Chuẩn bị kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh mazars việt nam thực hiện (Trang 53 - 63)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

2.3. Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do Công ty TNHH Mazars Việt Nam thực hiện tại Công ty TNHH T

2.3.1. Chuẩn bị kiểm toán

2.3.1.1. Kho sát, đánh giá chp nhn khách hàng

Công ty TNHH T là một công ty FDI hoạt động tại Việt Nam trong ngành cung ứng dịch vụ, bán lẻ và phân phối. Công ty T có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, trụ sở chính sẽ do Mazars Hà Nội thực hiện kiểm toán và chi nhánh do Mazars Hồ Chí Minh kiểm toán. Do vậy, tất cả các bước được thực hiện dưới đây đều nhằm kiểm toán cho Công ty TNHH T Hà Nội. Năm 2020, Mazars đã tiến hành khảo sát và thu thập một số thông tin để tiến hành đánh giá rủi ro về hợp đồng đối với khách hàng mới này như sau:

- Tính chính trực của ban lãnh đạo của khách hàng - Cơ cấu vốn, chủ sở hữu

- Cơ cấu tổ chức, quản lý

- Hoạt động và môi trường kinh doanh - Tình hình tài chính

- Các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan - Hợp đồng kiểm toán

Bảng 2.1: Trích WP đánh giá chấp nhận khách hàng

MAZARS Đánh giá chấp nhận khách hàng

Tên khách hàng: Công ty TNHH T Hà Nội

Kỳ kiểm toán: Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020

Địa chỉ liên hệ: Tầng x, Toà nhà số xy, Ngõ z, Phố Lê Văn Hưu, Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.

Người thực hiện: ĐTT Người soát xét: MTL Ngày thực hiện: 23/10/2020 Ngày soát xét: 24/10/2020

Có phải là khách hàng cũ không? Không

Phản hồi của khách hàng (nếu là khách hàng cũ)

Phí dịch vụ: Năm trước Dự kiến năm nay

Kiểm toán 500.000.000 VNĐ

Tư vấn

ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT 1. TÍNH CHÍNH TRỰC CỦA BAN GIÁM ĐỐC

Đặc điểm và tính chính trực

Có lý do gì để nghi ngờ về tính chính trực của các thành viên ban lãnh đạo khách hàng hoặc nghi ngờ về việc dựa vào giải trình của Ban giám đốc không?

Không

Cam kết của khách hàng về tính trung thực, hợp lý về Báo cáo tài chính Có lý do nào cần cân nhắc về các cam kết của ban lãnh đạo

khách hàng trong việc trình bày báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý không ?

Không

Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy

Có lý do gì dẫn đến nghi ngờ về cam kết của ban lãnh đạo đơn vị trong việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy và một quy trình kiểm soát nội bộ hiệu quả?

Không

2. CƠ CẤU VỐN VÀ CHỦ SỞ HỮU

2.3.1.2. Phân công công vic

Để kiểm toán tại Công ty TNHH T Hà Nội, Trưởng phòng kiểm toán đã lựa chọn ra nhóm kiểm toán gồm 5 thành viên, trong đó có một KTV phụ trách kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên. Vì Công ty T là khách hàng năm đầu tiên nên nhân

sự trong nhóm kiểm toán luôn có những người đã có kinh nghiệm và hiểu biết trong ngành nghề kinh doanh tương tự, điều này khiến cho quá trình kiểm toán được thuận lợi và dễ dàng hơn. Sau đó, mỗi KTV trong nhóm kiểm toán được chọn đều phải ký vào bản cam kết tính độc lập theo mẫu của Mazars để cuộc kiểm toán được diễn ra thuận lợi và công bằng.

2.3.1.3. Tìm hiu và phân tích thông tin khách hàng

Công ty TNHH T là một công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên được thành lập tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 010202xxxx, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp vào ngày 7/10/2005, và theo 21 lần điều chỉnh Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh. Tổng số vốn điều lệ của công ty là 12 tỷ VNĐ.

