Khái quát tình hình thương mại điện tử Việt Nam

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 CHO CÁC

3.1. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

3.1.1. Khái quát tình hình thương mại điện tử Việt Nam

Với xu thế phát triển công nghệ trong khu vực và trên toàn thế giới đã tạo đà cho TMĐT ở Việt Nam từng bước phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ và chiếm một vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong bước phân phối sản phẩm. TMĐT Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm và có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của mình đến từng hách hàng trong nước và hơn thế nữa là tiếp cận khách hàng ở thị trường thế giới. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chính phủ Việt Nam đưa ra các lệnh giãn cách xã hội, tránh dịch lây lan, người tiêu dùng Việt Nam hông được ra ngoài, thay vào đó mọi hoạt động học tập, làm việc, vui chơi giải trí, mua sắm,… đều được thực hiện qua internet. Đây chính là động lực giúp TMĐT Việt Nam có thể phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo báo cáo của Google, Temase và Bain Company (2020), trong năm 2020, tại hu vực Đông Nam Á, việc sử dụng internet tiếp tục tăng với 40 triệu người dùng mới, tăng từ 360 triệu người dùng năm 2019 lên 400 triệu người dùng năm 2020. Cụ thể, xét tình hình sử dụng internet tại Việt Nam, trong hoảng thời gian đại dịch Covid-19 đang diễn ra, số lượng người dùng có xu hướng tăng. Việt Nam được thống ê là nước có tỷ lệ người dùng internet mới cao nhất trong hu vực Đông Nam Á, cụ thể có 41% tổng số người tiêu dùng dịch vụ ỹ thuật số là người mới. Khi được hỏi về quyết định có tiếp tục sử dụng các dịch vụ internet sau đại dịch, có 94% số người dùng mới này có ý định tiếp tục sử dụng. Cũng theo công bố của báo cáo trên, người dân Việt Nam sử dụng trung bình 4,2 giờ/ngày truy cập mạng internet vào đỉnh điểm dịch và giảm xuống 3,5 giờ/ngày khi Covid-19 tạm thời được iểm soát. Trong hi trước Covid-19, người Việt Nam chỉ bỏ ra 3,1 giờ/ ngày để lên mạng. Hơn nữa, có tới 8 trong 10 người nghĩ rằng công nghệ là công cụ quan trọng trong đại dịch xảy ra, nó bắt buộc có trong cuộc sống, giúp mọi người ết nối, giao tiếp, trao đổi mua bán và nhiều

mục đích hác. Xét tại thời điểm công bố báo cáo, ngành TMĐT ở Việt Nam đạt tổng giá trị là 14 tỷ USD với mức tăng trưởng 46%, đây là một con số ấn tượng mà ít quốc gia có thể đạt được. Có thể nói rằng, chính đại dịch Covid-19 đã làm tăng nhu cầu sử dụng internet của người Việt Nam, hiến cho TMĐT tiếp cận người tiêu dùng nhanh chóng.

TMĐT có rất nhiều hình thức hi ết hợp ba đối tượng là chính phủ (G), doanh nghiệp (B) và người tiêu dùng (C), trong đó có hai hình thức là B2B và B2C là phổ biến và được áp dụng nhiều hơn cả.

3.1.1.1. Giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B)

TMĐT theo mô hình B2B là một trong những hình thức kinh doanh tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao trong lĩnh vực TMĐT. Tại thị trường Việt Nam, hình thức này còn khá mới mẻ, ít được sử dụng và quan tâm cũng như chưa tạo được điểm nhấn trong nền kinh tế chung của Việt Nam. Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp còn e rè đối với hình thức này. Đặt trong bối cảnh dịch Covid-19, khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy ở các nước mà chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch, ví dụ như Trung Quốc, Italy, Anh thì doanh nghiệp của các nước mà hợp tác với những nước này khó có thể có nguồn cung sản phẩm được. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải đi tìm đối tác mới, thị trường mới để có thể mở rộng sản xuất, bù đắp tổn thất do đại dịch Covid-19 tác động.

Các trang TMĐT B2B đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Xét ở thị trường Việt Nam, mô hình này đã tạo ra một số thành công nhất định, giúp cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có được các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm đối tác, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các sàn TMĐT này. Có thể kể đến một số website dùng cho giao dịch B2B ở Việt Nam hiện nay như Cvn.com, Gocom.vn, Vietgo.vn, Vietnamesemade.com, Vietnamexport.com, Bizviet.net,… Số lượng các website B2B còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều website đã phải đóng cửa bởi vì hông đem lại giá trị cho các doanh nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu mà các doanh nghiệp sử dụng website đặt ra hoặc chưa tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu mà website hướng đến. Khi công nghệ và kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng cao dẫn đến việc TMĐT B2B cần phải ưu việt hơn và đem đến những trải nghiệm mua sắm dễ dàng và tiện ích giống

như B2C. Người dùng cũng có yêu cầu cao với thiết kế và chức năng trang website B2B sao cho đẹp mắt, bố cục rõ ràng, giá cả được niêm yết và phân đoạn cụ thể để người dùng có thể xem xét giá cả trước, không mất nhiều thời gian khi hỏi lại giá bên nhà cung cấp.

