ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN TẠI KBNN QUỐC OAI

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước qua hệ thống kbnn, tại kbnn quốc oai, tp hà nội (Trang 78 - 82)

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN QUA

3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN TẠI KBNN QUỐC OAI

3.1.1. Định hướng chung

Trong chiến lược phát triển chung của hệ thống KBNN đến năm 2020 thì mục đích chủ yếu là nâng cao vai trò quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước, quản lý ngân quỹ, quản lý nợ, hoàn thiện kế toán NSNN làm cơ sở xây dựng hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, tạo dựng được nền tảng để xây dựng KBNN hiện đại. Cụ thể các mục đích bao gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ KBNN gắn với tiến trình cải cách hành chính, cụ thể:

(1) Hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN theo hướng đơn giản về quy trình, thủ tục thu nộp và thống nhất kế toán thu NSNN. Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung trong ngành tài chính nhằm thống nhất báo cáo thống kê từ NSNN giữa các hệ thống thuế, KBNN và cơ quan tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN.

(2) Đổi mới cơ chế quản lý và quy trình kiểm soát chi NSNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS như: kiểm soát cam kết chi, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, kiểm soát theo nội dung và giá trị khoản chi…, đồng thời đảm bảo tính đơn giản, công khai và minh bạch:

- Về thể chế, chính sách: các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soát chi đầu tư XDCB phải tiếp tục được nghiên cứu để ban hành đầy đủ, đồng bộ, mang tính nhất quán, xuyên suốt và ổn định lâu dài, có tính khả thi cao. Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

phù hợp với thông lệ quốc tế vận hành TABMIS. Từng bước chuyển dần việc quản lý, kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý, kiểm soát theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình NS. Thực hiện phân loại các khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả.

- Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN.

- Tăng cường cải cách các thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, đảm bảo đơn giản, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát… Từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử.

- Kết nối và trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, xây dựng quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ theo lộ trình triển khai TABMIS nhằm tăng cường quản lý chi NSNN và tăng tỷ trọng chi NSNN theo phương thức thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

(3) Thực hiện cơ chế quản lý ngân quỹ KBNN đảm bảo an toàn và bước đầu tính đến hiệu quả, từng bước nghiên cứu và hoàn thành hệ thống kiểm soát rủi ro quản lý ngân quỹ và quản lý nợ, hiện đại hóa công tác phát hành TPCP phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính. Gắn kết quản lý ngân quỹ với quản lý nợ TPCP để nâng cao hiệu quả huy động vốn, phấn đấu đến 2020, giảm khoảng 5% chi phí trả lãi tiền vay hàng năm của TPCP để giảm bớt gánh nặng cho NSNN.

(4) Bước đầu thực hiện kế toán NSNN trên nền tảng hệ thống TABMIS đáp ứng các yêu cầu tài chính công như: lập kế hoạch chi tiêu NS chung hạng, chính sách phân bổ NS theo kết quả đầu ra, đảm bảo tính công khai, minh bạch.

(5) Hiện đại hóa công tác thanh toán của hệ thống KBNN, giảm dần khối

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

phương tiện làm việc phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin đảm bảm lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại và không bị lạc hậu. Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát chi hữu hiệu, và nhanh chóng.

(6) Đổi mới công tác kiểm tra, kiểm soát theo hướng xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ KBNN về các mặt thể chế chính sách, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phương pháp thực hiện nhằm mục tiêu đảm bảo sự phát triển an toàn, ổn định và vững chắc của hệ thống KBNN.

Thứ hai, hiện đại hóa công nghệ thông tin của hệ thống KBNN trên nền tảng hệ thống TABMIS. Chuẩn hóa và phát triển các chương trình ứng dụng phục vụ hoạt động nghiệp vụ KBNN, tạo nền tảng để hướng tới xây dựng Kho bạc điện tử trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ ba, kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể:

Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động phù hợp với tiến trình, định hướng cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN.

Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ và công nghệ quản lý.

Cán bộ kiểm soát chi phải được tiêu chuẩn hóa, được đào tạo đúng ngành, nghề, được bố trí đúng ngành, nghề đã được đào tạo, làm việc có kiến thức quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB, vừa phải là các bộ phận kỹ thuật có khả năng xem xét các bản vẽ thiết kế, từ đó mới đưa ra được các kết luận chính xác, giảm thiểu những rủi ro, những lãng phí, thất

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thoát trong đầu tư XDCB, đồng thời là người có đức tính liên khiết, trung thực, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự.

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Quốc Oai.

Để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Quốc Oai thì KBNN Quốc Oai cần phải đạt được một số mục tiêu như sau:

Thứ nhất, đảm bảo các khoản chi đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt, theo đúng định mức, đơn giá XDCB hiện hành, góp phần chống lãng phí, thất thoát trong công tác quản lý thanh toán vốn đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Thứ hai, qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tư làm cho các chủ đầu tư hiểu rõ hơn để thực hiện đúng chính sách, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng, góp phần đưa công tác quản lý đầu tư và xây dựng vào nề nếp, đúng quỹ đạo, từ đó nâng cao vai trò và vị thế của KBNN là cơ quan kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB.

Thứ ba, qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, KBNN đóng góp tích cực và có hiệu quả với các cấp chính quyền khi xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án, Tham mưu với UBNN huyện trong việc hoạch định chính sách quản lý đầu tư, thu hút các nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển.

Để đạt được những mục tiêu trên thì KBNN Quốc Oai cần thực hiện các phương hướng cơ bản sau:

- Tổ chức thực hiện và triển khai các văn bản, chế độ quy định về quản lý, kiểm soát chi đầ tư XDCB nhanh chóng kịp thời, đảm bảo kiểm soát chi đúng đối tượng, đúng nội dung chi của dự án đã được phê duyệt, đúng định mức, khối lượng XDCB hoàn thành, góp phần chống lãng phí, thất thoát trong

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

công tác quản lý thanh toán vốn đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

- Từng bước đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB theo định hướng chung của hệ thống KBNN.

- Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc, đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao công tác tin học, đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại, không bị lạc hậu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước qua hệ thống kbnn, tại kbnn quốc oai, tp hà nội (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)