CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1. Định hướng cơ bản về huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2021-2025
3.1.1.Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam và chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB Bank) trong giai đoạn (2020 -2025) như sau:
- Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022: Cơ bản hoàn thành đầu tư công nghệ thông tin hiện đại, phát triển hơn nữa danh mục dịch vụ cung cấp, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng hiện đại, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh của MSB Bank sang thị trường dịch vụ tài chính phi ngân hàng, phát triển mạnh mẽ và nâng tầm quan hệ hợp tác đầu tư với các đối tác chiến lược tại thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng thương hiệu MSB Bank phát triển và vị thế ngày càng nâng cao tại Việt Nam.
- Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025: Tiếp tục phát triển thương hiệu và mở rộng hiện diện của MSB Bank ra thị trường quốc tế, chuyển đổi từ mô hình NHTM cổ phần thành Tập đoàn tài chính -ngân hàng đa năng, hiện đại, chất lượng dịch vụ của MSB Bank tương đương với dịch vụ của các ngân hàng lớn ở các quốc gia trong khu vực và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với ưu điểm của hệ thống công nghệ hiện đại mà MSB Bank đang vận hành, hệ thống dữ liệu tập trung và giao dịch trực tuyến là hai yếu tố quan trọng giúp dịch vụ thanh toán phát triển. Chi nhánh cần:
+ Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán trên tài khoản hiện đang là lợi thế của MSB Bank. Trước hết cần mở rộng cung cấp dịch vụ các tài khoản cá nhân và doanh nghiệp với các thủ tục thuận lợi và nhiều tiện ích đa dạng kèm theo.
+ Triển khai cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử: Homebanking, SMS
banking, internet banking, mobile banking…đồng thời phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ công nghệ cao này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.
+ Hợp tác với các tổ chức phát hành thẻ toàn cầu như: Visa, Master, American Express… để phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế cũng như phát hành thẻ tín dụng nội địa vì thực tế các đối thủ cạnh tranh trong nước (BIDV, ACB, Vietcombank…) đã làm rất tốt vấn đề này.
+ Về thẻ thanh toán nội địa, cần cung cấp thêm nhiều tiện ích giao dịch qua máy ATM như: dịch vụ thanh toán (điện, nước, điện thoại, cước internet, phí, bảo hiểm…), chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, mua thẻ điện thoại…
3.1.2.Định hướng huy động vốn của Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Căn cứ vào điều kiện thuận lợi và khó khăn nội tại, khả năng thực hiện; căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội và xu thế phát triển của nền kinh tế, căn cứ vào khả năng nội tại, cũng như yêu cầu phát triển của MSB, Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội xây dựng định hướng phát triển chung và công tác huy động vốn trong giai đoạn tiếp theo như sau:
-Tiếp tục tăng trưởng các chỉ tiêu cơ bản hàng năm: (i) Tổng dư nợ hàng năm tăng từ 10-20%; Nguồn vốn tăng hàng năm đạt 15-20%; Lợi nhuận hàng năm tăng từ 10- 20%; Nợ quá hạn dưới 1% (Xem Bảng 3.1).
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn, khai thác được tiềm năng vốn từ nền kinh tế, đoàn thể xã hội, đơn vị sự nghiệp có thu…. giải quyết vấn đề bất hợp lý theo VNĐ và ngoại tệ nhằm xây dựng cơ cấu vốn có lợi cho hoạt động đầu tư. Đồng thời duy trì ổn định khách hàng gửi tiền truyền thống.
- Theo sát thị trường, tích cực đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn nhằm giữ vững và phát triển nguồn VHĐ và chủ động điều hành nguồn vốn linh hoạt, có biện pháp cụ thể cơ cấu lại kỳ hạn, tăng cường khai thác nguồn vốn từ các doanh nghiêp, tiếp tục tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư, phấn đấu hạ thấp chi phí so với năm trước, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cho vay, đầu tư và các sản phẩm dịch vụ.
- Củng cố và phát triển thị phần trên các địa bàn đang hoạt động. Chú trọng các dự án đầu tư lớn, tập trung khảo sát thị trường và khách hàng, tìm kiếm đầu tư kéo mô hình kinh tế mới tạo ra sản phẩm mới cho xã hội, tiếp tục củng cố và mở thêm phòng giao dịch trên địa bàn của tỉnh.
- Vận dụng chính sách lãi suất và chính sách khách hàng hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, để thu hút ngày càng nhiều hơn các khách hàng có thu nhập khác nhau, tạo sự thuận tiện cho người gửi tiền.
- Đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết công việc nhanh để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm, quan tâm và thực hiện tốt chính sách đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn và ổn định đồng thời nắm chắc tình hình kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn, nhu cầu về sản phẩm dịch vụ, lãi suất, phí để thực hiện chính sách khách hàng nhằm giữ vững nguồn và HĐV kịp thời.
- Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao. Phát triển dịch vụ ngân hàng mang tính đột phá nhằm nâng cao tỷ trọng về dịch vụ, nâng cao uy tín với khách hàng góp phần tạo lập nguồn vốn ổn định cho Chi nhánh.
Bảng3.1. Chỉ tiêu huy động vốn theo định hướng phát triển của Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2021- 2025
Đơn vị tính:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025
1. Huy động vốn 950 1.100 1.250 1.500 1.800
- Không kỳ hạn 100 120 150 200 250
+ Tổ chức 90 100 115 150 180
+ Cá nhân 10 20 35 50 70
- Có kỳ hạn 850 980 1.100 1.300 1.550
+ Tổ chức 100 130 150 200 250
+ Cá nhân 750 850 950 1.100 1.300
Nguồn: Ngân hàng MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 -Từng bước thực hiện mở rộng mạng lưới HĐV, đa dạng hoá phương thức và
đối tượng huy động, tăng cường công tác tiếp thị khuyến mại, thiết lập quan hệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng và huy động vốn. Chủ động nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ, lãi suất, phí dịch vụ… của khách hàng để thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mại linh hoạt, phù hợp và hấp dẫn khách hàng gửi tiền, ổn định và tăng cường huy động vốn.
- Gắn chiến lược dài hạn và kế hoạch hàng năm về tạo nguồn vốn với chiến lược, kế hoạch sử dụng vốn trong một thể thống nhất, chặt chẽ, đồng bộ nhịp nhàng, phát huy cao nhất hiệu quả sử dung vốn. Lấy sử dụng vốn là động lực để huy động vốn và ngược lại.
Các định hướng trên luôn bám sát chiến lược kinh doanh của ngân hàng nhưng để chúng thành hiện thực, cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp.