CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 CHO CÁC
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
3.2.3. Đối với doanh nghiệp
Từ thực tiễn thực hiện hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp Trung Quốc, Mỹ và Indonesia đã thành công, đã rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích. Tác giả đã đánh giá và tóm lược lại như sau:
3.2.3.1. Đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào tất cả các quy trình khi mua bán thương mại điện tử xuyên biên giới
Đầu tư khôn ngoan cho xây dựng cửa hàng trực tuyến sẽ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh, thông tin và cả tên tuổi của các cửa hàng. Việc này giúp tăng thứ hạng cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi cửa hàng trực tuyến giúp hách hàng dễ dàng truy cập website của doanh nghiệp và nhanh chóng tìm thấy những thứ mà họ đang cần.
Khoa học công nghệ là công cụ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng điều tra được thị hiếu của hách hàng thông qua việc đo lường số lượng lượt truy cập, lượt mua hàng,...
Bên cạnh đó, khi trải nghiệm mua sắm trực tuyến, hách hàng hông thể nhìn thấy sản phẩm trực tiếp hay họ cũng hông thể cảm nhận chúng bằng tay, bằng mắt như tại cửa hàng trực tiếp, hách hàng phải dựa hoàn toàn vào hình ảnh và mô tả sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp trên trang website để ra quyết định mua hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào càng làm cho việc hiện hữu sản phẩm trên trang TMĐT càng chân thật thì doanh nghiệp đó càng thu hút người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn.
3.2.3.2. Đánh giá thị trường mục tiêu và có các chiến lược tiếp cận phù hợp
Khi xác định inh doanh trên bất cứ thị trường TMĐTXBG nào, các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu ỹ lưỡng và có những đánh giá về thị trường mục tiêu của mình. Từ đó, đưa ra những chiến lược tiếp cận với nhóm hách hàng mục tiêu của
mình. Bởi ở mỗi thị trường nước ngoài, các công cụ xúc tiến để hỗ trợ các doanh nghiệp sẽ có sự hác nhau nhất định, do hành vi thói quen và văn hóa của người tiêu dùng ở mỗi ngưới là hác nhau. Mỗi doanh nghiệp TMĐTXBG xác định đâu là ênh truyền thông xã hội mà được sử dụng phổ biến ở thị trường mục tiêu để đẩy mạnh tiếp thị thông qua đó.
3.2.3.3. Phát triển cơ sở vật chất, bảo mật trong thanh toán và an toàn thông tin của khách hàng
Giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử mang đến những thách thức lớn cho doanh nghiệp về bảo mật và an toàn, cụ thể là hi hoạt động trong môi trường internet đầy rủi ro và hông chắc chắn. Bảo mật điện tử là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững và lâu dài của TMĐTXBG. Các doanh nghiệp nên sử dụng các phương tiện được công nhận bởi quốc tế, đồng thời cần ết hợp với nhà nước để chung tay tạo lập một hệ thống bảo mật điện tử đáng tin cậy và có tính liên ết để chống lại sự truy cập bất hợp pháp từ các hoạt động hông an toàn nhằm chiếm đoạt các thông tin cá nhân.
3.2.3.4. Đào tạo đội ngũ nhân sự có kiến thức, kĩ năng đáp ứng thương mại điện tử xuyên biên giới
Đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực có iến thức chuyên môn nghiệp vụ về TMĐTXBG để áp dụng có hiệu quả các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG. Bởi nhân tố con người luôn là cốt lõi của mọi vấn đề, việc có đưa ra được các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG hay không là do đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn và sự hiểu biết, đánh giá sâu sắc hay không.
3.2.3.5. Xây dựng thương hiệu qua chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ chuyên nghiệp
Các doanh nghiệp TMĐTXBG cần hông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là một trong các tiêu chí hàng đầu quyết định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng xuyên biên giới, cũng như việc tạo thiện cảm cho hách hàng của doanh nghiệp.
Bởi inh doanh trực tuyến hiến việc trao đổi và tương tác giữa các hách hàng rất dễ dàng, chỉ cần một người tiêu dùng hi nhận được sản phẩm hông giống như quảng cáo và đưa lên các diễn đàn để phản ánh thì hậu quả thực sự hôn lường, bởi những lời
bình luận tiêu cực thường sẽ lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng và hiến những người mua sau tránh né việc đặt hàng các sản phẩm của mình.
