Đơn vị: đồng Tên hàng
Hoá
Mã
HH ĐV tính
Số lượng
ĐG ghi sổ
ĐG thực tế
Mức chênh
lệch
Mức dự phòng
Cốc Chiếc 20.000 500 400 2.000.000 2.000.000
….
Cộng
Thứ tư, Chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thanh toán: là một biện pháp thúc đẩy việc thu hồi vốn cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để thúc đẩy quá trình thu hồi nợ thì công ty nên áp dụng hạch toán chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán nhanh, thanh toán trước hạn. Sẽ thúc đẩy quá trình thu hồi vốn nhanh hơn.
Cơ sở xây dựng mức chiết khấu thanh toán: Công ty nên tham khảo lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng để quy định định mức chiết khấu thanh toán cho phù hợp. Mức chiết khấu thanh toán phải lớn hơn mức lãi suấ ngân hàng huy động và nhỏ hơn mức lãi suất ngân hàng cho vay.
Hiện nay tại công ty chưa áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán nợ trước hạn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu hồi vốn được nhanh, công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán.
Tỷ lệ chiết khấu thanh toán chưa có quy định thống nhất của Bộ Tài Chính. Vì vậy, mức chiết khấu thanh toán công ty có thể áp dụng dựa trên lãi suất tiền gửi thanh toán tại ngân hàng doanh nghiệp mở tài khoản và cũng có thể tham khảo doanh nghiệp cùng ngành.
Tỷ lệ chiết khấu thanh toán phải được ghi nhận cụ thể trong hợp đông kinh doanh được ký kết giữa 2 bên, đây cũng là điều kiện cần và đủ làm căn cứ thực hiện chiết khấu thanh toán đối với mỗi khách hàng.
Khi phát sinh khoản chiết khấu thanh toán, Công ty sẽ tiến hành hạch toán khoản chiết khấu đó vào chi phí hoạt động tài chính, như sau:
Nợ TK 635
Có TK 131 (chi tiết khách hàng)
Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Ngày 10/3 Công ty TNHH Hưng Hà mua 100.000 chiếc cốc, giá bán 500 đồng/ chiếc. Tổng số tiền phải thanh toán là 55.000.000 đồng. Theo hợp đồng, nếu khách hàng thanh toán ngay chiết khấu 2% số tiền thanh toán.
Như vậy nếu khách hàng thanh toán ngay chiết khấu thanh toán sẽ là 1.100.000 đồng.
Kế toán sẽ hạch toán tiền này vào chi phí hoạt động tài chính:
Nợ TK 6352: 1.100.000 đồng Có TK 111: 1.100.000 đồng
Thứ năm, Dự phòng phải thu khó đòi
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh các khoản phải thu khó đòi nhưng kế toán không trích lập dự phòng là sai nguyên tắc kế toán. Để đảm bảo nguyên tắc “thận trọng”, công ty cần phải trích lập dự phòng.
Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi nhận Nợ TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”; Có TK 2293 “Dự phòng tổn thất tài sản”. Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đời sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất về nợ khó đòi có thể xảy ra trong năm tới, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho việc phản ánh các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Căn cứ Điều 45, thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn nguyên tắc trích lập kế toán dự phòng phải thu khó đòi:
“…a) Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp xác định các khoản nợ
phải thu khó đòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.
b) Doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi:
- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
c) Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ...
- Mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định hiện hành.
- Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
d) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế
toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
e) Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Nếu sau khi đã xoá nợ, doanh nghiệp lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 711 “Thu nhập khác”.
