Tình hình xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 66 - 72)

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 CHO CÁC

3.1. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

3.1.2. Tình hình xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 của các doanh nghiệp Việt Nam

TMĐT Việt Nam đã tìm ra được những lối riêng để phát triển nhưng mới chỉ dừng lại ở TMĐT nội địa, còn xét về mảng TMĐT xuyên biên giới thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể tận dụng được hết những cơ hội để khai thác phát triển tại thị trường này. Chỉ có số ít doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được thị trường TMĐTXBG và thành công. Bởi khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam có khá ít kinh nghiệm cũng như gặp nhiều khó hăn khi triển khai hoạt động kinh doanh bởi các yếu tố vi mô và vĩ mô như ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh, đặc biệt là trong khâu thanh toán quốc tế do tỷ lệ dùng tiền mặt chiếm chủ yếu, hình thức thẻ thanh toán quốc tế như thẻ Visa, thẻ Master chưa cao,…

Mặc dù nhiều ngành bị ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhưng TMĐTXBG được đánh giá là có nhiều tín hiệu tăng trưởng hả quan bởi việc giao lưu, trao đổi, mua bán trực tiếp giữa các nước vẫn chưa được trở lại bình thường. Với ưu thế trong ngành sản xuất, số lượng người truy cập mạng internet ngày càng tăng, nguồn lao động trẻ và dồi dào, Việt Nam có những cơ hội đầy tiềm năng để phát triển

TMĐTXBG trong thời gian tới. Vấn đề đặt ra ở thời ỳ hậu Covid-19 cho Việt Nam là việc các doanh nghiệp có tận dụng được những lợi thế quốc gia cũng như sự chuyển đổi thói quen, hành vi của người tiêu dùng từ giao dịch trực tiếp sang giao dịch trực tuyến để thúc đẩy TMĐTXBG phát triển hay không.

Vậy làm cách nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào thị trường TMĐTXBG đầy tiềm năng này? Đó là bài toán, là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp TMĐT Việt Nam, cần phải đổi mới cách thức triển khai xúc tiến thương mại như thế nào để phù hợp với xu hướng tiếp cận thị trường mới.

3.1.2.1. Các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp xuất nhập hẩu Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến TMĐTXBG để quảng bá sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp đã tham gia các hội thảo với các doanh nghiệp ở các nước đối tác tiềm năng.

Vào ngày 24/0/2020, tại Thượng Hải diễn ra “Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm hoa quả Việt Nam - Trung Quốc năm 2020” với sự tham gia của 21 doanh nghiệp là những nhà cung cấp sản phẩm hoa quả của Việt Nam và gần 20 nhà nhập hẩu đến từ Trung Quốc. Sau đó vài ngày, vào ngày 29/09/2020 cũng đã diễn ra “Hội nghị giao thương trực tuyến rau, củ, quả Việt Nam - Hà Lan năm 2020” với sự góp mặt của các doanh nghiệp xuất nhập hẩu rau, củ, quả của cả 2 nước Việt Nam và Hà Lan cùng 12 cơ quan, doanh nghiệp khác của Hà Lan quan tâm tới thương mại rau, củ, quả. Các doanh nghiệp xuất nhập hẩu Việt Nam đã nhận thức được hiệu quả to lớn của các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG thông qua hội nghị giao thương trực tuyến, từ đó tìm ra được những đối tác tiềm năng cho doanh nghiệp của mình.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất nhập hẩu Việt Nam cũng rất tích cực xúc tiến TMĐTXBG thông qua các kênh chủ yếu là thư điện tử, mạng xã hội, website doanh nghiệp và sàn TMĐTXBG. Điển hình, khi nhắc đến việc xúc tiến TMĐTXBG qua sàn TMĐTXBG có thể ể đến sàn Fado, đây là nền tảng TMĐTXBG đầu tiên tại Việt Nam. Fado xuất hiện vào năm 2014, trở thành sàn TMĐT tiên phong tạo ra giải pháp thực hiện sứ mệnh giúp từng cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam giao thương trực tiếp với thế giới đơn giản hơn qua TMĐT, giúp người tiêu dùng bắt ịp xu hướng để cân bằng với sự phát triển của thế giới. Fado giúp cho việc mua sắm xuyên biên giới trở

nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nó chính là phiên bản thu nhỏ của trang webiste Amazon.com. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp Fado chưa thực sự có tiếng tăm lớn trong lĩnh vực TMĐTXBG, có thể là do cách xúc tiến, tiếp cận khách hàng chưa thực sự hiệu quả.

