CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Kinh nghiệm mở rộng tín dụng của một số chi nhánh Ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm
1.3.1. Kinh nghiệm mở rộng tín dụng của một số ngân hàng thương mại 1.3.1.1. Kinh nghiệm mở rộng tín dụng của Vietinbank Bắc Quang
Vietinbank Bắc Quang là đơn vị luôn đƣợc sự quan tâm chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của Ban quản lý ngân hàng nên trong những năm qua Vietinbank Bắc Quang đã đạt đƣợc những kết quả cao trong hoạt động tín dụng: Tổng dƣ nợ của ngân hàng không ngừng tăng nhanh cùng với chất lƣợng tín dụng. Trong 3 năm liên tục tổng dƣ nợ của chi nhánh đều tăng từ 543 tỷ năm 2019 đến 635 tỷ năm 2020 đến 705 tỷ năm 2020 và kèm theo đó là tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Các biện pháp mà chi nhánh áp dụng đó là:
Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp: Thực hiện chiến lược tăng trưởng hướng nội chủ yếu sử dụng nội lực để đầu tư và chủ yếu khai thác thị trường theo chiều rộng đó là khai thác thêm các bộ phận thị trường mới, mở rộng danh mục sản phẩm.
Đẩy mạnh công tác huy động vốn: Hình thức huy động vốn đa dạng ở các mức thời khác nhau: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. các hình thức tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá... chi nhánh đã tăng khối lƣợng vốn huy động lên khi thời hạn gửi tiền và rút tiền linh hoạt hơn không chỉ theo tháng mà theo tuần, theo ngày đi đối với việc tăng cường quản lý tài sản nợ.
Nâng cao chất lƣợng thẩm định khách hàng: (i) Rà soát thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước hoặc chính quyền địa phương về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng tại địa phương và các thông tin khác có liên quan về khoản vay và tài sản đảm bảo; (ii) Thường xuyên theo dõi các thông tin từ hệ thống tín dụng Việt Nam, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web có các thông tin đáng tin cậy, các tờ báo có uy tín có thông tin liên quan để từ đó tìm và phân tích được các thông tin ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng; (iii) Tăng cường bồi dưỡng cán bộ tín dụng trong việc phân tích thông tin khách hàng ở nhiều ngành nghề khác nhau, đến tận nơi khách hàng kinh doanh, lập
kế hoạch xem xét tính chân thực các thông tin từ báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng: Luôn kiểm tra, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn vay của ngân hàng, tình trạng tài sản đảm bảo yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo phù hợp với giá trị khoản vay đồng thời cũng tạo cho khách hàng ý thức hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả. Hơn nữa khi kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng bằng kinh nghiệm sẵn có tƣ vấn cho khách hàng giúp khách hàng khắc phục khó khăn trong hoạt động kinh doanh
Thực hiện tốt chính sách quan tâm, chăm sóc khách hàng bằng các chính sách ƣu đãi đối với khách hàng thân thiết, khách hàng truyền thống, lâu năm có quan hệ tín dụng tốt như: quay số trúng thưởng, tích lũy điểm thưởng... Không chỉ đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng trong việc quản lý chi tiêu thông qua các tiện ích nhƣ: Mobile banking, Internet banking... mà còn chủ động mở rộng tiện ích thanh toán tự động các hóa đơn hàng tháng như: điện, nước, di động, Internet, truyền hình... giúp khách hàng tiết kiệm thời gian thao tác khi giao dịch.
1.3.1.2. Kinh nghiệm mở rộng tín dụng của Agribank chi nhánh Vị Xuyên
Là một trong số ít chi nhánh của Agribank trên địa bàn tỉnh Hà Giang có quy mô tín dụng lớn đạt trên mức 1.000 tỷ đồng. Nợ xấu nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Dƣ nợ cho vay đối tƣợng hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ trọng 80% trên tổng dƣ nợ. Việc triển khai mạnh công tác cho vay qua các tổ chức hội nhƣ hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… cũng đã góp phần giảm tải áp lực công việc đối với các cán bộ tín dụng tại địa bàn nông thôn, tạo điều kiện cho cán bộ chú trọng nhiều hơn vào công tác phân tích, xử lý nợ nhằm duy trì chất lƣợng tín dụng tốt. Để đạt đƣợc kết quả trên chi nhánh đã đồng thời thực hiện các biện pháp sau:
Công tác kiểm tra, kiểm soát được tiến hành thường xuyên và đạt những kết quả nhất định: kiểm toán nội bộ định kỳ đều tiến hành các cuộc kiểm tra toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là công tác kiểm tra tín dụng, trích lập dự phòng và xử lý, thu hồi nợ xấu, xin ý kiến chỉ đạo kịp thời của Hội Sở đối
với những sai phạm, rủi ro chi nhánh không thể khắc phục có thể gây hậu quả lớn.
Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đƣợc thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đối với các khoản cho vay nói chung, chi nhánh đều thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng chung với tỷ lệ 0,75%. Đồng thời định kỳ hàng quý, ngân hàng tiến hành rà soát và phân loại kịp thời các khoản nợ để tiến hành trích lập dự phòng cụ thể cho từng khoản nợ.
Thiết lập các ủy ban/hội đồng/phòng ban đặt tại hội sở chính đƣợc chuyên môn hóa về công tác quản lý nợ quá hạn, xử lý nợ xấu. Do đó, khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, các khoản nợ này sẽ đƣợc chuyển giao cho các ủy ban/hội đồng/phòng ban trên làm đầu mối phối hợp với chi nhánh đôn đốc, thu hồi, xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bắc Quang, Hà Giang
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm về mở rộng tín dụng tại các NHTM trên, có thể học hỏi và rút ra đƣợc nhiều bài học bổ ích nhằm mở rộng tín dụng cho Agribank huyện Bắc Quang, Hà Giang nhƣ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn của khách hàng. Hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Hướng phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng của các ngân hàng này cũng là một xu thế khách quan xuất phát từ chính nhu cầu của thị trường. Muốn đứng vững và phát triển trong cạnh tranh Chi nhánh cần có thực hiện nghiêm túc chiến lược phát triển theo hương đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng của Hội sở.
Thứ hai, tăng cường hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng
Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, hoạt động tiếp thị, chăm sóc, hậu mãi khách hàng, truyền tải thông tin giúp khách hàng cập nhật thông tin về năng lực, uy tín, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, cách thức sử dụng và lợi ích mang lại cho họ. Từ đó tạo mối gắn kết đa chiều giữa ngân hàng và khách hàng.
Xây dựng một chiến lƣợc tiếp thị rõ ràng, bài bản để cung cấp các sản phẩm
đến người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tăng cường quảng bá để khách hàng cá nhân có thể biết và sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Các chương trình PR, quảng cáo nên xây dựng để tạo ra điểm khác biệt, riêng có của ngân hàng. Tập trung công tác chăm sóc khách hàng trước, trong và sau quá trình cung cấp dịch vụ.
Thường xuyên nắm bắt nhu cầu, thông tin và mong muốn của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ để đổi mới, tăng tiện ích của sản phẩm. Để gắn bó khách hàng với ngân hàng, xây dựng các chương trình khuyến mại, các chương trình tích điểm để tỏ lòng tri ân của ngân hàng với khách hàng thông qua các giải thưởng, các chương trình du lịch hoặc những ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ…
Thứ ba, Thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, cả về trình độ nghiệp vụ. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có chất lƣợng cao về nhận thức, tầm nhìn, trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao dịch, tối đa hóa giá trị nguồn nhân lực và duy trì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
Thứ tư, Agribank huyện Bắc Quang cần cập nhật thông tin về thị trường một cách nhanh chóng và chính xác nhất về phí dịch vụ, lãi suất cho vay… của các Ngân hàng khác trên địa bàn nhằm gia tăng tính cạnh tranh và điều chỉnh phương hướng hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về mở rộng tín dụng tại NHTM. Theo đó luận văn đã lãm rõ tổng quan về tín dụng ngân hàng. Luận văn đã nêu lên các quan điểm về mở rộng tín dụng của NHTM, sự cần thiết, các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng của NHTM. Luận văn cũng đã phân tích và làm rõ các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng của NHTM. Các nhân tố đó có tính chất đồng bộ và có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Những cơ sở lý luận khoa học trong chương này được coi là tạo nền tảng cơ bản để giải quyết các nội dung tiếp theo của luận văn. Đó là cơ sở để phân tích thực trạng và đề ra hệ thống giải pháp, kiến nghị có liên quan ở các chương sau.
CHƯƠNG 2