Mức trích lập dự phòng như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Ví dụ: Tại ngày 31/12/2020: Công ty có các khoản nợ tồn như sau Biểu 3.2: Theo dõi nợ tồn
STT Ngày đến hạn phải thanh toán
Tên khách hàng Số tiền ( VNĐ) 1 30/2/2020 Công ty TNHH Tiến Đạt 50.000.000 2 30/9/2020 Công ty TNHH Dung Huynh 20.000.000
3 30/2/2019 Cửa hàng Nam Cường 10.000.000
Như vậy các Công ty TNHH Tiến Đạt và cửa hàng Nam Cường đã quá hạn nợ trên 6 tháng. Như vậy, ta phải trích lập dự phòng cho các khoản này như sau:
= 50.000.000*30% +10.000.000*50% = 20.000.000 đồng Định khoản.
Nợ TK 642: 20.000.000 đồng Có TK 2293: 20.000.000 đồng
3.2.2. Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Huyền Hào dưới góc độ kế toán quản trị
Thứ nhất, Hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị
- Hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị về doanh thu, cụ thể:
+ Báo cáo doanh thu bán hàng thu tiền ngay và doanh thu bán chịu.
+ Báo cáo doanh thu bán hàng theo từng ngày tại doanh nghiệp.
- Hoàn thiện thêm hệ thống báo cáo kế toán quản trị về chi phí để cung cấp cho nhà quản lý, cụ thể:
+ Báo cáo chi phí bán hàng theo từng nhóm sản phẩm.
+ Báo cáo chi phí bán hàng theo từng ngày.
- Hoàn thiện các hệ thống báo cáo về dự toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh.
Dự toán doanh thu cốc
Biểu 3.3: Dự toán doanh thu tiêu thụ cốc.
Chỉ tiêu Tháng Tổng
4 5 6
Khối lượng tiêu thụ 1.000.000. 1.100.000 1.200.000
Đơn giá 500 450 475
Doanh thu dự kiến 500.000.000 490.500.000 570.000.000 1.560.000.000
Dự toán giá vốn hàng bán.
Biểu 3.4: Dự toán giá vốn sản phẩm cốc.
Chỉ tiêu Tháng Tổng
4 5 6
Khối lượng 1.000.000. 1.100.000 1.200.000 3.300.000
Giá thành 235 235 235
Giá vốn dự kiến 235.000.000 258.500.000 282.000.000 775.500.000
Dự toán chi phí bán hàng.
Biểu 3.5: Dự toán chi phí bán hàng cốc.
Chỉ tiêu Tháng Cả Quý
4 5 6
1 khối lượng tiêu thụ kế hoạch 1.000.000 1.100.000 1.200.000 3.300.000 2. Đơn giá biến phí CPBH
ước tính
20 15 18
3. Dự đoán tổng biến phí 20.000.000 16.500.000 21.600.000 58.100.000 4. Định phí CPBH 30.000.000 30.000.000 30.000.000 90.000.000 5. Tổng cộng dự đoán 50.000.000 46.500.000 51.600.000 148.100.000 6. Chi phí khấu hao 15.000.000 15.000.000 15.000.000 45.000.000 7. Tổng dự toán CPBH liên
quan đến dự toán tiền
35.000.000 31.500.000 36.600.000 103.100.000
Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm cốc.
Biểu 3.6: Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chỉ tiêu Tháng Cả năm
4 5 6
1. Tổng thời gian lao động 200 220 250 670
2. Đơn giá biến phí CPQL 300.000 300.000 300.000
3. Dự toán tổng biến phí 60.000.000 66.000.000 75.000.000 201.000.000 4. Định phí CPQLDN 70.000.000 70.000.000 70.000.000 210.000.000
5. Tổng cộng dự toán 130.000.000 136.000.000 145.000.000 411.000.000 6.Chi phí khấu hao 30.000.000 30.000.000 30.000.000 90.000.000 7. Các khoản dự phòng 20.000.000 20.000.000 20.000.000 60.000.000 8. Tổng dự toán CPBh liên
quan đến dự toán tiền
80.000.000 86.000.000 95.000.000 261.000.000
Dự toán Báo cáo kết quả kinh doanh.
Biểu 3.7: Dự toán kết quả kinh doanh sản phẩm cốc quý II.
