Đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 CHO CÁC

3.1. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

3.1.3. Đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 của các doanh nghiệp Việt Nam

3.1.3.1. Kết quả đã đạt được

Từ lúc xuất hiện cho đến nay, lĩnh vực TMĐT nói chung và TMĐTXBG nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định và mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Để đạt được những thành công đó thì các hoạt động xúc tiến TMĐT hay TMĐTXBG đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Có thể ể đến một vài ết quả đã đạt được của các chủ thể khi thực hiện các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG như sau:

Thứ nhất, thông qua việc ban hành những thông tư, nghị định, chỉ thị, văn bản pháp luật liên quan đến TMĐT, chính phủ và bộ ban ngành có liên quan đã tạo cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có môi trường kinh doanh an toàn và bảo vệ lợi ích của các bên chủ thể.

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã chủ động tiếp cận và áp dụng hình thức kinh doanh TMĐTXBG vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp họ. Tuy họ chưa thể xuất hẩu trực tiếp mà phải thông qua sàn TMĐTXBG trung gian (ví dụ như Fado), nhưng xét về lợi ích lâu dài thì việc tiếp cận thị thường quốc tế thông qua các sàn trung gian vẫn có lợi cho doanh nghiệp hơn là tự doanh nghiệp thực hiện. Bởi sau này, khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có kinh nghiệm trên lĩnh vực TMĐTXBG thì họ có thể dễ dàng tự tìm iếm được đối tác, tự quảng bá sản phẩm và tiếp cận thị trường mục tiêu một cách tối ưu nhất và mang lại nguồn lợi lớn nhất.

Thứ ba, xúc tiến TMĐTXBG giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin và mua các hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài như Alibaba, Amazon,… Bởi nhiều khách hàng, không hề biết rằng có các website mà có thể giao dịch mua bán xuyên biên giới mặc dù rất muốn mua một sản phẩm từ nước ngoài về Việt Nam.

Thứ tư, chính việc thực hiện các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG một cách có ế hoạch và đồng bộ mà TMĐTXBG tại Việt Nam đang ngày càng phát triển, giúp cho khách hàng có nhiều trải nghiệm mua sắm tốt hơn, được mua sắm với cả hàng hóa trong và ngoài nước để từ đó tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, hiến cho các doanh nghiệp bị yếu thế phải tìm ra cách hắc phục nhược điểm của mình, cải thiện hoạt động TMĐTXBG.

3.1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù nhận thấy được lợi ích cũng như hiệu quả của các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG đem lại cho các doanh nghiệp nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng thành công. Một số hạn chế liên quan đến hoạt động xúc tiến TMĐTXBG có thể ể đến như sau:

Thứ nhất, việc đầu tư tài chính cho các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG khá tốn kém và mất thời gian, các doanh nghiệp cần phải kiên trì và luôn đổi mới, cập nhật xu hướng của thị trường quốc tế.

Thứ hai, cùng với sự phát triển cuộc cách mạng công nghệ 4.0, TMĐTXBG tại Việt Nam đang tăng trưởng một cách mạnh mẽ cả về quy mô và doanh thu, tuy nhiên mặt trái của sự phát triển TMĐTXBG đem lại cũng hiến người ta phải suy ngẫm. Các thông tin quảng cáo, giới thiệu hàng xuyên biên giới không rõ nguồn gốc hay hàng giả, hàng nhái lan tràn trên mạng xã hội Việt Nam như Facebook, Zalo, Youtube,… đã và đang hiến người dân e ngại đến việc đặt hàng qua TMĐTXBG. Bởi không có một tổ chức, doanh nghiệp hay luật pháp nào đứng ra đảm bảo rằng thông tin mô tả cho những hàng hóa đó là thật. Chính vì vậy, các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG dường như trở nên khó hăn hơn bao giờ hết. Nếu như trước đây, khi thực hiện các hoạt động xúc tiến, người tiêu dùng có thể đến cửa hàng, trung tâm thương mại để nhìn, ngắm, sờ và có những đánh giá nhất định về hàng hóa thì nay điều này chỉ được thực hiện qua việc nhìn các hình ảnh, video đã được chỉnh sửa.

Thứ ba, môi trường TMĐTXBG hiện đang ganh đua rất ác liệt, chính vì vậy sân chơi này không phù hợp với các doanh nghiệp mà năng lực tài chính, quản trị và công nghệ yếu kém bởi việc thực hiện các hoạt động TMĐTXBG tiêu tốn rất nhiều vốn và thời gian của doanh nghiệp. Thực tế, nguồn vốn là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp TMĐTXBG Việt Nam nếu muốn cạnh tranh với doanh nghiệp TMĐTXBG nước ngoài.

Thứ tư, môi trường pháp lý chưa tương xứng với tốc độ phát triển của TMĐT.

