CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN BẮC QUANG, HÀ GIANG
2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bắc Quang, Hà Giang
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, thị phần dƣ nợ tín dụng thời gian gần đây giảm cho cả khối khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay của Agribank huyện Bắc Quang trên địa bàn giảm từ 48,2% năm 2019 xuống còn 45,4% trong năm 2021.
Trong khi đó BIDV và Vietinbank là 2 chi nhánh mà thị phần có sự tăng trưởng qua các năm.
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng dư nợ có xu hướng giảm dần, thấp hơn so với
khả năng trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2020 là 9,3% so với năm 2019, sang năm 2021 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giảm chỉ còn 5,8% so với năm 2020.
Thứ ba, khách hàng đánh giá tiêu chí năng lực phục vụ thấp, số điểm trung bình chỉ đạt 3,28. Kết quả điều tra khảo sát khách hàng vay vốn, có những khách hàng chƣa đánh giá cao về thái độ chăm sóc khách hàng, chưa tạo sự tin tưởng đối với khách hàng, chƣa giúp đỡ khách hàng trong quá trình hoàn thiện hồ sơ thủ tục vay vốn. Nhƣ vậy, trong thời gian qua, nhân viên tín dụng chƣa phục vụ tốt khách hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
Một là, môi trường pháp luật chưa hoàn thiện: Hệ thống pháp luật thực sự chƣa hợp lý, chƣa đầy đủ. Một số văn bản chƣa đủ sức điều chỉnh những diễn biến phức tạp trong thực tế kinh doanh của các NHTM. Vấn đề phát mại tài sản thế chấp còn gặp rất nhiều vấn đề về thủ tục hành chính. Chƣa thông báo, công khai các thay đổi về mặt pháp lý của các cá nhân, tổ chức vay vốn, thế chấp đến các đối tƣợng liên quan, dẫn đến xảy ra các rủi ro về mặt pháp lý trong thủ tục vay vốn Ngân hàng.
- Chƣa có các quy định liên quan đến việc cƣỡng chế tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho ngân hàng, nhất là đối với các trường hợp không hợp tác để xử lý tài sản thế chấp của mình để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay. Đối với những trường hợp như vậy ngân hàng thường phải đưa ra cơ quan pháp luật giải quyết, điều này làm tốn nhiều thời gian và chi phí cũng nhƣ có khả năng sẽ xẩy ra rủi ro về giảm giá trị tài sản trong quá trình thực hiện các trình tự theo pháp luật.
- Mặc dù Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, các bộ ngành liên quan đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật, quy định, thông tư nhằm hướng dẫn thực hiện các biện pháp rủi ro tín dụng. Nhƣng trên thực tế những văn bản, quy định này vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng đã ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. Cụ thể, khi Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội và các văn bản liên quan của Chính phủ, NHNN, bộ ngành ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc thực hiện xử lý nợ tại các
TCTD. Theo đó, quyền thu giữ TSBĐ của các TCTD để xử lý, việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án, việc xử lý TSBĐ là các dự án bất động sản…đã đƣợc đề cập cụ thể hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động to lớn đã đem lại, Nghị quyết 42 và công tác triển khai thực hiện vẫn còn những hạn chế, chƣa đáp ứng mong đợi của các TCTD trong hoạt động xử lý nợ xấu; cụ thể là Quyền thu giữ TSBĐ (một trong những quyền năng lớn nhất của TCTD khi thực hiện xử lý nợ) vẫn đang bị ràng buộc bởi những điều kiện về Hợp đồng thế chấp nhƣ phải có nội dung về việc bên bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu. Do đó, trên thực tế rất nhiều hợp đồng thế chấp hợp pháp (có công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm) có thỏa thuận về việc TCTD đƣợc toàn quyền xử lý TSBĐ nhƣng vẫn gặp khó khăn, không thể thực hiện thu giữ TSBĐ.
