốn đầu tư còn chưa nhiều, dẫn đến việc khi cung cấp số liệu, thông tin dự án cho các cấp chính quyền còn có sự sai lệch, chưa thường xuyên phối hợp trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn các CĐT khi có văn bản chế độ mới.

Trong chương 2, tác giả đã khái quát chung về KBNN Quốc Oai. và phân tích, chỉ rõ quy mô và cơ cấu chi đầu tư XDCB qua KBNN Quốc Oai giai đoạn 2012-2015, trình bày cụ thể thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, thực trạng công cụ kiểm soát chi. Trình bày tình hình, số liệu từ chối thanh toán qua KBNN Quốc Oai trong thời gian qua; Đánh giá thành tích, những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Quốc Oai giai đoạn 2012- 2015; Tìm ra được những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong kiếm soát chi, làm cơ sở cho các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Quốc Oai thời gian qua.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước qua hệ thống kbnn, tại kbnn quốc oai, tp hà nội (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)