CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN BẮC QUANG, HÀ GIANG
3.3. Một số kiến nghị
3.3.3. Đối với các cấp chính quyền địa phương
Phát triển hoạt động tín dụng tại các TCTD trên địa bàn gắn liền với sự phát triển của kinh tế huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Khi kinh tế phát triển, thu hút vốn đầu tư tăng, đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng, tốc độ đô thị hoá và dân cƣ tăng lên cũng là điều kiện thuận lợi để ngân hàng trên địa bàn mở rộng hoạt động tín dụng. Một số kiến nghị sau với cấp chính quyền địa phương nhằm hoàn thiện môi trường kinh tế huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đồng thời cũng là kiến nghị tạo điều kiện cho các TCTD trên địa bàn phát triển, đó là:
Tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để thu hút nhà đầu tƣ đến với Bắc Quang đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp, góp phần làm cho môi trường kinh doanh trên địa bàn lành mạnh, an toàn.
Giúp đỡ các hộ vay sử dụng vốn hiệu quả. Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy nhiều hộ vay (đặc biệt là các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn…) không biết cách làm ăn (kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản lý của hộ vay rất hạn chế) nên sử dụng vốn không hiệu quả, không có lãi nên không tích lũy đƣợc tiền trả nợ gốc. Vì vậy, cần sự phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác với các Trung tâm/trạm khuyến nông khuyến lâm ngƣ để tập huấn thường xuyên cho hộ vay. Nội dung tập huấn không chỉ về kỹ thuật sản xuất mà còn cả về kỹ năng quản lý sử dụng vốn.
Khơi thông tồn đọng trong xử lý tài sản đảm bảo, trong trường hợp ngân hàng phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay, vẫn còn đang tồn tại khó khăn,
vướng mắc nhưng chưa được giải quyết triệt để do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan. Đơn cử nhƣ tài sản đảm bảo là bất động sản, liên quan đến rất nhiều cơ quan nhƣ Chi Cục thuế, Công an, UBND các cấp, Văn phòng nhà đất… do đó các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương phải có sự phối hợp, hỗ trợ hơn nữa để TCTD xử lý nhanh chóng TSĐB, đơn giản hoá các thủ tục phát mãi tài sản để thu hồi vốn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, dựa trên nền tảng cơ sở lý luận ở chương 1, những phân tích và đánh giá thực trạng ở chương 2, luận văn đã đưa ra định hướng mở rộng tín dụng tại Agribank huyện Bắc Quang phù hợp với môi trường cạnh tranh trong tình hình mới và phù hợp với xu hướng mở cửa hội nhập của hệ thống tài chính ở Việt Nam. Luận văn cũng đã đề 7 giải pháp mở rộng tín dụng tại Agribank huyện Bắc Quang. Luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị có liên quan đối với Ngân hàng Nhà nước, Agribank Việt Nam và các cấp chính quyền địa phương nhằm góp phần mở rộng tín dụng an toàn và hiệu quả.
KẾT LUẬN
Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng, do đó mở rộng hoạt động tín dụng là vấn đề mà tất cả các NHTM luôn chú trọng. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Agribank huyện Bắc Quang có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị phần tín dụng có xu hướng bị thu hẹp lại.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với vai trò ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển nông nghiệp nông thôn thì việc mở rộng hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là vấn đề tất yếu và cần thiết của ngân hàng. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế huyện Bắc Quang ngày càng phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thì Agribank huyện Bắc Quang không chỉ mở rộng tín dụng trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà cần phải mở rộng ra các lĩnh vực khác đa dạng của nền kinh tế để giữ vững và phát triển thị phần. Song, trong giai đoạn hiện nay, khi cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đặc biệt là khối các ngân hàng ngoài quốc doanh, việc mở rộng hoạt động tín dụng tại Agribank còn tồn tại vướng mắc, hạn chế. Nhận thức được những hạn chế đó, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và mở rộng tín dụng ngân hàng, sự cần thiết phải mở rộng tín dụng ngân hàng.
Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm hiểu và rút ra bài học kinh nghiệm mở rộng tín dụng đối với một số chi nhánh ngân hàng thương mại khác.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng tại Agribank huyện Bắc Quang, chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục giải quyết và những nguyên nhân cần khắc phục đối với việc mở rộng tín dụng.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn nhằm mở rộng hoạt động cấp tín dụng tại Agribank huyện Bắc Quang; đồng thời, đƣa ra những kiến nghị đối với chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ban lãnh đạo Agribank để tạo điều kiện
thuận lợi cho Ngân hàng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đáp ứng các yêu cầu hợp lý của khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, mặc dù mở rộng hoạt động tín dụng không phải là vấn đề mới nhƣng là vấn đề phức tạp, chịu sự tác động của nhiều nhân tố và có sự thay đổi trong từng thời kỳ; cụ thể tác giả hy vọng những giải pháp đƣa ra sẽ là những góp ý hữu ích và cần thiết để mở rộng hoạt động tín dụng, hỗ trợ Agribank huyện Bắc Quang lấy lại thị phần tín dụng đã giảm sút, tiếp tục là Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank huyện Bắc Quang, Hà Giang (2019, 2020, 2021), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Hà Giang.
2. Agribank huyện Bắc Quang, Hà Giang (2022), Phương hướng hoạt động kinh doanh, Hà Giang.
3. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lâm Chí Dũng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. Quách Việt Dũng (2021), Mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bố Trạch Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Huế.
6. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Trần Huy Hoàng (2015), Quản Trị ngân hàng Thương Mại, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
8. Võ Văn Hùng (2019), Giải pháp mở rộng tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Thương mại.
9. Nguyễn Thế Hùng (2021), Giải pháp mở rộng tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ Học viện Tài chính.
10. Tô Ngọc Hƣng (2012), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Mai Hương (2020), Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Trần Thái Tông, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Nguyễn Minh Kiều (2013), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện đại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
13. Nguyễn Minh Kiều (2011), Tín dụng và thẩm định tín dụng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Lâm (2017), Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế tỉnh Tuyên Quang, Luận án tiến sĩ, trường Học viện Tài Chính.
15. Nguyễn Thị Mùi (2012), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
16. Nguyễn Linh Nga (2020), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái - Chi nhánh Yên Bình, Luận văn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.
18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN về việc Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Văn bản hợp nhất số 01/VBHN- NHNN ngày 21 tháng 03 năm 2014, Thông tư Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
20. Nguyễn Mai Phương (2017), Giải pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Thăng Long, Luận văn thạc sỹ Học viện Ngân hàng.
21. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng ngày16 tháng 6 năm 2010, Hà Nội.
22. Quốc hội (2017), Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các Tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017, Hà Nội.
PHỤ LỤC