Ngoài ra, việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 42 của các cơ quan chức năng (Bộ Tài chính, Bộ công an, Tòa án…) đang chậm, chƣa chi tiết để có thể thực hiện, nên nhiều nội dung trong Nghị quyết 42 vẫn chƣa thể áp dụng trong thực tiễn, chƣa đem lại hiệu quả cao trong quá trình xử lý nợ.
- Việc thực hiện luật kế toán thống kê chƣa nghiêm và chƣa xử lý kịp thời nên các doanh nghiệp đều chƣa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong luật kế toán và thống kê do Bộ Tài chính ban hành. Vì vậy, các số liệu và tình hình mà doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng chƣa đảm bảo đủ độ tin cậy về sự chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, làm ảnh hưởng đến quá trình thẩm định về khách hàng vay vốn, dẫn đến những rủi ro xảy ra không đáng có.
- Việc thành lập tràn lan doanh nghiệp mà chủ yếu là doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, yếu cả vốn lẫn năng lực quản lý đã làm rủi ro tín dụng tăng lên rõ rệt.
Hai là, môi trường kinh tế chưa thuận lợi:
Khi đại dịch bùng phát, giãn cách xã hội kéo dài dẫn đến đứt gãy lưu thông, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp đã buộc phải lựa chọn phương án sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nếu không sẽ phải tạm ngừng hoạt động làm ảnh hưởng đến các đơn
hàng đã ký kết trước đó. Tuy nhiên, để hoạt động như vậy các doanh nghiệp cũng phải chịu chi phí vận hành rất lớn, lực lƣợng lao động thiếu hụt do nghỉ việc, cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã không thể hoàn thành đơn hàng đúng hạn, phải giãn hoặc hủy bỏ hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, giải thể do kiệt quệ, không đủ lực để chống chịu dịch bệnh kéo dài. Một số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh cầm chừng, trì hoãn việc sản xuất do không hiệu quả, thua lỗ trong điều kiện rất khó khăn. Điều này gây ra nợ quá hạn cho Ngân hàng, dẫn đến chất lƣợng tín dụng giai đoạn này chƣa thực sự ổn định.
Ba là, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt: Sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn gay gắt đã xuất hiện sự cạnh tranh thiếu lành mạnh nhƣ: hạ thấp điều kiện vay vốn, lãi suất cho vay, lãi suất huy động, cho vay trả nợ lẫn nhau đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng tại Agribank huyện Bắc Quang.
Bốn là, khả năng tài chính và trình độ quản lý kinh doanh của khách hàng còn hạn chế: Khách hàng cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, về tình hình tài chính chƣa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không kịp thời. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng.
- Khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Nhiều chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn, chủ yếu hoạt động quản lý dựa trên kinh nghiệm, dẫn đến khả năng quản lý điều hành còn nhiều hạn chế, làm thất thoát, thua thiệt trong hoạt động kinh doanh, đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
- Tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp còn thấp. Trong khi tín dụng trung - dài hạn, tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp tham gia đầu tƣ phải đảm bảo từ 15% - 30%/tổng vốn đầu tƣ dự án. Do không đáp ứng đủ các điều kiện về vốn tự có, về tài sản thế chấp, về tính khả thi của dự án nên không đủ điều kiện để Ngân hàng có thể cho vay.
b. Nguyên nhân chủ quan
Một là, công tác đánh giá thông tin tín dụng đôi lúc còn chƣa đầy đủ: Công tác đánh giá thông tin tín dụng thực hiện theo hình thức; đánh giá thông tin tín dụng
nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong việc thực hiện cho vay góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, tuy nhiên việc thực hiện đánh giá thông tin tín dụng tại đơn vị đôi khi còn thực hiện hình thức, việc đánh giá thông tin và phân loại khách hàng chưa chuẩn xác, chưa thường xuyên tiếp cận khách hàng để nắm bắt thông tin từ khách hàng, một phần cũng do bất cập về trình độ nên việc phân loại thông tin, điều tra, nghiên cứu thị trường cũng chưa được đầy đủ.
