Kinh nghiệm của doanh nghiệp Indonesia

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC

2.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

2.2.3. Kinh nghiệm của doanh nghiệp Indonesia

2.2.3.1. Tình hình xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới ở Indonesia a. Trước đại dịch Covid-19

Indonesia được biết đến là một trong những thị trường TMĐT có tốc độ tăng trưởng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Theo Statista (2018), doanh thu TMĐT năm 2018 đạt hơn 9,5 tỷ đô, số khách hàng tham gia mua hàng trên kênh TMĐT lên đến 107 triệu người, mức chi tiêu trung bình 89 USD/người. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào thị trường này.

Có rất nhiều điều iện thuận lợi giúp cho TMĐT ở Indonesia phát triển. Đó là các phương thức thanh toán TMĐTXBG ở Indonesia rất đa dạng như chuyển hoản, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ví điện tử,… Được biết, thẻ Visa và Mastercard đều là những thương hiệu được công nhận và sử dụng tốt, các loại thẻ này sẽ tiếp tục giữ vị trí ưu việt trên thị trường. Ngoài ra, người Indonesia đang dần trở thành người tiêu dùng thông thạo kỹ thuật số và chiến lược đa kênh đã có hiệu quả trong việc giúp các doanh nghiệp thích ứng với tiến độ. Trong những năm qua, nhiều công nghệ đa kênh khác

nhau đã được phát triển, cung cấp một hệ thống trực tuyến tích hợp đầy đủ để quản lý nhiều khía cạnh thiết yếu của một doanh nghiệp như bán hàng, thanh toán, hậu cần, thực hiện, hoạt động kho bãi, văn phòng,... Cuối cùng, cả hai môi trường kinh doanh có thể được kết nối với nhau, cho phép các doanh nghiệp tạo ra một hành trình khách hàng liền mạch. Lazada, Tokopedia, Bukalapak, Blibli, Shopee và JD hiện là những nhà phân phối trực tuyến phổ biến nhất ở Indonesia.

b. Sau đại dịch Covid-19

Dưới những hạn chế về sức hỏe của đại dịch Covid-19, mức tiêu dùng hộ gia đình thậm chí còn nhiều hơn bởi người tiêu dùng được tạo điều iện thuận lợi thông qua TMĐT, vì nó cung cấp rất ít sự tiếp xúc của con người trong quy trình giao dịch tổng thể của nó. Đại dịch Covid-19 rõ ràng đã thay đổi động lực của thương mại. Mặc dù, một số cửa hàng truyền thống vẫn được phép tiếp tục hoạt động ngoại tuyến trong thời điểm hiện tại nhằm nỗ lực vực dậy nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp được khuyến khích nên giao dịch mua bán trực tuyến nhiều hơn, đó vừa là xu thế toàn cầu vừa là giải pháp tốt để tránh lây lan dịch bệnh. Việc mua sắm thông qua TMĐT với ít sự tiếp xúc, giao tiếp của con người, thanh toán kỹ thuật số và giao hàng tận nơi. Các doanh nghiệp xâm nhập thị trường TMĐT nói chung và TMĐTXBG nói riêng đang có cơ hội rất lớn.

Đồng thời, để đơn giản hóa quá trình thông quan cho các sản phẩm giao dịch qua TMĐT, chính phủ Indonesia cũng có nhiều chính sách trong việc iểm soát của hải quan đối với hàng hóa giao dịch qua TMĐT, huyến hích phát triển các doanh nghiệp hoạt động dựa trên nền tảng internet. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp theo mô hình này đang phát triển mạnh tại Indonesia như Go-Jek, Traveloka, Bukalapak,... và đang mở rộng thị trường sang các nước hác. Sự bùng nổ của cùng thói quen sử dụng công nghệ số, điện thoại thông minh với tần suất cao của giới trẻ là những yếu tố quan trọng tạo môi trường phát triển cho các doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng công nghệ ở Indonesia. Để huyến hích TMĐT phát triển hơn nữa, Chính phủ Indonesia đã công bố một gói chính sách inh tế, trong đó nêu rõ lộ trình thúc đẩy lĩnh vực TMĐT phát triển đến năm 2020. Gói chính sách này tập trung giải quyết nhiều vấn đề quan trọng như tiếp cận nguồn vốn, ưu đãi thuế, bảo đảm an ninh mạng, hậu cần,… Doanh nghiệp TMĐTXBG Indonesia đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự ủng hộ của chính phủ.

Để khai thác thị trường quốc tế, các công ty TMĐTXBG Indonesia như Bukalapak, Traveloka, Lazada,… đã sử dụng nền tảng phát trực tiếp như một công cụ quảng cáo quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi đơn hàng đồng thời tạo ra trải nghiệm phát trực tiếp thú vị để tăng tương tác với hách hàng. Việc mua sắm cộng với nội dung phát trực tiếp có thể tăng tương tác trực tiếp giữa thương hiệu và người tiêu dùng, dễ dàng thuyết phục về chất lượng sản phẩm và huyến hích khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Việc áp dụng phát trực tiếp sáng tạo hông chỉ thành công trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng và các đối tác inh doanh tham gia các nền tảng phát trực tiếp hác nhau như một hành động theo xu hướng ỹ thuật số phổ biến. Đồng thời, các trang TMĐTXBG này cũng có nhiều chiến dịch quảng cáo rầm rộ để quảng bá hình ảnh cũng như thương hiệu đến thị trường mục tiêu của doanh nghiệp mình.

