Th ực trạng hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 61 - 70)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

2.3. TH ỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH

2.3.3. Th ực trạng hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng

2.3.3.1. Tổng hợp về Dư nợ cho vay DNNVV Dư nợ cho vay DNNVV theo quy mô doanh nghiệp

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay DNNVV theo quy mô doanh nghiệp (2018-2020)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng DN lớn. DN

khác

1.573 58.15% 1.114 46.20% 553 27.18%

DNNVV 1.132 41.85% 1.297 53.80% 1.481 72.82%

Tổng dư nợ 2.705 100% 2.411 100% 2.034 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài)

Qua Bảng 2.4 ta thấy: Hoạt động cho vay DNNVV thực sự cần thiết đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài trong giai đoạn 2018-2020. Mặc dù định hướng phát triển trong giai đoạn trung hạn, chi nhánh chuyển dịch từ bán buôn sang bán lẻ, thể hiện dư nợ cho vay khách hàng tổ chức giảm từ 2.705 tỷ đồng năm 2018 xuống còn 2.034 tỷ đồng năm 2020. Tuy nhiên, phân khúc KHDN NVV vẫn tăng trưởng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong phân khúc khách hàng tổ chức. Qua số liệu thực tế năm 2018 cho thấy dư nợ cho vay DNNVV đạt 1.132 tỷ đồng chiếm 41.85%, năm 2019 đạt 1.297 tỷ đồng tương đương 53.80% và đến năm 2020 vừa qua đã đạt 1.481 tỷ tương đương 72.82%. Các thống kê ở trên cho thấy hoạt động

của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài đã thu hút được một luợng nhất định khách hàng là DNNVV. Tuy sự gia tăng số lượng DNNVV là chưa nhiều, song nó cũng thể hiện sự quan tâm của Chi nhánh tới đối tượng khách hàng này.

Bằng việc không ngừng đổi mới chính sách khách hàng phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài đã thu hút được một lượng đông đảo khách hàng có quan hệ tín dụng. Ta có thể thấy rõ hơn về số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh.

Doanh nghiệp lớn vẫn đóng vai trò chủ đạo trọng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Không chỉ riêng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, hiện nay hầu hết trong các NHTM tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp lớn bao giờ cũng chiếu ưu thế. Bởi Doanh nghiệp lớn thường có khả năng hoàn vốn cao hơn, các TSĐB của Doanh nghiệp lớn thường đáp ứng tốt các nhu cầu về đảm bảo tiền vay của NHTM, nên cho vay sẽ an toàn hơn. Thêm vào đó, vì là các Doanh nghiệp lớn nên số vốn cần cho đổi mới hoại động sản xuất kinh doanh, xây dựng lớn hơn rất nhiều so với các DNNVV. Bởi vậy tỷ trọng dư nợ cho vay các Doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói riêng và tại các NHTM nói chung thường cao hơn so với DNNVV.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018- 2020, với định hướng chuyển dịch phân khúc từ bán buôn sang bán lẻ, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài chú trọng phát triển cho vay DNNVV. Dư nợ của nhóm khách hàng này vẫn luôn tăng trưởng và đến năm 2020 chiếm tỷ lệ 72.82%

tổng dư nợ khách hàng tổ chức.

Cùng với những bước phát triển mạnh mẽ của đất nước, các DNNVV ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế. Đời sống

của nhân dân tăng cao hơn cũng là một điều kiện thuận lợi để các DNNVV tiêu thụ sản phẩm của mình nhanh chóng hơn và phát sinh ngày càng nhiều nhu cầu mở rộng sản xuất, dẫn tới nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng tăng lên.

Thêm vào đó, chất lượng thẩm định tín dụng được nâng cao kèm theo những chính sách cho vay linh hoạt hơn đã giúp cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài có nhiều cơ hội để đẩy mạnh cho vay DNNVV.

