Các chỉ tiêu đo lường mức độ mở rộng huy động vốn của Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 28 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Mở rộng huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường mức độ mở rộng huy động vốn của Ngân hàng Thương mại

1.3.2.1 Sự đa dạng về sản phẩm và hình thức huy động vốn

Khi NHTM cung ứng đa dạng sản phẩm huy động vốn phong phú và đa dạng về hình thức huy động thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng cá nhân và tổ chức sử dụng sản phẩm dịch vụ HĐV của NHTM và ngược lại khi NHTM có số lượng sản phẩm HĐV nghèo nàn, không có nhiều tính năng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh thì sẽ giảm khả năng mở rộng huy động vốn của ngân hàng.

1.3.2.2Phạm vi và đối tượng huy động vốn

Ngân hàng thương mại có phạm vi hoạt động rộng khắp, đối tượng huy động vốn đa dạng thì khả năng mở rộng huy động vốn của NHTM lớn và ngược lại khi NHTM có phạm vi hoạt động hẹp, đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm huy động vốn không đa dạng thì sẽ giảm khả năng mở rộng huy động vốn của NHTM.

Để đánh giá đối tượng huy động vốn người ta thường sử dụng chỉ tiêu số lượng và tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ huy động vốn của NHTM

Tốc độ tăng trưởng khách hàng

sử dụng sản phẩm dịch vụ HĐV (%)

=

Tổng số khách hàng sử dụng sản phẩm HĐV năm t

x 100 (1.1) Tổng số khách hàng sử dụng sản

phẩm HĐV năm t - 1

Số lượng khách hàng biến động tăng, nghĩa là NHTM đã thu hút được lượng khách hàng nhiều, uy tín thương hiệu trong huy động vốn của NHTM lớn, khả năng mở rộng huy động vốn tăng và ngược lại.

1.3.2.3 Các kênh huy động vốn

- Kênh huy động vốn truyền thống (huy động vốn trực tiếp tại trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch)

Từ xưa đến nay, các ngân hàng chủ yếu thực hiện hoạt động vốn qua các kênh giao dịch truyền thống, đó chính là các trụ sở, chi nhánh hay phòng giao dịch của các ngân hàng. Hình thức huy động này khá phổ biến tại tất cả các ngân hàng. Tuy nhiên hình thức huy động vốn này có nhược điểm đó là khách hàng phải đến trực tiếp các trụ sở, chi nhánh hay phòng giao dịch để giao dịch. Khi ngân hàng thương mại có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch nhiều, khả năng tiếp cận sản phẩm của ngân hàng của khách hàng dễ dàng hơn nên khả năng mở rộng huy động vốn của NHTM sẽ cao hơn và ngược lại.

- Kênh huy động vốn hiện đại (huy động vốn qua các kênh giao dịch điện tử) Hiện nay, có nhiều ngân hàng đã sử dụng hình thức huy động vốn linh hoạt hơn, sử dụng giao dịch điện tử. Khách hàng sẽ gửi tiền bằng internet banking thông qua các tài khoản thanh toán. Hình thức này rất nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức này cần có hệ thống mạng internet, công nghệ thông tin phát triển, hình thức này có nhiều ưu điểm như nhanh chóng, hạn chế được rủi ro tiền giả, giảm bớt chi phí kiểm đếm… tuy nhiên hình thức này cũng có nhiều rủi ro xảy ra khi hệ thống công nghệ của ngân hàng bị lỗi hay trục trặc, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của khách hàng.

NHTM có nhiều kênh huy động vốn thì khả năng mở rộng huy động vốn của NHTM sẽ cao và ngược lại.

1.3.2.4Quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động -Về quy mô nguồn vốn huy động:

Nguồn vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về mặt số lượng để thỏa mãn nhu cầu tín dụng cũng như các hoạt động khác của ngân hàng. Nếu quy mô nguồn huy động gia tăng sẽ đáp ứng cho hoạt động tài trợ của ngân hàng không ngừng tăng trưởng, tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn.

Tốc độ tăng nguồn vốn huy động phản ánh sự tăng trưởng nguồn vốn huy động về quy mô, việc so sánh quy mô vốn huy động năm nay với năm trước (thời kỳ này với thời kỳ khác) sẽ đánh giá sự tăng trưởng và ổn định của nguồn huy động.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

huy động năm t (%)

=

Tổng nguồn vốn huy động năm t

x 100 (1.2) Tổng nguồn vốn huy động năm t - 1

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm t > 100, cho thấy vốn huy động của ngân hàng tăng.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm t < 100, cho thấy vốn huy động của ngân hàng giảm.