Chỉ tiêu
1.Doanh thu bán hàng 1.560.000.000
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0
3.Doanh thu thuần 1.560.000.000
4.Giá vốn hàng hóa 775.500.000
5.Lãi gộp 784.500.000
6.Chi phí bán hàng 148.100.000
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 411.000.000
8.Lãi thuần 225.400.000
9.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 45.080.000
10.Lãi sau thuế 180.320.000
Thứ hai, Phân loại chi phí
Để có thông tin vừa đáp ứng nhu cầu kế toán tài chính, vừa đáp ứng yêu cầu của kế toán quản trị thì công ty phải phân biệt rõ ràng và nhận biết được cách phân loại chi phí. Để đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp, cần phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí. Theo cách này toàn bộ chi phí được phân loại thành: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Phần chênh lệch giữa doanh thu và biến phí được gọi là lãi trên biến phí. Bằng cách phân loại này, cho thấy trong khoảng thời gian ngắn công ty chưa cần trang bị thêm TSCĐ thì định phí là đại lượng tương đối ổn định. Vì vậy, để tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lãi trên biến phí, đây là cơ sở
quan trọng cho việc xem xét và đưa ra các quyết định liên quan đến chi phí khối lượng lợi nhuận và giá cả. Mặt khác, theo cách phân loại như vậy nhà quản trị có thể xác định được đòn bẩy kinh doanh. Doanh nghiệp có kết cấu chi phí với định phí cao sẽ có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng đồng thời đi liền với rủi ro lớn. Do đó, công ty cần thiết kế một kết cấu hợp lý về chi phí sao cho phù hợp với đặc điểm, định hướng phát triển của mình.
Biểu 3.8: Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động.
Khoản mục chi phí TK
Biến phí
Định phí
Chi phí hỗn hợp
Ghi chú 1. Giá vốn hàng bán 632 X
2. Chi phí bán hàng 641 X
- Chi phí nhân viên bán hàng 6441 X - Chi phí vật liệu ,bao bì 6412 X
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng 6413 X
- Chi phí khấu hao TSCĐ 6414 X
- Thuế, phí, lệ phí 6416 X
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6417 X
- Chi phí bằng tiền khác 6418 X
3. Chi phí QLDN 642
- Chi phí nhân viên quản lý 6421 X - Chi phí vật liệu quản lý, đồ
dùng văn phòng 6423 X
- Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 X
- Thuế, phí, lệ phí 6425 X
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6427 X
Thứ ba, Phân tích CP để kiểm soát CP và ra quyết định kinh doanh
Xác định giá bán sản phẩm
Việc định giá bán sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thường nó phụ thuộc rất lớn vào giá thị trường. Tuy nhiên, để giúp các nhà quản trị có nhiều thông tin nhằm đưa ra các giá bán hợp lý theo từng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán quản trị chi phí có thể lập báo cáo về việc xác định giá bán sản phẩm dự kiến dạng so sánh tổng thể:
Giá bán = biến phí đơn vị + chi phí cộng thêm (p = b +a/x +P/x)
+ Trong đó, chi phí cộng thêm phải đủ để bù đắp phần định phí phân bổ cho một đơn vị sản phẩm và đạt được mức lợi nhuận mong muốn cho 1 đơn vị sản phẩm (a/x và P/x: a: định phí và P lợi nhuận mong muốn).
Biểu 3.9. Bảng định giá bán thành phẩm cốc.
Chỉ tiêu Giá bán thị trường
(p*=500)
Giá bán hòa vốn (p0=400)
Mức giá p1
(p1=550)
Mức giá p2
P2=490
Lượng bán tiêu thụ 80.000 100.000 60.000 85.000 Doanh thu 40.000.000 40.000.000 33.000.000 41.650.000
Biến phí đơn vị 350 350 350 350
Tổng biến phí 28.000.000 35.000.000 21.000.000 29.750.000 Lãi góp 12.000.000 5.000.000 12.000.000 11.900.000 Định phí 5.000.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000
Lợi nhuận 7.000.000 0 7.000.000 6.900.000
Phân tích các thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cung cấp thêm các công cụ quản lý cho ban lãnh đạo qua thông qua hệ thống báo cáo quản trị về kết quả kinh doanh thông qua báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm hệ thống các báo cáo phân tích như:
Phân tích tình hình quản lý CP và KQKD qua việc phân tích các tỷ
suất:
Tỷ suất Giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần.
