CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH
1.1. HO ẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN
1.2.2. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, thông qua các hoạt động của mình điều tiết và định hướng các hoạt động đầu tư, trong đó hoạt động tín dụng là một công cụ dùng để hướng các nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau vào các hoạt động kinh tế hiệu quả. Khái niệm về hoạt động tín dụng có thể được hiểu như sau:
Hoạt động tín dụng là hoạt động giao dịch về tài sản giữa bên cho vay - NHTM hoặc các định chế tài chính khác và bên đi vay - các thành phần kinh tế, dân cư, trong đó bên đi vay được quyền sử dụng tài sản của bên cho vay trong một thời gian nhất định theo các điều kiện đảm bảo thoả thuận giữa hai bên và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả tiền gốc và lãi đúng hạn và đầy đủ.Với một số lượng ngày càng đông đảo như đã nói ở trên, các DNNVV đang là đối tượng
khách hàng chủ đạo của hầu hết các ngân hàng (cả ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ). Các ngân hàng thường thành lập riêng một phòng chuyên trách về đối tượng khách hàng này để có thể nghiên cứu, phục vụ hiệu quả hơn, đồng thời triển khai một số giải pháp để mở rộng đối tượng khách hàng DNNVV, trong đó chú trọng hướng hoàn thiện các sản phẩm, đào tạo cán bộ chuyên trách nhóm khách hàng DNNVV. Các ngân hàng thương mại cũng đang đưa ra nhiều giải pháp để tăng cường sự tiếp cận vốn cho các DNNVV như chia nhỏ nguồn vốn, chốt hạn mức tín dụng ở một ngưỡng nhất định đối với một khoản vay để đáp ứng được nhiều nhu cầu nhỏ hơn. Có thể nói tiềm năng của khối doanh nghiệp này đang là hướng đầu tư trọng điểm của các ngân hàng thương mại. Đó là cam kết của sự phát triển, thể hiện ở sự chuyển động tích cực của tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như quy mô của các quỹ cho vay trong thời gian qua.
Đặc điểm về rủi ro tín dụng đối với DNNVV
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng do khách hàng không trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi. Khi thực hiện cho vay một khách hàng cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản vay đó luôn sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên, những khoản vay đó luôn hàm chứa rủi ro.
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Nếu món vay của Ngân hàng bị thất thoát, dân chúng sẽ thiếu lòng tin và tìm cách rút tiền khỏi Ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại.
Khi rủi ro tín dụng phát sinh, Ngân hàng thương mại không thực hiện được kế hoạch đầu tư cũng như kế hoạch thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn. Rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng quan hệ với các bạn hàng và các Ngân hàng khác, buộc Ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của Ngân hàng giảm sút, dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản.
Rủi ro tín dụng có khá nhiều biển hiện, tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, em chỉ nêu một vài biểu hiện rõ nét, dễ dẫn đến rủi ro tín dụng nhất. đó là những biểu hiện của chính khoản tín dụng và của ngân hàng – thể hiện qua chính sách tín dụng kém hiệu quả.
Bảng 1.2: các biểu hiện của rủi ro tín dụng
Các biểu hiện của tín dụng có vấn đề Các biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả
Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc
thất thường Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ
Thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin
gia hạn tín dụng Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai (VD: hợp nhất…)
Có hồ sơ đảo nợ - vay ngân hàng để trả nợ (mỗi lần vay mới thì nợ gốc giảm xuống một ít)
Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng duy trì số dư tiền gửi lớn
Lãi xuất tín dụng cao không bình
thường (để bù đắp rủi ro tín dụng) Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản tín dụng
Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho
tăng không bình thường Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngoài khu vực hoạt động của ngân hàng
Tỷ lệ (nợ/vốn chủ sở hữu) tăng (hệ
số đòng bẩy tăng) Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sót và không đồng bộ
Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo cáo tài chính)
Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộ công nhân viên, hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, các cổ đông…)
Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp Có xu hướng thái quá trong cạnh tranh (cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng)
Tin vào đánh giá lại tài sản để tăng
VCSH của khách hàng Cho vay hỗ trợ có mục đích đầu cơ Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền
hay dự báo luồng tiền Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện môi trường và kinh tế.
Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ (VD bán nhà xưởng hay máy móc thiết bị)
Nguồn: FDIC, Bank Examination Policies, Washington. DC selected years.