Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH

1.1. HO ẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN

1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đã được xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì xét về quy mô vốn và nguồn nhân lực so với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp này luôn bị hạn chế khiến họ gặp khó khăn về rất nhiều mặt. Có thể kể đến những hạn chế đó là:

Năng lực cạnh tranh yếu, trình độ tay nghề chưa cao, giá lao động đang tăng lên ảnh hưởng tới giá thành, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm;

thiếu sự quan tâm kiểm soát chất lượng sản phẩm cùng với những phương pháp kiểm soát có hiệu quả

Năng suất lao động thấp, mà điều này phần lớn do nhân tố trình độ công nghệ thấp quyết định.

Ít vốn và thiếu sự hỗ trợ tài chính

Phương pháp quản lý yếu kém, công tác nghiên cứu và phát triển hầu như không có hoặc nếu có thì cũng được tiến hành rất chậm. Khâu quảng bá thương hiệu cũng còn hạn chế do chi phí cao.Các doanh nghiệp này thường phải đối mặt với một thực tế là những nhân viên giỏi rất dễ ra đi trước những sự lôi kéo của các công ty hay tập đoàn lớn

Về vấn đề tiếp cận các nguồn vốn, vấn đề “đầu tiên” có ý nghĩa quyết định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp khó khăn không nhỏ, nhất là các khoản vay trung hạn, dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Đặc biệt, các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; việc đầu tư vào khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, do nhận thức

chưa thông thoáng, cho nên bị hạn chế rất nhiều. Việc tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hạn chế. Với tỷ trọng hơn 90% trong tổng số các doanh nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới, đáng lẽ khu vực này phải là

“khách hàng ruột” của các ngân hàng thương mại, song thực tế là tỷ lệ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng lại rất hạn chế. Trong khi đó nhu cầu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn bao gồm cả vốn ngắn hạn và trung dài hạn. Nhu cầu vốn ngắn hạn xuất hiện do tính chất thời vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại. Các khoản vay chủ yếu dựa trên những hợp đồng tiêu thụ có sẵn, hoặc các hợp đồng cung cấp đã ký. Quy mô của khoản vay thường không lớn nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường vay nhiều lần và với thời hạn ngắn vì vậy nếu tính theo doanh số cho vay thì con số này khá cao, có thể tương đương với một doanh ngiệp lớn. Vốn dài hạn dùng để tài trợ tài sản cố định và mở rộng sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn mở rộng phạm vi hoạt động mở rộng quy mô để có thể trở thành các doanh nghiệp lớn hơn. Để thực hiện các chiến lược đặt ra, các kế hoạch Marketing, đổi mới công nghệ, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều cần tới nguồn vốn dài hạn.

Để đáp ứng các nhu cầu về vốn, doanh nghiệp vừa nhỏ thường huy động từ nhiều nguồn khác nhau như:

Vay từ các cá nhân, tín dụng thương mại Vay từ ngân hàng thương mại

Vay từ các quỹ tín dụng Vay từ các nguồn khác

Ngoài ra, những vụ án về doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu chụp giật, lừa đảo..., cũng gây áp lực tâm lý cho ngân hàng. Bản thân chỉ tiêu đặt ra, buộc cán bộ tín dụng phải cho vay đủ doanh số, kế hoạch hằng tháng, nhưng những chỉ tiêu về cho vay DNNVV nhiều khi là một áp lực thật sự, bởi những vướng mắc như việc phân loại doanh nghiệp, các chỉ số đánh giá chưa chính xác; hệ

thống thông tin về khách hàng chưa đạt yêu cầu, vì vậy việc xem xét thực trạng hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, trách nhiệm đối với các khoản tín dụng nhiều khi chưa rõ ràng..., khiến cán bộ tín dụng ngập ngừng. Trong trường hợp này, cách làm của các ngân hàng cổ phần đang tỏ ra hiệu quả và năng động hơn khi xây dựng những gói sản phẩm, được trình bày khá chi tiết, cụ thể, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện những yêu cầu đặt ra. Nếu doanh nghiệp nào làm ăn bài bản, việc áp dụng những chuẩn mực đề ra cũng không quá khó khăn, thậm chí, ngân hàng phải đến tận nơi phục vụ. Tuy nhiên, cách hành xử của một số ngân hàng khai thác khách hàng dựa trên mối quan hệ, tạo một thông lệ không tốt cho các doanh nghiệp, cũng như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng đã dẫn tới việc cho vay chỗ khó vẫn khó mà chỗ dễ thì lại quá dễ. Các doanh nghiệp này thường tranh thủ chiếm dụng vốn của nhau thông qua hình thức tín dụng thương mại, hoặc vay từ các cá nhân bạn bè. Chính những lý do trên cùng với sự cố gắng vươn lên để tồn tại và có được một chỗ đứng trên thị trường là những lý do khách quan tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa những đặc điểm riêng có của mình.

Với sự đa dạng về ngành nghề và phương thức tiêp cận thị trường, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất linh hoạt và năng động.

Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp này rất phong phú, vì vậy đây là cơ hội tốt cho các chủ doanh nghiệp tìm kiếm các lĩnh vực mà ở đó sự cạnh tranh chưa cao song lại đem lại lợi nhuận nhanh chóng. Hơn nữa, các doanh nghiệp này dể dàng thay đổi ngành nghề kinh doanh với chi phí thấp bởi lượng vốn bỏ vào không lớn, vì vậy trước những sự biến động mạnh về cung cầu trên thị trường nhóm doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng ít hơn, dễ phục hồi hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Về ngành nghề kinh doanh, phải nói rằng do vốn và nhân lực hạn chế, rất nhiều lĩnh vực mà doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tham gia như các ngành công nghiệp năng, luyện kim, khai thác mỏ, ngân hàng tài chính … Nhưng bên

cạnh đó lại có những mặt mà doanh nghiệp lớn nếu làm sẽ không đạt hiệu quả cao như mong đợi. Vì thế, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là các ngành công nghiệp nhẹ như : may mặc, chế biến, gia công thô sơ, xử lý phần thô, sản xuất bao bì, đóng gói ,…Về dịch vụ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tập trung vào các lĩnh vực như vận tải nội thành, vui chơi giải trí, ẩm thực, bảo hành chăm sóc khách hàng … Lĩnh vực thương mại cũng là một trong những thế mạnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa như thu mua nguyên vật liệu trong và ngoài nước, đại diện bán hàng, tham gia và các kênh phân phối sản phẩm. Có thể nói rằng các ngành được nêu ở trên thường có số vốn đầu tư ban đầu ít, sử dụng nhiều vốn chiếm dụng, công nghệ sử dụng ở mức trung bình, lao động sử dụng chủ yếu là lao động phổ thông có trình độ vừa phải.

Có thể nhận thấy rõ là thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là phục vụ các doanh nghiệp lớn như làm nhà cung cấp nguyên vật liệu, làm đại lý bán hàng, kênh phân phối, hoặc là những đoạn thị trường còn bỏ ngỏ, có quy mô nhỏ và độ sâu hạn chế. Nhưng thị trường này chứa đựng nhiều rủi ro và không ổn định khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trở nên bấp bênh, sự cạnh tranh vì thế mà trở nên gay gắt. Các nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ ra rằng đối thủ cạnh tranh lớn nhất không phải là các doanh nghiệp lớn mà chính là các doanh nghiệp có cùng quy mô. Bởi vì, các doanh nghiệp lớn có thị trường ổn định, nhóm khách hàng mục tiêu thường được xác định trước. Khi có ý định mở rộng thị trường các doanh nghiệp lớn thường tìm kiếm những thị trường có quy mô lớn, có chiều sâu, những thị trường nhỏ thường được bỏ qua hoặc không có khả năng bao quát hết toàn bộ thị trường.

Một lý do khác nữa là lý thuyết cá lớn nuốt cá bé không còn được áp dụng phổ biến bởi vì các doanh nghiệp lớn cũng nhận ra được sự cần thiết của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển của mình. Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa có số lượng đông đảo và đều có mục địch giống nhau là tìm kiếm những thị trường còn bỏ trống. Các thị trường này quá nhỏ bé để có thể

chứa nhiều doanh nghiệp trong đó cho dù đó là những doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng rất nhạy cảm với các thị trường này. Khi một doanh nghiệp tìm thấy được một thị trường còn bỏ ngỏ và đầu tư vào thị trường đó thì gần như ngay lập tức có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng tham gia vào, ví dụ như trong lĩnh vực ăn uống, dịch vụ sửa chữa, bảo hành.

Với những đặc điểm nêu trên, sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tập trung vào một số dạng sau:

Các sản phẩm thủ công với chủ yếu là các đồ mỹ nghệ có tính cá biệt cao, do đó không thể áp dụng sản xuất hàng loạt. Sản phẩm thủ công thường phục vụ cho nhóm khách hàng đặc biệt hoặc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Giá cả của loại sản phẩm này thường cao do có chi phí sản xuất lớn.

Các sản phẩm được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các công ty lớn với chức năng như nguyên vật liệu phụ của quá trình sản xuất, thường là: các bộ phận phụ của một chi tiết lớn như các ngành cơ khí, tự động hoá, công nghiệp ô tô, máy bay,… với giá cả thấp. Sản phẩm loại này có hàm lượng kỹ thuật thấp nhưng lại rất cần thiết cho việc tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Các sản phẩm tiêu dùng khác phục vụ cho nhóm khách hàng bình dân hoặc lấp chỗ trống trên thị trường. Các sản phẩm kiểu này có chất lượng trung bình, giá cả phải chăng chủ yếu phục vụ những khách hàng dễ tính.

Các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp thường đa dạng và có sự khác biệt giữa những doanh nghiệp với nhau. Đối với từng khách hàng thì dịch vụ được cung ứng cũng khác nhau, giá cả của các dịch vụ cũng rất phong phú phụ thuộc vào đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ đó: như dịch vụ bảo hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống giải trí, …

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)