3.1.2.2. Các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử

Một trong những thành phần không thể thiếu trong các giao dịch TMĐTXBG đó là sự xuất hiện của các doanh nghiệp cũng cấp dịch vụ sàn TMĐT. Chắc hẳn, khi người Việt Nam nhắc đến TMĐT, người ta có thể kể ngay ra một vài cái tên đang thống trị thị trường TMĐT trong nước như Shopee.vn, Lazada.vn, Amazon.com, Apple.com, Gocom.vn, Tiki.vn, Sendo.vn, Chotot.com, Vietgo.vn,... Nhưng trong đó, chỉ có số ít các sàn TMĐT có phát triển mảng TMĐTXBG thành công đại diện là Shopee.vn, Lazada.vn. Tại Việt Nam, chưa có một doanh nghiệp TMĐT nội địa thực sự nào có hoạt động xuyên biên giới. Cũng có một vài doanh nghiệp có ý định mở rộng thị trường của mình sang khu vực lận cận và quốc tế nhưng chưa đạt được thành tựu nào cả, ví dụ như Tiki hay FPT Shop.

Đối với các sàn TMĐTXBG như Shopee hay Lazada, họ đã có nhiều hoạt động xúc tiến TMĐTXBG rất thành công và tạo được tiếng vang lớn. Tại thị trường Việt Nam, họ đã chi mạnh tay cho quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo qua banner, quảng cáo qua các video ca nhạc, đồng thời họ mời những người có tầm ảnh hưởng làm đại sứ hình ảnh cho họ, sau đó đăng tải trên mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube,… Không chỉ có quảng cáo, các sàn TMĐTXBG luôn tung ra các huyến mại hay sales sập sàn nhiều mặt hàng để tăng độ nhận diện thương hiệu, mở rộng quy mô, mở rộng tập khách hàng mà bất chấp lợi nhuận thu lại rất ít hoặc gần như không có.

Các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG cho thấy sự đầu tư tốn ém giữa các sàn TMĐT để chiếm thị phần trong nước lẫn nước ngoài. Hầu như sàn TMĐT nào cũng đang chi rất mạnh tay những hoản tiền vào quảng cáo, tiếp thị, các chương trình huyến mãi để thu hút người mua. Trong cuộc chiến đốt tiền này, không khoan nhượng cho những doanh nghiệp hông đủ vốn, sự iên nhẫn và tinh thần chiến đấu kém, vì vậy mà có một số công ty đã quyết định rút lui, ể cả khi nó có nguồn tài chính mạnh nhưng lại hông dám thử thách. Cũng có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ,

không có tiềm lực tài chính đã không thể trụ được trên chiến trường TMĐTXBG này bởi chi phí cho marketing sàn TMĐTXBG chính là cuộc chơi đốt tiền.

3.1.2.3. Các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng

Để TMĐT thực sự mang tới trải nghiệm hài lòng cho khách hàng thì dịch vụ hậu cần TMĐT là một trong những điều kiện bắt buộc. Bởi trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng hay doanh nghiệp e dè với TMĐT nói chung và TMĐTXBG nói riêng là do thời gian vận chuyển cũng như rủi ro hỏng hóc trong quá trình vận chuyển đối với hàng hóa hữu hình. Chất lượng kho bãi tại Việt Nam vẫn chưa thể bắt ịp nhu cầu của các nền tảng TMĐT lớn cũng như các công ty dịch vụ logistics quốc tế. Có thể kể đến một số hãng vận chuyển quốc tế ở thị trường TMĐTXBG Việt Nam như Standard Express, BEST Express,… Ở Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT đã và đang tạo ra thách thức ngày càng lớn cho hệ thống logistics, chuỗi cung ứng, các kênh phân phối, nhà xưởng,... Bởi Việt Nam chưa tìm ra được hướng phát triển logistics riêng cho mình, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mực, nguồn tài chính không đủ để xây dựng cơ sở vật chất hậu cần hiện đại,… Nhưng xét trong tầm nhìn xa hơn, nếu các doanh nghiệp logistics phục vụ cho TMĐTXBG không thay đổi cách thức hoạt động của mình thì rất khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì chưa có lợi thế cạnh tranh so với các công ty logistics quốc tế nên việc xúc tiến TMĐTXBG không mang lại hiệu quả như mong đợi.

3.1.2.4. Các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới từ chính phủ, bộ ban ngành có liên quan

Xây dựng hạ tầng viễn thông và internet bắt kịp xu thế: Viễn thông và internet chính là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng của TMĐT nói chung và TMĐTXBG nói riêng, thúc đẩy TMĐT ở nước ta phát triển. Quay ngược lại thời gian, vào năm 1997, Internet lần đầu xuất hiện ở Việt Nam. Sau hơn 24 năm xây dựng và phát triển, đến năm 2021, Việt Nam đã có một hạ tầng internet hiện đại và bắt kịp xu hướng viễn thông của thế giới. Hạ tầng viễn thông 3G và 4G đã được sử dụng trên cả nước và tiến tới sẽ phủ sóng 5G. Mặc dù công nghệ 3G và 4G thì Việt Nam triển khai sau thế giới, nhưng đối với công nghiệ 5G Việt Nam đang là một trong nhóm những nước đi đầu trong việc triển khai và chạy thử. Đây chính là động thái cho thấy chính

phủ, cơ quan nhà nước đã quan tâm đến cơ sở hạ tầng công nghệ mạng và viễn thông, đồng thời giúp cho mọi hoạt động kinh doanh TMĐTXBG diễn ra không bị ngắt quãng, linh hoạt.

Xây dựng khung pháp lý cho thương mại điện tử xuyên biên giới: Hiện nay, mạng lưới internet phát triển và phổ cập rộng rãi, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh TMĐT phát triển và mang lại cho chủ thể kinh doanh rất nhiều giá trị và lợi ích về mặt kinh tế. Thế nhưng để chủ thể tham gia này có thể tham gia một môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng thì họ tuân thủ các quy định trực tiếp về TMĐT, cũng như thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như luật đầu tư kinh doanh, luật an ninh mạng, luật thương mại,... Cũng chính vì điều này đã đặt ra cho chính phủ và cơ quan nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT cũng như TMĐTXBG để bảo vệ, định hướng chủ thể kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh an toàn. Lần đầu tiên vào năm 2005, Quốc hội đưa ra những quy định đặt nền tảng pháp lý cho TMĐT, thông qua ba luật đó là luật dân sự, luật thương mại và luật giao dịch điện tử. Trải qua nhiều năm cập nhật với xu hướng phát triển mạnh mẽ của TMĐT và TMĐTXBG, đến nay đã có một loạt các thông tư, nghị định quy định cụ thể và rõ ràng. Đặc biệt, trong thông tư 11/2019/TT-BCT “Hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương thuộc chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại” của Bộ Công Thương (2019), quy định cụ thể việc các doanh nghiệp nên thực hiện các hoạt động xúc tiến sao cho đúng pháp luật và mang lại hiệu quả cao.

Tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế trong lĩnh vực TMĐTXBG: Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương đã tổ chức và tạo ra nhiều cơ hội để các nhà nhập hẩu, các đối tác kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT trên thế giới gặp mặt, trao đổi với các nhà xuất hẩu Việt Nam. Dịch Covid-19 đã tác động và gây ra ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu, hiến cho hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến rầm rộ hơn bao giờ hết. Trong những năm qua, Cục xúc tiến thương mại đã tiếp thu kinh nghiệm của nhiều quốc gia thành công trong TMĐTXBG, đồng thời sáng tạo, đổi mới, chủ động xây dựng và tiến hành các sự kiện chạy thử hoạt động xúc tiến thương mại bằng hình thức trực tuyến. Nhiều hội nghị giao thương, gian hàng, hội chợ ảo, triển lãm trực tuyến đã được tổ chức với quy mô và số lượng ngày càng tăng. Theo thống kê của Cục xúc tiến thương mại, đến

nay cả nước đã tổ chức thành công trên trên 500 phiên giao thương trực tuyến, 50 hội nghị quốc tế trực tuyến và hỗ trợ hơn 100 nghìn lượt kết nối giúp các doanh nghiệp Việt Nam kết nối được với thị trường đối tác xuất khẩu trọng điểm và nhiều tiềm năng như Mỹ, Trung Quốc, EU,… Chính việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua nền tảng công nghệ số đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận và sử dụng các ứng dụng của các nhà TMĐT hàng đầu thế giới.

Cải cách thủ tục hành chính: Trong những năm qua, Đảng và nhà nước Việt Nam đã luôn quan tâm và chú trọng đến việc hoàn thiện và tiếp thu ý kiến trong việc tinh giảm và đổi mới thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính minh bạch, công bằng, pháp lý, hiệu quả trong khi giải quyết công việc hành chính, loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo,... Điều này đã tạo động lực cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam và tăng vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong năm 2020, Việt Nam là một trong số ít những nước trên thế giới được Liên hợp quốc công nhận về những kết quả tích cực trong xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, hướng tới xã hội số. Cũng chính từ đó mà TMĐTXBG sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa.

Thực hiện các kế hoạch liên quan đến thương mại điện tử và định hướng trong giai đoạn tới: Theo công bố của Chính phủ (2020), “Quyết định số 645/QĐ- TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025”

đã được thủ tướng chính phủ đã thông qua. Trong đó, có mục tiêu liên quan đến TMĐTXBG là việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng TMĐT, đồng thời đẩy mạnh giao dịch TMĐTXBG (Bộ Công Thương, 2020). Việc lên kế hoạch và đưa ra các mục tiêu, giải pháp tổng quát, Việt Nam cho thấy sự chuẩn bị có định hướng của mình đối với tầm nhìn phát triển TMĐTXBG trong tương lai.

Hợp tác quốc tế, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn trực tuyến về thương mại điện tử xuyên biên giới: Đầu năm 2019, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã hợp tác với Amazon Golbal Selling - chương trình bán hàng toàn cầu của Amazon nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường mới và xuất hẩu hàng hoá thông qua TMĐT, đặc biệt là TMĐTXBG. Amazon cam

ết hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ phát triển thương hiệu trên trang Amazon.com và tiến tới tiếp cận hách hàng trên toàn thị trường thế giới. Sau cái bắt hợp tác này, doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều lợi ích khi tiếp cận được với hơn 300 triệu khách hàng, trong đó có hơn 100 triệu khách hàng thân thiết lâu năm của Amazon, cũng như hàng triệu nhà bán lớn tại Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác. Không chỉ vậy, Amazon còn xây dựng các buổi đào tạo chuyên sâu ngắn hạn về TMĐT cho các doanh nghiệp Việt Nam, gợi ý các cách xúc tiến TMĐTXBG hiệu quả, ỹ năng bán hàng toàn cầu và làm sao để xuất hẩu thành công hàng hóa trên trang TMĐT lớn này. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã huyến khích, cử đại diện nhiều doanh nghiệp tham gia các buổi hội thảo, trao đổi, tập huấn về TMĐTXBG nhưng phạm vi vẫn còn nhỏ lẻ.

Tạo website Vietnamexport.com, Ecvn.com thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến:

Bộ Công Thương là cơ quan đầu tàu trong việc điều tiết, vận hành TMĐTXBG diễn ra suôn sẻ. Cơ quan này đã chủ động xây dựng những trang điện tử với mục đích giúp các doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu, tiếp cận thị trường Việt Nam một cách dễ dàng.

Bởi những trang điện tử này cung cấp rất cụ thể các thông tin cơ bản về thị trường mục tiêu, biểu thuế quan, cách kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu,… Đây không chỉ là kênh thông tin chính thống cho doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin với thế giới mà nó còn là nơi cung cấp dữ liệu cho các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn xâm nhập thị trường Việt Nam. Ở những trang website này đều có 2 phiên bản ngôn ngữ: tiếng việt và tiếng anh, để có thể đọc hiểu dễ dàng.

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)