CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
1.3. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
1.3.2. Các tác động của đại dịch Covid-19 đến xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới
1.3.2.1. Tác động tích cực
Thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng nhanh chóng
Đại dịch Covid-19 tác động hai chiều đến TMĐTXBG. Đầu tiên, về tác động tích cực, dịch bệnh đem lại nhiều lợi ích và tiềm năng tăng trưởng lớn cho TMĐTXBG nói riêng và TMĐT nói chung. Các quốc gia đều đang rất tích cực và chủ động tận dụng cơ hội này để vực dậy nền kinh tế bị thiệt hại do dịch bệnh, trong đó có Việt Nam.
Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, trong năm 2020, TMĐT Việt Nam tăng trưởng với con số ấn tượng, cụ thể, với quy mô thị trường 11,8 tỷ USD, mức tăng 18%, ước tính chiếm khoảng 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Với thành tựu này, Việt Nam được biết đến là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT với 2 con số ấn tượng.
Dự báo rằng, vào năm 2025, quy mô thị trường này sẽ đạt 33 tỷ USD. Ở giai đoạn này, TMĐTXBG Việt Nam chủ yếu tiếp cận dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa thông qua qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube giữa cá nhân với cá nhân hoặc các đơn hàng trên các sàn giao dịch TMĐT lớn của Shopee, Lazada, Alibaba, Amazon,... Không chỉ nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy được lợi ích kinh tế to lớn của xuất khẩu hàng hóa thông qua TMĐTXBG, xu hướng
này đang tăng dần lên. Hiện theo thống kê của Bộ Công Thương ở Việt Nam, có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT lớn như Amazon và 1.000 doanh nghiệp tham gia sàn Alibaba. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã xây dựng website bán hàng riêng của mình, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa xuyên biên giới.
Chuyển đổi số trên tất cả khía cạnh của thương mại điện tử xuyên biên giới Covid-19 giống như một bài đánh giá đối với tất cả các hệ thống TMĐT, từ cấp doanh nghiệp cho tới cấp quốc gia. Đây là lời nhắc nhở cho các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, cần phải tận dụng thế mạnh của mình từ kiến thức, kinh nghiệm tại thị trường trong nước cũng như tìm kiếm cơ hội từ lĩnh vực mới và phải đẩy nhanh quá trình số hóa trên mọi khía cạnh liên quan, có như vậy thì lợi ích mà TMĐTXBG mang lại cho doanh nghiệp, quốc gia mới thực sự có kết quả như mong đợi. Khi xảy ra đại dịch, hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam đã thực hiện giãn cách xã hội, khiến cho việc mua sắm trực tiếp trở nên khó hăn, người tiêu dùng phải thay đổi thói quen từ mua bán truyền thống sang mua bán trực tuyến, điều này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT, logistics, thanh toán và các ngành nghề có liên quan thực hiện chuyển đổi số nhằm hỗ trợ, hậu cần cho TMĐTXBG đạt hiệu quả và năng suất cao nhất, nâng cao chất lượng về trải nghiệm của khách hàng.
Trong nhiều năm trở lại đây, TMĐTXBG Việt Nam đã và đang trên đà phát triển.
Đặc biệt năm 2020, đứng trước làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng, đổi từ hình thức mua sắm trực tiếp tại các phòng trưng bày, cửa hàng, kho hàng sang hình thức trực tuyến, TMĐTXBG dần dần trở nên bình thường và không còn lạ lẫm đối với các doanh nghiệp. Nếu trước đây, các doanh nghiệp sử dụng mô hình xuất khẩu truyền thống tốn kém thời gian và phải xử lý nhiều thủ tục phức tạp thì nay TMĐTXBG giúp người bán hàng tối ưu hóa quy trình xuất khẩu, hàng hóa dễ dàng tiếp cận được với khách hàng quốc tế mà tốn ít chi phí hơn và mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng hơn. Từ đó, họ có thể tập trung nguồn lực về tài chính và con người để tối ưu hoạt động kinh doanh, chuyển đổi những khoản đầu tư vào cửa hàng truyền thống sang đầu tư cho các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG, giảm được các chi phí về tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới, cũng như lôi kéo khách hàng mới tìm đến các trang website của thương hiệu, giúp quảng bá sản phẩm, mở rộng và nâng cao vị thế doanh nghiệp.