Số lượng nhân viên của Công ty T tại ngày 31 tháng 12 năm 2020 là 221 (trong đó: Hà Nội: 122 người, Hồ Chí Minh: 99 người).

Hoạt động chính được đăng ký theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh của Công ty T là bán buôn các đồ dùng khác cho gia đình (trừ bán buôn dược phẩm);

bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép; bán lẻ đồ uống cho các cửa hàng chuyên doanh;

bán buôn đồ uống không có cồn; bán lẻ điện thoại cố định, điện thoại di động, máy fax, thiết bị viễn thông khác; buôn bán sản phẩm thuốc lá nội: thuốc lá điếu, xì gà sản xuất trong nước; đại lý kinh doanh xuất bản phẩm được phép lưu hành; xuất nhập khẩu, mua bán các đồ dùng bằng da để cưỡi ngựa; xuất nhập khẩu, mua bán các loại mỹ phẩm (trừ các loại mỹ phẩm có hại cho sức khỏe con người); xuất nhập khẩu, buôn bán nước hoa, đồ gia dụng; xuất nhập khẩu, mua bán đồ da, quần áo may sẵn, giày dép, vali, túi đựng hành lý, túi xách tay, đồng hồ các loại, khăn quàng, cà vạt, thắt lưng, ô, đồ văn phòng phẩm, bút, khuy cài măng sét và các đồ dùng cao cấp; xuất nhập khẩu, mua bán trang sức (không bao gồm xuất khẩu vàng, đá quý, nguyên liệu);

đại lý thu đổi ngoại tệ; tư vấn quản lý kinh doanh (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, kế toán, kiểm toán); nghiên cứu, phân tích thị trường; sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình; đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa và xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh, bán buôn thực phẩm, bán lẻ thực phẩm tại các cửa hàng chuyên

doanh, sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng, và bán buôn nông, lâm thủy sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa), động vật sống, hoa và cây trồng và bán buôn chung.

Trụ sở chính của Công ty T đặt tại Tầng x, Toà nhà số xy, Ngõ z, Phố Lê Văn Hưu, Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam; và chi nhánh đặt tại Phòng xxxx, Tầng xy, Toà nhà Harbour View, Số 35, Đường Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Tại ngày 31/12/2020, Công ty TNHH T sở hữu 3 công ty con (Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ A, Công ty TNHH Du thuyền B và Công ty TNHH Du thuyền C), mỗi công ty con đều nắm giữ 75% vốn cổ đông và 75% quyền biểu quyết.

Hình thức sổ kế toán được áp dụng của Công ty T là Nhật ký chung. Kỳ kế toán năm của Công ty áp dụng cho việc lập BCTC bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12.

Hệ thống kế toán Công ty đang áp dụng hiện nay tuân thủ theo Chế độ Kế toán Doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành, Công ty T ứng dụng phần mềm kế toán riêng từ công ty trong cùng tập đoàn cung cấp, ngoài ra các công cụ MS Word, Excel cũng được sử dụng khi cần thiết.

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tài chính của Công ty TNHH T Hà Nội trong những năm gần đây

Đơn v: VNĐ Kế hoạch năm

2021

Năm 2020 (Trước kiểm toán)

Năm 2019 (Sau kiểm toán) Doanh thu 1.584.397.713.527 1.164.998.318.770 859.690.348.981 Lợi nhuận

trước thuế 131.993.731.564 96.345.789.463 70.336.860.566 Tổng tài sản 891.992.171.689 762.386.471.529 650.640.792.707

Bảng 2.3: Tìm hiểu tổ chức công tác tiền lương tại Công ty TNHH T Hà Nội

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH T Hà Nội do Mazars thực hiện)

Sau khi tìm hiểu chu trình tiền lương và nhân viên tại Công ty T Hà Nội, KTV đồng thời cũng có thể xác định được các bước kiểm soát chính cũng như các điểm yếu kiểm soát trong quy trình KSNB của DN khách hàng. Đây là bước tìm hiểu ban đầu, nhưng nó rất quan trọng và cần thiết để làm tiền đề cho công việc đánh giá rủi ro và thủ tục thử nghiệm kiểm soát trong các giai đoạn sau của cuộc kiểm toán.