Đối với việc nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua các công cụ trực tuyến của các doanh nghiệp thì theo “Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2020” của Bộ Công thương (2020), đã thực hiện khảo sát trên gần 4.000 doanh nghiệp từ tháng 09/2019 tới tháng 11/2019 trong cả nước, cho thấy email là kênh trực tuyến mà doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất, chiếm 84% doanh nghiệp khảo sát. Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng thông qua các sàn TMĐT tăng từ 13% năm 2018 lên 19% năm 2019, cho thấy sự chuyển biến trong việc giao dịch qua sàn B2B.

Trong thời gian tới, hình thức TMĐT B2B được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh doanh cho các doanh nghiệp trên thế giới và đây cũng là cơ hội lớn cho chính các doanh nghiệp tại Việt Nam. Để tận dụng được cơ hội phát triển trên nền tảng sàn TMĐT B2B, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình những chiến lược, nghiên cứu kỹ thị trường để có những bước đi đột phá hơn.

3.1.1.2. Giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)

Trong số các hình thức giao dịch TMĐT thì B2C được đánh giá là hình thức phát triển và lan tỏa nhanh chóng nhất ở Việt Nam, có thể ể đến những cái tên quen thuộc như Ti i, Lazada, Shopee, Sendo,… Kinh doanh qua TMĐT B2C ở Việt Nam chủ yếu bao gồm sàn giao dịch TMĐT, website TMĐT, website đấu giá trực tuyến, nền tảng di động, mạng xã hội và website huyến mại trực tuyến. TMĐT B2C giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng phạm vi hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước hi muốn tiếp cận thị trường bán ở nước ngoài. Bên cạnh đó, B2C giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các chi phí cố định cho việc đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng cửa hàng, quản lý ênh phân phối, thuê nhân công,... Thị trường B2C rộng lớn và đa dạng hơn so với B2B, doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng có thể inh doanh B2C thành công nhưng ít có doanh nghiệp vừa và nhỏ lại inh doanh B2B thành công. Tuy nhiên, hình thức TMĐT B2C có một số điểm trừ đó là sự cạnh tranh hay lợi nhuận thấp hơn, doanh nghiệp phải quản lý các đơn hàng nhỏ lẻ, nếu số lượng sản phẩm bán ra ít, doanh thu sẽ hó có thể bù đắp được các chi phí phát sinh.

Theo Bộ Công Thương (2020) chỉ ra, doanh thu TMĐT B2C của Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng biểu dương trong giai đoạn từ 2016 - 2020. Cụ thể, doanh thu TMĐT B2C Việt Nam sau khi trừ các giao dịch liên quan đến lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, trò chơi trực tuyến, số liệu được tính bao gồm doanh thu tất cả hàng hoá, dịch vụ bán qua ênh TMĐT như trong hình dưới đây.

Hình 3.1. Doanh thu và tốc độ tăng trưởng TMĐT B2C Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019

Nguồn: Bộ Công Thương, 2020 Nhìn vào hình 3.1, có thể thấy doanh thu TMĐT B2C ở Việt Nam có xu hướng tăng, trong giai đoạn 2016 - 2019 tăng từ 5 tỷ USD đến 10,08 tỷ USD. Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng nhìn chung cũng có xu hướng tăng 2% trong giai đoạn 2016 - 2019.

Trong thời gian tới, TMĐT B2C ở Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Ngoài ra, Bộ Công Thương (2020) cũng đưa ra trong báo cáo của mình bảng thống kê các tiêu chí thể hiện tình hình phát triển TMĐT B2C trong giai đoạn từ 2016 - 2019, cho thấy tổng quan về xu hướng tăng trưởng và mở rộng về quy mô của số người mua sắm trực tuyến và số tiền họ bỏ ra để mua sắm trên sàn TMĐT B2C cũng như tỷ trọng TMĐT B2C ngày càng tăng trong tổng mức bán lẻ của cả nước.

5

6.2

8.06

10.08

23% 24%

30%

25%

0 2 4 6 8 10 12

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

2016 2017 2018 2019

Doanh thu B2C (Tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%)

Bảng 3.1. Các tiêu chí thể hiện tình hình phát triển TMĐT B2C trong giai đoạn 2016 - 2019

Tiêu chí 2016 2017 2018 2019

Ước tính số người tham gia mua sắm trực tuyến

(Triệu người) 30,3 32,7 33,6 44,8

Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một

người (USD) 170 186 202 225

Tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (%)

3 3,6 4,2 4,9

Nguồn: Bộ Công Thương, 2020 Từ bảng 3.1. trên, xét trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2019, các tiêu chí lần lượt thông kê về quy mô, giá trị và tỷ trọng đều tăng. TMĐT thực sự có tiềm năng phát triển rất lớn.

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới trong bối cảnh đại dịch covid 19 trên thế giới khuyến nghị dành cho doanh nghiệp việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)