Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 52 - 74)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2. Thực trạng mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

2.2.1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động huy động vốn

Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 17/2017/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2018.

Thông tư số 17/2018/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về việc cấp Giấy phép, mạng lưới hoạt động và hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018.

Thông tư số 28/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019.

Nhìn chung các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành quy định về hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các NHTM là tương đối đầy đủ và chặt chẽ, cụ thể hoá được các nội dung như: Các loại tiền gửi mà NHTM được phép huy động; giới hạn quyền được nhận các loại tiền gửi đối với từng loại hình NHTM; quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tiền gửi; quy định trách nhiệm của NHTM khi huy động vốn bằng nhận tiền gửi; quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi; cùng các nội dung có liên quan khác...Về cơ bản Nhà nước đã thiết lập được một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM tiến hành các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các NHTM trong tiến trình hội nhập. Đồng thời pháp luật cũng hướng tới quyền lợi của mọi người dân, đáp ứng tốt hơn nhu cầu gửi tiền và sử dụng các dịch vụ

ngân hàng, lựa chọn hình thức gửi tiền phù hợp với mục đích và yêu cầu của họ, tạo niềm tin cho người gửi tiền; tạo ra cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

2.2.2. Thực trạng huy động tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

2.2.2.1.Sự đa dạng về sản phẩm và hình thức huy động vốn

Để huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân, Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội có các sản phẩm huy động vốn như sau:

- Tiền gửi không kỳ hạn

+ Tiền gửi thanh toán cá nhân: Ngày nay việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt đang dần được thay thế bằng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt. Việc mở một tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân sẽ giúp người sử dụng có thể rút tiền, chuyển khoản, nhận tiền kiều hối, thanh toán các hóa đơn điện, nước, vé máy bay, vé xem phim, điện thoại, nhận lương, thực hiện các giao dịch chứng khoán… Nhằm hỗ trợ và tăng tiện ích của tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân các dịch vụ Ngân hàng điện tử như SMS Banking, Internet Banking, mCard, Sacombank Pay... ra đời giúp khách hàng có thể quản lý số dư tài khoản của mình ở bất cứ thời gian nào và bất cứ nơi đâu. Thủ tục mở tài khoản đơn giản, miễn phí, tiền gửi của khách hàng được ngân hàng mua bảo hiểm tiền gửi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (đối với tiền gửi VNĐ), số dư tiền gửi thanh toán được hưởng lãi suất không kỳ hạn.

+ Tiền gửi thanh toán của tổ chức: Hầu hết các tổ chức đều có ít nhất một tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Tài khoản tiền gửi giúp đơn vị có thể giao dịch với các khách hàng trong và ngoài nước như: thanh toán, nhận tiền, rút tiền, bảo lãnh, thanh toán LC, chuyển tiền ngoại tệ…Đi kèm với tài khoản tiền gửi thanh toán là dịch vụ SMS Banking giúp chủ tài khoản kiểm soát số dư tài khoản, dòng tiền vào, ra tài khoản của mình; Dịch vụ Inernet Banking giúp khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch tài chính tại bất cứ đâu mà không cần đến ngân hàng. Đối với các khách hàng thường xuyên có số dư lớn trên tài khoản tiền gửi thanh toán,

khách hàng có thể tham gia sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư theo nguyên tắc số dư cuối ngày duy trì càng lớn lãi suất càng cao.

Đối với các khách hàng doanh nghiệp sử dụng các gói sản phẩm của MSB tùy vào số dư tiền gửi không kỳ hạn bình quân 3 tháng gần nhất (theo phân khúc), khách hàng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi khi giao dịch tại ngân hàng như: cộng thêm lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn, giảm/ miễn phí giao dịch, ưu đãi lãi suất khi có nhu cầu vay vốn…

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm dành cho cá nhân chưa xác định được thời gian sử dụng số tiền nhàn rỗi này trong tương lai. Sản phẩm này có thể gửi bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ vào bất kỳ thời điểm nào.

Tiết kiệm không kỳ hạn cá nhân có tất cả các tiện ích giống như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

- Tiền gửi có kỳ hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dành cho cá nhân

Tiện ích chung của các sản phẩm tiền tiết kiệm có kỳ hạn tại Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội là có thể gửi hoặc rút tiền tại bất kỳ điểm giao dịch nào MSB trên toàn quốc. Được rút một phần gốc hoặc tất toán tiền gửi trước hạn. Được chuyển quyền sở hữu và lựa chọn hình thức sở hữu (sở hữu riêng hoặc đồng sở hữu); Ủy quyền cho người khác rút tiền tiết kiệm (từng lần hoặc thường xuyên);

Được sử dụng để cầm cố vay vốn tại ngân hàng; Được bảo hiểm tiền gửi (đối với tiền gửi VNĐ); Được cung cấp dịch vụ thu, chi tại nhà nếu có nhu cầu; Được bảo mật tuyệt đối số dư tiền gửi và thông tin khách hàng. Thủ tục gửi tiền đơn giản, thường xuyên có các chương trình dự thưởng áp dụng đối với từng sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn phù hợp. Mỗi sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với lựa chọn đa dạng của khách hàng.

Bên cạnh các sản phẩm tiết kiệm thông thường, Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội còn có nhiều sản phẩm tiết kiệm linh hoạt dành cho nhiều đối tượng khách hàng đặc thù khác như: sản phẩm tiền gửi Lộc Bảo Phát. Lộc Bảo Phát là Sản phẩm chứng chỉ tiền gửi liên kết lợi suất đầu tư Trái phiếu chính phủ đầu tiên trên thị

trường đảm bảo sinh lời, không có rủi ro. Sản phẩm Tiết kiệm An Lộc, tiết kiệm Định kỳ sinh lời cho người lớn tuổi; Sản phẩm Kỳ hạn duy nhất rút trước hạn theo thời gian thực gửi, sản phẩm tiết kiệm Ong Vàng, Măng non,…

Các sản phẩm này ra đời nhằm gắn kết những tính năng mà người tiêu dùng mong muốn: gửi tiền kèm theo quyền lợi bảo hiểm, gửi tiền đồng thời giáo dục con cái về tính tiết kiệm …

+ Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức

Tiền gửi có kỳ hạn thông thường của tổ chức: Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn thông thường dành cho tổ chức của Sacombank có các đặc điểm tương tự tiền gửi có kỳ hạn thông thường dành cho cá nhân.

Tiền gửi đa năng: Là hình thức tiền gửi có kỳ hạn nhưng khách hàng có thể chủ động rút từng khoản tiền theo nhu cầu tổ chức và khoản tiền còn lại vẫn được hưởng lãi suất có kỳ hạn theo thỏa thuận ban đầu với Sacombank. Tiền lãi được tính trên số dư thực tế, số ngày thực tế và lãi suất tương ứng của từng kỳ hạn gửi, lãi được thanh toán vào cuối kỳ hạn. Khi đến hạn, nếu khách hàng không đưa ra các yêu cầu, ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc

Đơn vị tính: sản phẩm

Hình 2.2. So sánh số lƣợng sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội với một số chi nhánh NHTM lớn trên địa bàn

(Nguồn:Tác giả tổng hợp) Qua hình trên cho thấy, so với các NHTM lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội

7

10 11 11 9

6 7 6

0 2 4 6 8 10 12

Số lượng sản phẩm huy động vốn của một số NHTM lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội

như Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank thì số lượng sản phẩm huy động vốn của MSB – Chi nhánh Hà Nội có số lượng ít hơn, đứng thứ 4 về số sản phẩm huy động vốn. Tuy nhiên so với các NHTM cổ phần khác như Sacombank, Vpbank,

… thì MSB – Chi nhánh Hà Nội có nhiều số sản phẩm huy động vốn hơn.

Qua đó cho thấy số lượng sản phẩm huy động vốn của MSB – Chi nhánh Hà Nội chưa đa dạng và phong phú hơn các NHTM khác. Mặt khác sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh cũng chưa có nhiều khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

2.2.2.2.Phạm vi và đối tượng huy động vốn của Chi nhánh

Hiện nay, MSB – Chi nhánh Hà Nội được phân quyền thực hiện hoạt động huy động vốn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đối tượng khách hàng huy động vốn của Chi nhánh là tất cả các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn của Chi nhánh.

Tình hình khách hàng sử dụng dịch vụ huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2018 – 2020 như sau:

Đơn vị tính: khách hàng

Hình 2.3. Số lƣợng khách hàng gửi tiền của Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội trong 3 năm từ 2018-2020

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của MSB – Chi nhánh Hà Nội, 2018, 2019, 2020) Qua hình trên cho thấy, tổng số khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh biến động

2.516

2.698

2.832

2,350 2,400 2,450 2,500 2,550 2,600 2,650 2,700 2,750 2,800 2,850 2,900

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng số khách hàng sử dụng sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2018 - 2020

tăng trong giai đoạn 2018 – 2020, cụ thể năm 2018 có 2.516 khách hàng gửi tiền, sang năm 2019 có 2.698 khách hàng, tăng 182 khách hàng, tương ứng với tỷ lệ tăng 7,2% so với năm 2018. Năm 2020 tổng số khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh đạt 2.832 khách hàng, tăng 134 khách, tương ứng với tỷ lệ tăng 5% so với năm 2019.

Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng gửi tiền năm 2020 giảm 2,2% so với năm 2019, nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội đồng hành cùng khách hàng vay vốn vượt qua khó khăn do đại dịch nên đã giảm lãi suất cho vay, do đó lãi suất huy động cũng giảm, vốn huy động được giảm. Mặt khác, đại dịch diễn ra, thành phố Hà Nội nhiều lần thực hiện giãn cách xã hội, các cá nhân, doanh nghiêp làm ăn kinh doanh khó khăn nên số lượng khách hàng gửi vào ngân hàng giảm.

Bảng 2.2. Cơ cấu khách hàng gửi tiền của Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội trong 3 năm từ 2018-2020

Đơn vị tính: khách hàng

Tiêu chí

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lƣợng KH

Tỷ trọng (%)

Số lƣợng KH

Tỷ trọng (%)

Số lƣợng KH

Tỷ trọng (%)

1. KHCN 2.245 89,2 2.395 88,8 2.534 89,5

2.Khách hàng tổ chức

271 10,8 303 11,2 298 10,5

Cộng khách

hàng

2.516 100 2.698 100 2.832 100

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của MSB – Chi nhánh Hà Nội, 2018, 2019, 2020) Tại MSB – Chi nhánh Hà Nội, trong giai đoạn 2018 – 2020, số lượng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn gần 90% tương ứng với 2.245 khách hàng cá nhân năm 2018 và 3.544 khách hàng cá nhân gửi tiền vào năm 2020. Trong khi đó, khách hàng tổ chức doanh nghiệp sử dụng sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên 10%.

2.2.2.3. Các kênh huy động vốn của Chi nhánh

Hiện nay, MSB – Chi nhánh Hà Nội huy động vốn theo 2 kênh, kênh huy động truyền thống và kênh huy động hiện đại.

- Kênh huy động vốn truyền thống (trực tiếp) là các chi nhánh, phòng giao dịch của MSB – Chi nhánh Hà Nội. Khách hàng có nhu cầu gửi tiền sẽ tìm đến Ngân hàng thông qua các điểm giao dịch của Chi nhánh. Mạng lưới các Chi nhánh, phòng giao dịch của Chi nhánh như sau:

Bảng 2.3. Chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội trong 3 năm từ 2018-2020

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chi nhánh (trụ sợ chính) 01 01 01

Phòng giao dịch 74 2 2

Cộng 3 3 3

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của MSB – Chi nhánh Hà Nội, 2018, 2019, 2020) So với các chi nhánh NHTM lớn trên địa bàn như Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV thì số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của MSB – Chi nhánh Hà Nội rất ít.

- Kênh huy động vốn hiện đại: Ngoài việc huy động vốn trực tiếp tại Chi nhánh và các phòng giao dịch, hiện nay các NHTM nói chung và MSB – Chi nhánh Hà Nội thực hiện huy động vốn qua kênh ngân hàng hiện đại như Mobile Banking, Internet Banking, ATM,…Kênh huy động vốn càng hiện đại, an toàn, bảo mật, tiết kiệm thời gian, chi phí thì khách hàng càng an tâm gửi và mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Đây là kênh rất hấp dẫn giúp Ngân hàng có được nguồn vốn huy động lớn với chi phí lãi suất thấp.

Để khuyến khích cá nhân, tổ chức gửi tiền vào Ngân hàng qua kênh huy động vốn hiện đại, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội đã áp dụng mức lãi suất cao hơn, hấp dẫn hơn so với kênh huy động truyền thống,cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Mức lãi suất huy động vốn áp dụng cho từng loại kênh huy động vốn của Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội năm 2020

Đơn vị tính: %

Kỳ hạn Lãi suất niêm yết tại

quầy

Lãi suất tiền

gửi online Chênh lệch lãi suất kênh truyền thống -kênh hiện đại

01 tháng 3 3,5 -0,5

02 tháng 3 3,5 -0,5

03 tháng 3,5 3,8 -0,3

04 tháng 3,5 3,8 -0,3

05 tháng 3,5 3,8 -0,3

06 tháng 5 5,5 -0,5

07 tháng 5,3 5,8 -0,5

08 tháng 5,3 5,8 -0,5

09 tháng 5,3 5,8 -0,5

10 tháng 5,3 5,8 -0,5

11 tháng 5,3 5,8 -0,5

12 tháng 5,6 6,1 -0,5

13 tháng 5,6 6,1 -0,5

15 tháng 5,6 6,1 -0,5

18 tháng 5,6 6,1 -0,5

24 tháng 5,6 6,1 -0,5

36 tháng 5,6 6,1 -0,5

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của MSB – Chi nhánh Hà Nội, 2020) Qua bảng trên cho thấy, huy động vốn tiền gửi online có mức lãi suất thấp cao hơn so với lãi suất niêm yết tại quầy khoảng 0,5% cho từng kỳ hạn huy động.