Vốn huy động của ngân hàng gia tăng với những tỷ lệ xấp xỉ nhau trong nhiều năm thể hiện một sự tăng trưởng vốn ổn định. Điều đó, một mặt, giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kế hoạch điều hoà vốn, tạo được sự phù hợp giữa phương án mở rộng huy động vốn với mở rộng tín dụng. Trên khía cạnh khác, sự tăng trưởng vốn ổn định còn cho thấy phần nào hình ảnh tốt của ngân hàng trong mắt công chúng.

Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng vốn cũng có thể được xét riêng với từng loại vốn cụ thể. Sự biến động của từng loại vốn, đôi khi, trái chiều nhau và không giống chiều biến động của tổng vốn. Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng vốn giúp sự đánh giá về khả năng HĐV của NHTM được sâu sắc hơn và toàn diện hơn

-Về cơ cấu nguồn vốn huy động:

Mỗi loại tiền gửi có các yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn…

Do đó, việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào. Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng, đây là vấn đề mà các ngân hàng đều quan tâm. Để có được chi phí đầu vào hợp lý, có lợi cho ngân hàng thì các ngân hàng phải xem xét khoản mục nào có tỷ trọng lớn nhất. Trong thực tế, các khoản huy động từ doanh nghiệp, tổchức kinh tế có tính ổn định tương đối cao, chi phí vừa phải rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho nên để công tác huy động vốn có hiệu quả thì các ngân hàng cần nâng cao tỷ trọng của nhóm này lên hơn nữa trong cơ cấu vốn huy động của mình. Bên cạnh đó, các khoản vốn huy

động từ khu vực dân cư rất tiềm tàng giúp ngân hàng mở rộng kinh doanh tín dụng tiêu dùng, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông cho nền kinh tế. Cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng, chiến lược kinh doanh và hoạt động Marketing của ngân hàng.Chỉ tiêu tỷ trọng từng nguồn vốn huy động phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động, trong đó số dư từng loại nguồn vốn huy động được tính phụ thuộc vào cách phân loại nguồn vốn của các NHTM. Qua đây ngân hàng có thể điều chỉnh cơ cấu huy động vốn sao cho hợp lý với từng thời kỳ kinh doanh.

Tỷ trọng từng nguồn vốn huy

động (%)

=

Nguồn vốn huy động loại i

x 100% (1.3) Tổng nguồn vốn huy động

1.3.2.5 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về huy động vốn Tỷ lệ hoàn

thành kế hoạch huy động của

NHTM (%)

=

Nguồn vốn thực tế huy động của năm t

X 100 (1.4) Kế hoạch huy động vốn năm t

Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ≥100%, nghĩa là NHTM đã thực hiện tốt kế hoạch huy động vốn, mở rộng huy động vốn và ngược lại, nếu vốn huy động của NHTM <100% nghĩa là NHTM không đảm bảo được mở rộng huy động vốn.

1.3.2.6. Chi phí huy động vốn

Vốn của NHTM được chia làm hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng và đặc biệt là được dùng để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Nợ chiếm phần lớn trong nguồn vốn của NHTM, nó là nguồn vốn hoạt động chính với mỗi ngân hàng cho nên hầu hết các khoản nợ của NHTM đều liên quan đến chi phí huy động vốn. Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi trả lãi, trong đó chi phí trả lãi là chủ yếu. Ngoài ra còn có các chi phí khác như chi bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý…Chi phí trả lãi mà ngân hàng trả cho khách

hàng là chi phí trả lãi dựatrên lãi suất danh nghĩa, lãi suất ngân hàng công bố cho khách hàng. Chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỳ hạn, loại tiền gửi, mục tiêu gửi tiền của khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng từng thời kỳ, tiện ích kèm theo… Tuy nhiên, lãi suất thực tế của từng nguồn vốn huy động đối với ngân hàng là cao hơn bởi ngoài chi phí trả lãi, ngân hàng còn phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nữa là chi phí phi trả lãi.

Như vậy, chỉ tiêu này được chia ra làm hai chỉ tiêu nhỏ:

(1) Chi phí trả lãi/Tổng vốn huy động: cho thấy để huy động 1 đồng vốn thì ngân hàng phải chi trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng.

(2) Chi phí phi trả lãi/Tổng vốn huy động: cho thấy 1 đồng vốn huy động được ngân hàng phải bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản…

Tóm lại, chỉ tiêu chi phí huy động vốn/tổng vốn huy động được dùng để đánh giá xem một đồng vốn ngân hàng huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí.