Có rất nhiều nhận định được đưa ra đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường TMĐT của Việt Nam là rất lớn. Bởi lẽ, qua đợt dịch này, người tiêu dùng cũng cởi mở hơn với TMĐT. Theo kết quả khảo sát của tạp chí Nikkei mới đây với 4.273 doanh nghiệp và khách hàng, được thực hiện trong thời gian từ 19/03/2020 - 19/04/2020 đối với vùng châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, có đến 52% ý kiến được hỏi sẽ tăng mua hàng online; 32% ý kiến khẳng định là không thay đổi phương pháp mua sắm và chỉ có khoảng 10 % ý kiến không tin tưởng vào TMĐT. Ngoài ra, các sàn TMĐT cũng đang tích cực tung ra nhiều ưu đãi như miễn phí vận chuyển, miễn phí mở gian hàng,… để mời chào những người bán hàng mới tham gia.
1.3.2.2. Tác động tiêu cực
Trong khi tất cả các ngành nghề đều chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 thì TMĐT đã có cú lộn ngược dòng đáng inh ngạc, với tốc độ tăng trưởng cao đạt ở mức cao. Mặc dù vậy, TMĐT cũng gặp phải nhiều thách thức ngay cả trong giai đoạn này.
Người mua thận trọng hơn
Vào thời điểm giãn cách xã hội, mọi người nghĩ ai cũng sẽ lao lên sàn mua sắm online, nhưng thực tế lại bị phân tâm rất nhiều về việc tình hình dịch bệnh, về công việc,… Thời gian dành cho việc mua sắm, giải trí trước đây bị các tin tức về diễn biến dịch chiếm rất nhiều thông tin trên bản tin. Bởi người dân, ai cũng lo cho sức khỏe và tính mạng của bản thân và những người xung quanh họ. Mặt khác, khi khủng hoảng xảy ra, người dân đều có xu hướng tích lũy, đề phòng. Trước đây, khi mua online đều chia ra mua nhiều lần, thì giờ mua một lần rất nhiều mà đa phần là mua những món hàng có giá trị thấp, ưu tiên đồ dùng cấp thiết trước như gạo, khẩu trang, mì tôm, thức ăn khô,... Và với mặt hàng cần luôn thì sẽ mua trực tiếp như thịt, cá tươi, rau,... Vì thế, doanh số bán hàng lĩnh vực điện tử, thời trang, mỹ phẩm,… ở các trang TMĐT hầu hết đều giảm vì thứ người tiêu dùng cần ngay lúc này là nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh, khẩu trang chứ không phải hàng xa xỉ.
Thắt chặt chi tiêu
Cũng trong giai đoạn hậu dịch Covid-19, người tiêu dùng đang ngày càng thắt chặt chi tiêu hơn bởi tình hình dịch bệnh khiến nhiều công ty, doanh nghiệp, nhà xưởng phải đóng cửa hoặc dừng sản xuất, khiến công ăn việc làm của một bộ phân không nhỏ bị gián đoạn, nguồn thu nhập bấp bênh. Những tác động xấu của dịch bệnh
cũng khiến hoạt động du lịch, mua vé máy bay, đặt phòng, nhà hàng, khu vui chơi, nghỉ dưỡng,... có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Trong giai đoạn này, những sản phẩm thỏa mãn cho sở thích của con người bị giảm, thay vào đó họ sẽ chỉ mua những sản phẩm thực sự cần thiết do thu nhập đang bị ảnh hưởng. Tăng trưởng về doanh thu của thị trường TMĐT vẫn giảm do các mặt hàng giao dịch TMĐT trong giai đoạn này có giá trị thấp, mặc cho số lượng giao dịch tăng mạnh so với thời điểm hi chưa có dịch.
Nguồn cung hàng hóa bị ảnh hưởng
Các chuyên gia cũng chỉ ra khó hăn đối với các doanh nghiệp, người bán hàng trên các sàn TMĐT hiện nay đó là về nguồn cung hàng hóa, bởi một bộ phận không nhỏ nguồn hàng được nhập từ thị trường Trung Quốc, nơi đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, trong khi đó thị trường nội địa chưa đáp ứng đủ nguồn hàng.