Hai là, chƣa phát huy vai trò của công tác Marketing: Hoạt động marketing chƣa mang tính chuyên nghiệp, đơn thuần chỉ thực hiện công tác tiếp thị, truyền thông, triển khai một số chương trình khuyến mãi. Bộ phận Marketing chưa có các đánh giá mang tính tổng thể về thị trường, chưa có các nghiên cứu về phân khúc khách hàng cũng nhƣ chƣa xây dựng đƣợc các chính sách khuyến mại đồng bộ.
Ba là, chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh còn trẻ. Hầu hết đội ngũ cán bộ - nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ đều dƣợc đào tạo cơ bản về lĩnh vực tài chính, tín dụng, ngân hàng và kế toán; đáp ứng đủ các điều kiện về trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng; có thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình, văn minh, lịch sự, có phẩm chất đạo đức tốt và hoàn thành công việc được giao. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp và hiện đại thì khả năng thích ứng nhanh nhạy, tính chuyên nghiệp của cán bộ - nhân viên còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế về khả năng thu thập và phân tích thông tin trong thẩm định và xử lý tín dụng: Nhiều cán bộ tín dụng còn giữ tâm lý thụ động, chờ đợi khách hàng đến vay vốn mà không chủ động tìm kiếm, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng. Một số cán bộ tín dụng đạo đức nghề nghiệp, tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc còn chƣa cao, vi phạm quy trình tín dụng, buông lỏng quản lý dẫn đến phát sinh rủi ro tín dụng.
Một bộ phận cán bộ của ngân hàng bị đồng tiền và cơ chế thị trường cám dỗ đã đặt lợi ích cá nhân lên trên, lợi dụng công việc được giao để móc ngoặc với người vay, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại về vốn cho ngân hàng.
Bốn là, công tác thẩm định còn sơ sài, giám sát sau vay còn lỏng lẻo: Do năng lực cũng nhƣ kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng còn hạn chế, quá trình thu thập hồ sơ, khai thác thông tin, phân tích khách hàng và lập tờ trình phê duyệt khoản vay đều do cán bộ tín dụng thực hiện, nên nhiều khi công tác này còn làm một cách không cẩn thận và tỷ mỉ, nhất là đối với các khách hàng cũ đã từng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Các khách hàng này chỉ cần bổ sung thêm hồ sơ tài chính, còn các hồ sơ khác nhƣ hồ sơ pháp lý, những hồ sơ liên quan không cần cung cấp lại, cán bộ tín dụng do chủ quan cũng không thẩm định lại các hồ sơ đó (đặc biệt là CBTD nhận bàn giao lại của CBTD trước), thậm chí không đến văn phòng công ty/ cơ sở kinh doanh của khách hàng thẩm định lại, mà chỉ có khách hàng mang hồ sơ ra ngân hàng. Do vậy, xảy ra trường hợp khách hàng cập nhật, thay đổi thông tin nhƣng ngân hàng không biết, dẫn đến phê duyệt hồ sơ sai, gây rủi ro cho ngân hàng.
Năm là, chƣa phát huy hết hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát: Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng công tác kiểm tra kiểm soát tại Agribank huyện Bắc Quang chƣa thực sự trở thành công cụ đắc lực trong phòng ngừa hạn chế rủi ro.
Công tác kiểm tra chƣa thực sự có hiệu quả, đôi lúc còn mang tính định kỳ kiểm tra, các sai phạm thường xuyên được phát hiện trong nhiều năm nhưng không được xử lý dứt điểm, kịp thời, còn có tính lặp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã khái quát về Agribank huyện Bắc Quang. Luận văn tập trung phân tích thực trạng mở rộng tín dụng tại Agribank huyện Bắc Quang.
Trong đó, mở rộng tín dụng đƣợc phân tích theo chỉ tiêu. Từ đó, đánh giá mơ rộng tín dụng tại Agribank huyện Bắc Quang về những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở để đƣa ra những giải pháp, đề xuất kiến nghị trong chương 3.
CHƯƠNG 3