Tuy nhiên trên thực tế đối với kênh huy động vốn hiện đại của Chi nhánh vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền.

2.2.2.4. Qui mô, cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh - Quy mô huy động vốn

Hiện nay, công tác huy động vốn trên địa bàn tỉnh Hà Nội đã và đang cạnh tranh quyết liệt do có nhiều ngân hàng, tổ chức phi ngân hàng cùng hoạt động, nhưng vốn huy động của Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội có xu hướng tăng qua các năm, điều đó được thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.5. Quy mô huy động vốn của Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Số tiền (Tỷ đồng)

Năm 2019 Năm 2020

Số tiền (Tỷ đồng)

Tỷ lệ tăng trưởng so với 2018

(%)

Số tiền (Tỷ đồng)

Tỷ lệ tăng trưởng so với 2019

(%)

1. Không kỳ hạn 110 98 -10,90 102 4,08

1.1. Tổ chức 103 89 -13,59 92 3,30

1.2. Cá nhân 07 09 28,50 10 11,10

2. Có kỳ hạn 454 577 27,09 712 23,39

2.1. Kỳ ha <=12T 430 528 22,79 646 22,34

Tổ chức 31 33 6,45 41 24,20

Cá nhân 399 495 24,06 605 22,20

2.2. Kỳ ha >12T 24 49 104,00 66 34,69

Tổ chức 0 0 0,00 0 0,00

Cá nhân 24 49 104,00 66 34,69

Tổng huy động 564 675 19,68 814 20,59

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của MSB – Chi nhánh Hà Nội, 2018, 2019, 2020) Trước sự phát triển và cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM khác, để giữ vững và tăng cường huy động vốn, Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội đã tiến hành chủ động triển khai mạnh mẽ đồng loạt nhiều biện pháp thu hút vốn như: áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn với lãi suất linh hoạt theo số tiền và kỳ hạn gửi

tiền; triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn VNĐ và ngoại tệ để khách hàng lựa chọn; mở rộng đối tượng huy động vốn là các TCKT khác; các quỹ công đoàn…; triển khai kịp thời các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mãi; chủ động quảng cáo và đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng.

Trong những năm trở lại đây, khi tình hình kinh tế cả nước có nhiều khó khăn và có sự ảnh hưởng đặc biệt từ đại dịch Covid – 19 cũng như diễn biến phức tạp của dịch. Công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn và giữa ngân hàng với các kênh đầu tư khác như: vàng, chứng khoán, bất động sản,... Hoạt động cho vay của ngân hàng cũng gặp nhiều rủi ro hơn khi hàng loạt các công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt là các công ty về lĩnh vực xây lắp, sản xuất...

Trong bối cảnh đó, hoạt động huy động vốn càng thể hiện rõ hiệu quả mang lại cao hơn so với hoạt động tín dụng. Chính vì vậy Ban giám đốc Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội đã xác định mục tiêu hoạt động huy động vốn là quan trọng trong giai đoạn này. Sau khi lãi suất huy động được ngân hàng nhà nước điều chỉnh giảm liên tục, ban đầu Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn do người dân không muốn gửi tiết kiệm mà chuyển hướng sang đầu tư ở lĩnh vực khác, sau khi mức lãi suất được duy trì ổn định Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội bằng nhiều giải pháp đã thu hút huy động vốn nên vẫn duy trì và tăng trưởng nguồn vốn qua các năm, năm sau huy động cao hơn năm trước tuy mức tăng còn ở mức độ khiêm tốn.

Cụ thể qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn của Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội tăng trưởng đều qua các năm. Nếu như năm 2018 tổng nguồn vốn huy động đạt 564 tỷ đồng, thì năm 2019 đạt 675 đồng tăng 111 tỷ đồng so với năm 2018, năm 2020 đạt 814 tỷ đồng tăng 139 tỷ đồng so với năm 2019. Năm 2019 tăng 19,68% còn năm 2020 tăng cao hơn đó là 20,59%.

Với vai trò là một trung gian tài chính cung cấp vốn cho nền kinh tế dưới hình thức cho vay và đầu tư, các ngân hàng hiểu rõ tầm quan trọng của việc tìm nguồn

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 52 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)