Vài năm trở lại đây, cùng với xu hướng phát triển của loại hình thương mại này thì hệ thống pháp luật Việt Nam về TMĐT đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế của nó. Việc theo dõi, quản lý các hoạt động sàn giao dịch TMĐT, các website bán hàng qua mạng còn lỏng lẻo, chưa xử phạt ịp thời những sai phạm để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người tiêu dùng và nhà nước.

Thứ năm, đối với hệ thống thanh toán trực tuyến, vấn đề an ninh, bảo mật thông tin của cá nhân, tổ chức qua TMĐTXBG vẫn còn rất hạn chế. Bởi trước đây, việc thanh toán TMĐTXBG sử dụng các công cụ thanh toán mà độ an toàn không cao, dẫn đến tình trạng các chủ thể còn rất e ngại đối với các giao dịch này. Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến ngày càng phát triển, thuật toán bảo mật được hình thành, các lớp khóa bảo vệ được thiết lập chặt chẽ, hiến cho việc lưu chuyển tiền thanh toán quốc tế diễn ra an toàn và không bị ẻ xấu lấy cắp. Ngoài ra có một sự thật rằng quan niệm thanh

toán tiền mặt ít rủi ro đã xâm lấn vào sâu trong tiềm thức của người tiêu dùng Việt Nam, tạo khó hăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG về thanh toán quốc tế.

Thứ sáu, trong lĩnh vực TMĐTX nói chung hay TMĐTXBG nói riêng thì logistics đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bởi nhờ hệ thống logistics hiện đại, tiến tiến mà hàng hóa được lưu thông và phân phối đến người mua hàng một cách nhanh chóng, chính xác và tiết iệm thời gian. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần và phân phối TMĐTXBG của Việt Nam phát triển tương đối muộn và mức độ công nghệ khá thấp, cơ sở hạ tầng vận tải đường sắt, đường hàng không, đường thủy hay đường bộ còn lạc hậu và chưa được đầu tư xây dựng đúng mực. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có doanh nghiệp nào có sự đột phá và gây tiếng vang cũng như tương xứng với ỳ vọng mà TMĐTXBG đặt ra cho hoạt động logistics.

Thứ bảy, nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐTXBG được đánh giá là có trình độ không cao, thiếu lao động có chuyên môn, iến thức và nghiệp vụ. Các doanh nghiệp TMĐTXBG Việt Nam ít đầu tư phát triển ở mảng con người, đây cũng chính là sự nhìn nhận thiếu tầm nhìn của nhiều doanh nghiệp. Bởi con người giúp tư duy, vận hành mọi hoạt động, nếu một doanh nghiệp có nguồn lao động am hiểu TMĐT cũng như TMĐTXBG, họ sẽ nắm chắc các quy trình thực hiện, đổi mới, sáng tạo và chủ động trước mọi thay đổi.

Thứ tám, khi tham gia vào TMĐTXBG, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam bỏ qua giá trị cốt lõi là sản phẩm, chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất hẩu của mình từ nhãn mác, nguyên liệu, bao bì, đóng gói, nhãn hiệu đến hình ảnh giúp cho sản phẩm được nâng tầm giá trị kinh tế và thẩm mỹ, kích thích hành vi tiêu dùng của khách hàng, hiến cho họ có thể gạt bỏ mọi e ngại về vận chuyển, thanh toán, rủi ro mất hàng hóa mà nhanh chóng đặt mua ngay trên sàn TMĐTXBG. Không chỉ vậy, ở chiều ngược lại, việc xây dựng và cải biến sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường quốc tế là một trong những yếu tố giúp cho hoạt động xúc tiến TMĐTXBG tăng tính thuyết phục, tạo uy tín và cạnh tranh đối với thị trường quốc tế hơn.

Thứ chín, các doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung xúc tiến TMĐTXBG thông qua các sàn B2B nhưng sàn B2C lại bị bỏ ngỏ. Có thể trong ngắn hạn, việc đầu tư xúc tiến TMĐTXBG vào các sàn B2C mang lại lợi ích kinh tế gần như bằng không nhưng nó lại là hình thức kinh doanh mà các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng nhất đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó mở rộng mạng lưới, tìm iếm những cơ hội kinh doanh lớn hơn.

Trên đây là một số những điểm hạn chế, khó hăn khi thực hiện các hoạt động xúc tiến TMĐTXBG của chính phủ, bộ ban ngành và các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Vậy những chủ thể này cần làm gì để hắc phục những điểm thiếu sót của mình, tạo dựng môi trường TMĐTXBG xứng đáng trở thành một trong những lĩnh vực chủ lực, mang lại lợi ích cao cho nền kinh tế Việt Nam. Đó thực sự là câu hỏi khó!

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)