Khi xem xét hiệu quả huy động vốn, chi phí cho một đồng vốn phải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí này và có lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệu quả. Biện pháp giảm chi phí huy động vốn là giảm lãi suất huy động và đảm bảo các chi phí quản lý, bảo quản, dự trữ vốn một cách hợp lý nhất. Việc đưa ra một lãi suất huy động hợp lý là rất quan trọng, lãi suất không quá cao – đảm bảo lợi ích của ngân hàng, cũng không quá thấp – thu hút được khách hàng gửi tiền.

1.3.2.7. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau. NHTM không chỉ huy động thật nhiều vốn với lãi suất thích hợp mà còn phải tìm kiếm nơi để cho vay và đầu tư có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng đến huy động vốn mà không cho vay và đầu tư thì vốn sẽ bị ứ đọng, làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay vàđầu tư, ngân hàng sẽ bị mất đi cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trường.

-Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (còn gọi là hệ số Q)

Trước đây, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đối với ngân hàng

không được vượt quá 80%, đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được vượt quá 85%. Cấp tín dụng bao gồm các hình thức cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng. Nguồn vốn huy động bao gồm:

- Tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn.

- Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng).

- Tiền vay của tổ chức trong nước, tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài.

- Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá.

Sau đó, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đã bị loại bỏ hoàn toàn.

Mặc dù vậy, hiện nay một số ngân hàng vẫn áp dụng tỷ lệ này như là một tỷ lệ quan trọng nhằm tránh việc mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để cho vay và đầu tư dài hạn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

Q = Dư nợ tín dụng

x 100% (1.5)

Tổng nguồn vốn huy động -Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn

Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có thờihạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ ở một tỷ lệ nhất định vì nếu lớn hơn nữa thì các ngân hàng đến một thời điểm nào đó phải chịu sức ép về khả năng thanh toán vì dư nợ cho vay là một tài sản kém lỏng mà cho vay dài hạn là một loại tài sản kém lỏng nhất. Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì sẽ khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và không hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn có chi phí huy động cao hơn trong khi lãi suất cho vay ngắn

hạn thường thấp hơn lãi suất cho vay trung-dài hạn.

Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tính theo công thức sau đây:

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử

dụng cho vay trung và dài hạn = A - B

x 100% (1.6) C

Trong đó:

+ A là tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn.

+ B là tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn sau khi trừ đi các khoản phải trừ.

+ C là tổng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn.

1.3.2.8. Chênh lệch lãi suất bình quân

Với tư cách là giá vốn, lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp đến hoạt động cho vay và huy động vốn của ngân hàng, tác động đến lợi nhuận khi xem xét kết quả kinh doanh, tính toán lãi suất chênh lệch đầu ra đầu vào. Khilãi suất thay đổi theo diễn biến quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, phản ánh đúng tín hiệu của thị trường, điều đó khiến ngân hàng phải tìm kiếm, hoạch định mức lãi suất phù hợp cho mình. Trong trường hợp lãi suất biến động do tác động của các yếu tố phi vật chất (yếu tố tâm lí, yếu tố cạnh tranh không lành mạnh...) sẽ có tác động bất lợi đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là khó khăn đối với các ngân hàng thương mại có quy mô hoạt động nhỏ, vốn tự có và khả năng tài chính thấp.

Trong trường hợp đó là việc tăng lãi suất huy động, tác động hiệu ứng đối với toàn bộ hệ thống, buộc các ngân hàng khác cũng phải tăng lãi suất để giữ khách hàng gửi tiền trong khi đó có thể không thực sự có khó khăn về nguồn vốn. Trong nền kinh tế thị trường, các hiện tượng kinh tế thường có diễn biến, thay đổi nhanh. Lãi suất cũng là yếu tố nhạy cảm và thường xuyên thay đổi, gắn liền với sự thay đổi của quan hệ cung cầu về vốn. Vì vậy, NHTM trong quá trình hoạt động cần có sự theo dõi sát sao sự biến động đó để có những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định tình hình kinh doanh của mình.

Chênh lệch lãi suất bình quân là một chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ cung- cầu

vốn NHTM có đảm bảo được lợi nhuận cho ngân hàng với một mức lãi suất phù hợp với cả người gửi tiền lẫn người vay vốn, được tính theo công thức sau:

Chênh lệch lãi suất bình quân = Lãi suất bình quân đầu ra - Lãi suất bình quân đầu vào

Để tính được lãi suất bình quân đầu vào, ta lấy chi phí trả lãi tiền gửi trong kỳ chia cho tổng nguồn số dư huy động vốn bình quân. Tương tự, lãi suất bình quân đầu ra là thương số giữa thu từ lãi vay và tổng dư nợ cho vay bình quân.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)