Bài học thành công của các doanh nghiệp TMĐTXBG ở Indonesia đã truyền cảm hứng cho những công ty hởi nghiệp của nhiều quốc gia Đông Nam Á và trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

2.2.3.2. Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới ở Bukalapak

Bukalapak là một công ty TMĐT được thành lập và có trụ sở ở Indonesia.

Bukalapak được biết đến là một trong những nền tảng TMĐT hàng đầu tại Indonesia chuyên dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thông kê của TMĐT Indonesia vào năm 2019, Bukalapak có hơn 4,5 triệu người bán doanh nghiệp vừa và nhỏ, 70 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, hơn 1,9 triệu đối tác bán hàng và trung bình hai triệu giao dịch mỗi ngày. Bukalapak chủ yếu kinh doanh ở thị trường TMĐT nội địa. Tuy nhiên, vào năm 2019, nhận thấy tiềm năng phát triển của thị trường TMĐTXBG, Bukalapak đã mở rộng dịch vụ của mình sang các thị trường trong khu vực thông qua chương trình Bukaglobal, mở đường cho các đối tác thương mại địa phương của mình thâm nhập thị trường nước ngoài. Bu aGlobal đưa Bu alapa trở thành công ty TMĐT Indonesia đầu tiên có mặt trên thị trường quốc tế. Trong khi các đối thủ cạnh tranh trong nước như To opedia tiếp tục chỉ tập trung vào thị trường Indonesia, còn các đối thủ trong hu vực như Lazada và Shopee đều có trụ sở chính tại Singapore, Bu alapa nhận thấy rằng nên mở rộng thị trường quốc tế và tham gia vào thị trường TMĐTXBG. Thông qua Bukaglobal, người bán trên Bukalapak có thể nhận đơn đặt hàng từ khách hàng ở Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Brunei.

Bukalapak cũng thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh thương hiệu ở thị trường xuyên biên giới mới, ví dụ như sự iện ra mắt gần đây của Bukaglobal ở Singapore. Bukalapak ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ hậu cần Janio có trụ sở tại Singapore để vận chuyển tất cả các chuyến hàng đến 5 thị trường mục tiêu. Về phía chính phủ Indonesia, công ty nhận được sự ủng hộ và khen ngợi của chính phủ trong việc mạnh dạn mở rộng dịch vụ kinh doanh của công ty ra thị trường khu vực, góp phần làm tăng giá trị quốc gia. Bukalapak là một trong những doanh nghiệp tiên phong mà doanh nghiệp TMĐT trong nước cần học hỏi.

Để xây dựng sàn TMĐT phát triển thần tốc như Bukalapak, ban lãnh đạo công ty đã có nhiều chiến lược kinh doanh và nhắm trúng phân phúc thị trường cũng như khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Bên cạnh các chính sách của chính phủ trong việc huyến khích TMĐTXBG phát triển mạnh thì bản thân doanh nghiệp Bukalapak cũng có những hoạt động xúc tiến riêng để tăng độ nhận diện cũng như xây dựng hình ảnh để tiếp cận khách hàng, thúc đẩy TMĐTXBG phát triển. Có thể ể đến một vài hoạt động xúc tiến mà Bukalapak đang thực hiện như sau:

Chương trình khuyến mãi hấp dẫn, miễn phí vận chuyển: Hầu hết các trang TMĐT đều có những chính sách để hấp dẫn người tiêu dùng đặt hàng qua Bukalapak, đặc biệt là người tiêu dùng bên ngoài Indonesia.

Quảng cáo qua Tiktok kết nối với người có tầm ảnh hưởng: Bukalapak có một trang Tiktok chính thức với số lượng lên tới hàng trăm video để quảng bá hình ảnh, trải nghiệm khách hàng, tiếp cận đến khách hàng trẻ tuổi Indonesia.

Quảng cáo thông qua trang mạng xã hội: Người dân Indonesia sử dụng mạng xã hội rất phổ biến đặc biệt là các trang như Youtube, WhatsApp, Facebook và Twitter, tất cả các chiến dịch quảng cáo nếu được gắn hastag thì rất dễ trở thành xu hướng.

Dù TMĐTXBG Indonesia chưa phát triển ngang hàng được với TMĐTXBG Trung Quốc và Mỹ, nhưng Indonesia cũng là một trong những nước có nền TMĐT nói chung và TMĐTXBG nói riêng phát triển nhanh trong khu vực. Đây là ba quốc gia mà các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường TMĐTXBG cần học hỏi và rè chừng.

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)