Covid-19 đã làm đình trệ hầu hết các hoạt động diễn ra trong chuỗi cung ứng xuyên biên giới, năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ của các công ty logistics trong TMĐTXBG bị ảnh hưởng đáng ể. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng khiến cho hoạt động kinh doanh nhiều công ty logistics hay đại lý làm thủ tục hải quan bị chững lại, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, gần như là chịu thua lỗ nặng nề và buộc phải đóng cửa một thời gian. Chính vì điều này đã kéo theo nhiều hệ lũy xấu liên quan đến việc mua bán, ủy thác xuất nhập khẩu cho những lô hàng trong TMĐTXBG. Nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng xử lý vấn đề được lên kế hoạch tổ chức và triển khai cho bị chậm lại. Mặt khác, các tập đoàn, công ty vận tải còn chưa ứng dụng nhiều công nghệ trong việc quản lý, sắp xếp, vận hành các đơn hàng mua bán cũng như tìm iếm nguồn cung hàng hóa, đặc biệt là ở một số nước đang phát triển và nghèo, có thể kể đến là Việt Nam.
Chuyển đổi hình thức kinh doanh từ trực tiếp sang trực tuyến
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh nền tảng TMĐT trực tuyến nhận ra rằng do cú hích của Covid -19, người bán hàng, doanh nghiệp đang dần nhận ra tầm quan trọng của việc đưa sản phẩm lên sàn online. Vì vậy, các sàn TMĐT đang chứng kiến viễn cảnh người bán nhiều hơn người mua. Tuy nhiên, không phải người bán hàng nào khi bắt đầu chuyển từ kênh trực tiếp sang kênh bán trực tuyến cũng có kinh nghiệm, có một số ít sẽ dễ dàng tiếp cận nhưng một số khác sẽ gặp hó hăn hơn để tìm ra lối đi
riêng cho doanh nghiệp mình. Nhận thấy, xu hướng chuyển đổi số, bán hàng online là xu hướng phổ biến trong giai đoạn này, đặc biệt là khi hệ sinh thái của TMĐT Việt Nam gần như đã có đầy đủ các thành phần phụ trợ quan trọng để hỗ trợ về logistics, giao nhận hàng hóa, thanh toán,… Các doanh nghiệp được cho lời khuyên là muốn lên sàn TMĐT, cần có nguồn hàng, ĩ năng tốt, tập trung tối ưu chi phí, đảm bảo chất lượng hàng hóa để giữ vững niềm tin của người mua.
Có thể thấy rằng, TMĐTXBG ở Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, không hẳn do dịch bệnh bùng phát mới nhận ra, tuy nhiên ở thời điểm này, tác động tiêu cực mới bộc lộ một cách rõ rệt và khiến các doanh nghiệp truyền thống dù không muốn cũng phải chuyển đổi kinh doanh sang trực tuyến. Sự phát triển của TMĐTXBG ở Việt Nam chưa thực sự bùng nổ bởi một phần là từ phía công tác quản lý TMĐTXBG ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó hăn, vướng mắc như các quy định, chính sách của nhà nước về thông quan hàng hóa dưới hình thức TMĐTXBG còn chưa rõ ràng; chính sách hỗ trợ của cơ quan nhà nước về thuế, thủ tục hành chính, sự khuyến khích chuyển đổi số không tạo nhiều động lực cho các doanh nghiệp mới nhảy vào thị trường TMĐTXBG này; công tác kiểm tra chất lượng, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mất nhiều thời gian, hàng hóa giải phóng lâu hơn là thiệt thòi với TMĐTXBG, không thể cạnh tranh về tốc độ với TMĐT trong nước. Cộng với tình hình dịch bệnh khó kiểm soát làm cho tác động tiêu cực rõ nét hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày chi tiết về những lý thuyết có liên quan đến TMĐT, TMĐTXBG và các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG trong bối cảnh đại dịch Covid-19, cũng như những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến xúc tiến TMĐTXBG. Từ cái nhìn tổng quan, tác giả đi sâu vào phân tích đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến TMĐTXBG và xem xét các tác động tích cực và tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với lĩnh vực TMĐTXBG. Trên cơ sở chương 1, chương 2 sẽ tiến hành phân tích về thực trạng xúc tiến TMĐTXBG trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 ở một số nước tiêu biểu trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.