2.3.1.4. Đánh giá ri ro và mc trng yếu

Đánh giá rủi ro

Thông qua quá trình tìm hiểu, phân tích thông tin khách hàng và KSNB đối với chu trình tiền lương, KTV đã đưa ra các đánh giá về rủi ro như sau:

Công ty TNHH T Hà Nội hoạt động chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ các đồ dùng, phụ kiện, trang sức xa xỉ và cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng các đồ dùng đó. Trong năm 2020, thành phần ban lãnh đạo và thành phần nhân sự chủ chốt không có sự thay đổi nên rủi ro tiềm tàng được đánh giá là trung bình.

Do quy trình KSNB về tổ chức công tác tiền lương tại Công ty T Hà Nội còn chứa một số điểm yếu nên rủi ro kiểm soát cho khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương được đánh giá là trung bình.

Rủi ro phát hiện do KTV có thể tác động trong cuộc kiểm toán được đánh giá dựa theo sáu cơ sở dẫn liệu (CSDL):

- Tính hiện hữu, có thực: mức rủi ro trung bình;

- Tính đầy đủ, chính xác, đánh giá, quyền và nghĩa vụ, phân loại và trình bày:

mức rủi ro thấp.

Xác định mức trọng yếu

Theo yêu cầu của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320, KTV phải xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Ở Mazars người thực hiện phần công việc này thông thường là trưởng nhóm kiểm toán và người soát xét là Trưởng phòng hoặc Phó phòng kiểm toán (Manager in-charge).

Để đảm bảo tính thận trọng và nhất quán, Mazars đã xây dựng một hệ thống các tiêu chí để xác định mức độ trọng yếu thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán BCTC.

Thủ tục này được thực hiện qua các bước sau:

- Xác định tiêu chí (Benchmark) được sử dụng để tính mức trọng yếu cho tổng thể BCTC và giải thích lý do lựa chọn tiêu chí. Các tiêu chí thông thường được lựa chọn có thể là: Lợi nhuận trước thuế, Tổng doanh thu, Tổng vốn chủ sở hữu, Tổng tài sản hoặc EBITDA. Tùy vào đặc thù của mỗi DN và xét đoán nghề nghiệp mà KTV lựa chọn tiêu chí khác nhau. Thông thường, nên chọn các tiêu chí mang tính ổn định qua các năm.

- Xác định số tiền của tiêu chí được lựa chọn để tính mức trọng yếu cho tổng thể BCTC: Số tiền thường được dựa trên số liệu trước kiểm toán. Trong trường hợp kiểm toán giữa kỳ để phục vụ cho kiểm toán cuối năm, có thể sử dụng số liệu kế hoạch cho cả năm để tạm tính mức trọng yếu. Mức trọng yếu sẽ được sửa đổi đến cuối năm khi có số liệu thực tế.

- Lựa chọn tỷ lệ tương ứng để xác định mức trọng yếu tổng thể BCTC:

+ 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh thường xuyên;

+ 0.5% đến 2% tổng tài sản + 1% đến 5% vốn chủ sở hữu;

+ 0,5% đến 2% tổng doanh thu

- Xác định mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (Financial statement materiality/Overall materiality - OM): là mức độ được sử dụng để xác định phạm vi kiểm toán và cho phép xác định những gian lận sai sót trọng yếu đối với BCTC.

OM = Số tiền của tiêu chí lựa chọn x Tỷ lệ %

- Xác định mức trọng yếu thực hiện (Performance materiality - PM): là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do trưởng nhóm kiểm toán xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể

BCTC. Khoảng chênh lệch giữa OM và PM là khoảng thể hiện số sai sót có thể bị bỏ quả hoặc không phát hiện được.