Tỷ suất Chi phí bán hàng/ Doanh thu thuần.
Tỷ suất Chi phí quản lý doanh nghiệp/ Doanh thu thuần.
Tỷ suất Lợi nhuận kinh doanh/ Doanh thu thuần.
Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần.
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần.
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Phân tích BCTC (báo cáo KQHĐKD) là một quá trình chọn lọc, tìm hiểu tương quan và đánh giá các dữ kiện trong hệ thống BCTC. Phân tích BCTC nhằm xác định kết quả kinh doanh của công ty ở một kỳ kế toán nhất định:
DT bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí HĐKD, lãi (lỗ).
Việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho phép công ty đánh giá được các mặt hoạt động của mình trên các chỉ tiêu DT, CP, lợi nhuận. Có thể so sánh bằng số tương đối hoặc số tuyệt đối để thấy được mức độ biến động của lợi nhuận; đồng thời cũng có thể đánh giá để thấy được cơ cấu lãi của công ty bằng cách so sánh tỷ trọng lãi của từng hoạt động trong tổng lãi qua các năm để thấy được nguồn lợi nhuận chính của công ty do hoạt động nào mang lại.
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bộ phận.
Việc phân tích báo cáo KQHĐKD bộ phận sẽ giúp công ty đánh giá được mức độ đóng góp lợi nhuận của từng bộ phận đối với toàn công ty. Qua việc đánh giá này, giúp quản trị doanh nghiệp phát hiện những khả năng tiềm tàng trong mọi hoạt động kinh doanh của từng hoạt động để có giải phát tốt nhất, đưa các quá trình hoạt động kinh doanh của toàn công ty tiếp tục phát triển bền vững.
Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận phải thể hiện được
các tiêu chí sau đây: DT bán hàng, tổng biến phí, tổng lãi góp, định phí thuộc tính, lãi bộ phận, định phí chung, thu nhập thuần trước thuế TNDN, CP thuế TNDN, thu nhập thuần sau thuế TNDN...
3.3. Một số kiến nghị nhắm hoàn thiện doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Huyền Hào 3.3.1. Về phía nhà nước
Nhà nước cần xem xét lại các quy định quản lý tài chính không phù hợp về doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh, cần loại bỏ những quy định quá cụ thể, những quy định mang tính bắt buộc, để các doanh nghiệp có tính độc lập trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhà nước cần giảm thuế VAT để kích thích tiêu dùng nội địa, bởi như vậy mới giúp doanh nghiệp giải phóng được hàng tồn kho trong thời kỳ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế tài chính một cách đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cải cách thủ tục hải quan, đưa hải quan điện tử vào áp dụng rộng rãi để thủ tục xuất, nhập khẩu được nhanh chóng, thuận tiện, tuân thủ pháp luật.
Nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán đồng bộ, thống nhất. Luật kế toán, chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đã được ban hành khá đầy đủ nhưng có một số nội dung quy định chưa thực sự đảm bảo tính thống nhất logic với nhau trong một chuẩn mực hay giữa các chuẩn mực với nhau. Vì vậy, để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hạch toán và tính khả thi của việc áp dụng cá chuẩn mực kế toán thì một mặt phải tiếp tục xây dựng hệ thống kế toán, mặt khác phải không ngừng hoàn thiện hệ thống này để đáp ứng ngày càng cao việc thu thập, phản ánh, xử lý, cung cấp thông tin từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.