Ngoài ra cũng chú trọng vào các dịch vụ chăm sóc hách hàng bởi đây là một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp TMĐTXBG phát triển, duy trì quan hệ với hách hàng trong lâu dài. Trải nghiệm mua sắm tốt hay xấu sẽ là nhân tố quyết định rất nhiều đến sự gắn bó, trung thành của hách hàng và sẽ tác động trực tiếp vào sự tăng tưởng doanh số của doanh nghiệp.
3.2.3.6. Chủ động lên kế hoạch, phương án dự phòng cho các tình huống xấu nhất Bất cứ khi nào các doanh nghiệp tiếp cận một thị trường mới, lĩnh vực mới, bản thân họ cũng phải xem xét các tình huống có thể xảy ra, có thể là thành công hoặc thất bại. Khi lường trước được những phương án như vậy, giúp doanh nghiệp đứng ở vị thế chủ động quyết định mà không bị lệ thuộc vào bất cứ yếu tố nào. Có thể lấy ví dụ đối với các doanh nghiệp thương mại truyền thống, xét trong bối cảnh Covid-19 xảy ra, bản thân họ gặp phải khó hăn rất lớn do giãn cách xã hội, việc tiếp xúc trực tiếp trở nên khó hăn hơn, việc kinh doanh tại các cửa hàng buộc phải đóng cửa. Nhưng họ lại không có phương án dự phòng là kinh doanh trực tuyến, bởi chắc họ chẳng bao giờ nghĩ có một ngày, dịch bệnh lại bùng phát khủng khiếp đến vậy. Còn các doanh nghiệp vừa kinh doanh trực tiếp vừa kinh doanh trực tuyến thì đã có các phương án kinh doanh để đối phó với đại dịch, doanh thu không bị sụt giảm nghiêm trọng. Còn đối với các doanh nghiệp TMĐTXBG thì họ lại được lợi rất nhiều từ đại dịch Covid-19.
Nhưng họ cũng phải có kế hoạch và có các phương án sau đại dịch Coivd-19, có thể một lượng lớn khách hàng sẽ quay lại mua bán trực tiếp, làm thế nào để giữ chân khách hàng là bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp TMĐTXBG.
3.2.3.7. Tham gia đề xuất khung pháp lý cho thương mại điện tử xuyên biên giới, cùng với hiệp hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh
Các doanh nghiệp TMĐTXBG cần phải nâng cao nhận thức của mình về pháp luật liên quan đến TMĐTXBG, chủ động ết nối với nhà nước, đưa ra những đề xuất bổ sung để hoàn thiện khuôn hổ pháp lý, cơ chế, quy định và các chính sách trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia TMĐTXBG. Hiện nay, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn về việc thực hiện các hoạt động TMĐT ở Việt Nam nhưng chính sách, văn bản về TMĐTXBG thì thực sự chưa có nhiều hoặc
có được nhắc đến những chưa thực sự cụ thể, chưa có sự liên ết chặt chẽ với nhau cũng như chưa thực sự bám sát các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG thực tế của doanh nghiệp. Chính vì vậy, dưới góc độ là người có liên quan trong mối quan hệ TMĐTXBG, các doanh nghiệp cần là cầu nối, truyền tải tâm tư nguyện vọng của mình cho nhà nước để nhà nước có thể ịp thời đưa ra quy định pháp luật bổ sung cho TMĐTXBG cũng như hoạt động xúc tiến TMĐTXBG, tạo ra môi trường kinh doanh an toàn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã đi sâu vào nghiên cứu thị trường TMĐTXBG Việt Nam, nắm được thực trạng xúc tiến TMĐTXBG mà các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất, huyến nghị cho chính phủ, bộ ban ngành có liên quan và đặc biệt là các doanh nghiệp TMĐTXBG Việt Nam với mục đích thúc đẩy và cải thiện hiệu quả của các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG để TMĐTXBG thực sự trở thành điểm sáng giúp Việt Nam có tên trên bảng xếp hạng các quốc gia phát triển TMĐTXBG trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ hay Indonesia.