PM thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 80% so với OM, việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thể và tùy thuộc vào xét đoán của trưởng nhóm kiểm toán.

Mức trọng yếu thực hiện cũng áp dụng cho một phần hành, số dư tài khoản để giảm thiểu khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý. PM sẽ quyết định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần phải thực hiện cho một khoản mục.

Tuy nhiên, nếu sai sót gian lận phát hiện được của một phần hành lớn hơn PM thì KTV phải xem xét lại ý kiến kiểm toán.

- Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được (Clearly trivial threshold – CTT): là ngưỡng để tập hợp các chênh lệch do kiểm toán phát hiện. Tại Mazars, mức giao động đối với CTT là 3% - 4% của PM.

- Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán, thông thường lấy số làm tròn. Đối với khách hàng cũ, nếu mức trọng yếu có biến động lớn so với năm trước, trưởng nhóm kiểm toán cần trao đổi với Trưởng/Phó phòng kiểm toán phụ trách khách hàng để cân nhắc xem mức trọng yếu năm nay có hợp lý so với tình hình hoạt động kinh doanh năm nay của khách hàng hay không.

- Đánh giá lại mức trọng yếu: Việc đánh giá lại mức trọng yếu được áp dụng đối với một hoặc một số khoản mục mà KTV cho rằng phải giảm bớt mức trọng yếu để tăng số lượng mẫu kiểm tra. Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn, cần phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm toán hay không.

Đối với khách hàng là Công ty T, Mazars chọn lợi nhuận trước thuế để làm cơ sở xác định mức trọng yếu kiểm toán do T có mức lợi nhuận là tương đối ổn định qua các năm. Kết quả được thể hiện trên WP như sau:

Bảng 2.4: Xác định mức trọng yếu kế hoạch - thực tế

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH T Hà Nội do Mazars thực hiện) Mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC được xác định là 10% lợi nhuận trước thuế.

Từ công thức đó, KTV tính được:

OM = 10% x Lợi nhuận trước thuế

= 10% x 96.345.789.463 = 9.634.578.946

Rủi ro kiểm toán được đánh giá là trung bình nên mức trọng yếu thực hiện được tính bằng 70% mức trọng yếu tổng thể. Tại Mazars, mức trọng yếu thực hiện cho từng khoản mục sẽ không có sự khác biệt và bằng với PM.

PM = 70% x OM = 70% x 9.634.578.946 = 6.744.205.262 Mức giá trị sai sót có thể bỏ qua là 4% PM tương ứng là:

CTT = 6.744.205.262 x 4% = 269.768.210

Trong MAM, nhóm mức trọng yếu cần được làm tròn đến chữ số hàng triệu trước khi được đưa vào sử dụng ở giai đoạn thực hiện kiểm toán. Do vậy, OM, PM, CTT được làm tròn lần lượt là 9.635.000.000, 6.744.000.000 và 270.000.000.

Khi thực hiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, với những số dư hoặc giao dịch có giá trị từ 6.744.000.000 đồng trở lên sẽ được cho là trọng yếu và cần tiến hành kiểm tra chi tiết 100%. Ngược lại, nếu giá trị nhỏ hơn PM, KTV sẽ chọn mẫu phi ngẫu nhiên để kiểm tra chi tiết.

2.3.1.5. Lp kế hoch kim toán c th và thiết kế chương trình kim toán

Sau khi đánh giá sơ bộ KSNB cũng như những rủi ro có thể xảy ra, KTV sẽ thiết kế chương trình kiểm toán với các công việc cụ thể. Chương trình kiểm toán được trưởng nhóm và KTV sửa đổi, bổ sung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do kết quả ngoài dự đoán của các thủ tục kiểm toán.

Bảng 2.5: Chương trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH T Hà Nội do Mazars thực hiện)

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh mazars việt nam thực hiện (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)