Dư nợ cho vay DNNVV phân theo kỳ hạn

Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV phân theo kỳ hạn

(2018-2020) Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng Ngắn hạn 770 68,91% 1.050 81,36% 1.303 87,93%

Trung và dài

hạn 362 31,09% 247 18,64% 178 12,07%

Tổng dư nợ 1.132 100% 1.297 100% 1.481 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài)

Qua số liệu trong Bảng 2.5 cho thấy, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài tài trợ vốn cho DNNVV chủ yếu bằng hình thức tín dụng ngắn hạn. Năm 2018 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 68,91% so với tổng dư nợ cho vay DNNVV. Trong vòng 2 năm gần đây, tỷ trọng này tiếp tục tăng, năm 2019 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên 81,36% và năm 2020 à 87,93% so với tổng dư nợ cho vay DNNVV. Các số liệu trên cho thấy Ngân

hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài vẫn luôn chú trọng tập trung vào tài trợ ngắn hạn cho các DNNVV. Việc cho vay trung và dài hạn đối với các DNVV còn hạn chế chủ yếu là do các DNNVV rất khó khăn trong vấn đề TSĐB, mà yêu cẩu của NHNN đối với các khoản vay không có bảo lãnh là bắt buộc phải có TSĐB.

Sở dĩ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài tập trung vào các khoản tài trợ ngắn hạn vì nó đáp ứng được nhu cầu vay vốn tức thời của các DNNVV để mua nguyên vật liệu, bổ xung vào vốn lưu động, hay những khoản đầu tư có khả năng quay vòng vốn nhanh. Mặt khác đối với DNNVV khi muốn vay các khoản vay trung và dài hạn thì thường không đáp đủ những yêu cầu của ngân hàng đặc biệt là về vấn đề đảm bảo tiền vay.

Ngược lại, dư nợ cho vay trung và dài hạn lại giảm xuống theo thời gian cả về số tương đối và tuyệt đối, cụ thể như sau: năm 2018 dư nợ tín dụng trung và dài hạn của DNNVV chiếm 31,09% so với tổng dư nợ. Năm 2019 là 18,64%, năm 2020 là 12,07% tổng dư nợ tín dụng của DNNVV. Các DNNVV cần vay vốn trung và dài hạn để xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, đổi mới và hiện đại hoá công nghệ.... Song để có được nguồn tài trợ trung và dài hạn, các DNNVV phải có đủ điều kiện để đảm bảo tiền vay vì các khoản vay này có độ rủi ro cao và thời hạn thu hồi vốn rất dài.

Trên thực tế cho thấy, các DNNVV vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài thường là những khách hàng lâu năm, khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín và đã có quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh.

Bởi thế, trong chiến lược kinh doanh mình, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài cần chú trọng đến chiến lược khách hàng, tạo mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng để không chỉ mở

rộng cho vay ngắn hạn mà còn đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn trong thời gian tới.

Dư nợ cho vay DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp (2018-2020)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

1.DNNN 437 38,63% 321 24,80% 87 4,15%

2.Công ty

CP,TNHH 690 61,03% 975 75,16% 1417 95,71%

3.Công ty tư

nhân 3 0,22% 1 0,04% 2 0,14%

4.Loại hình

DN khác 2 0,12% 0 0% 0 0%

Tổng dư nợ 1.132 100% 1.297 100% 1.481 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài)

Theo số liệu của Bảng 2.6 có thể thấy: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài đã đầu tư vốn cho nhiều loại hình kinh tế nhưng chủ yếu là Công ty cổ phần, công ty TNHH và DNNN. Tỷ trọng dư nợ cho vay tại Chi nhánh hàng năm tăng mạnh. Nhưng tỷ trọng cho vay đối với các DNNN có xu thế giảm, xu thế này rất phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước trong thời gian qua, đó là cổ phần hoá các DNNN. Cụ thể như sau: Năm 2018 dư nợ cho vay khối DNNN chiếm 38,63% trong tổng

dư nợ, khối Công ty cổ phần, THNN chiếm tỷ trọng 61,03% sô với tổng dư nợ DNNVV, còn lại là Các công ty tư nhân và DN khác. Năm 2019, dư nợ cho vay DNNN chiếm 24,8% còn Công ty cổ phần và TNHH chiếm 75,16%

so với tổng dư nợ. Đặc biệt đến năm 2020, dư nợ cho vay DNNVV chỉ còn 4,15% tổng dư nợ và dư nợ khối Công ty cổ phần, TNHH tăng so với năm 2019 và đạt tới 95,71% tổng dư nợ cho vay DNNVV.

Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy, có rất ít các công ty tư nhân và DN khác vay vốn tại Chi nhánh. Đây có lẽ là một vấn đề mà Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài cần phải xem xét để thúc đẩy phát triển cho vay khối doanh nghiệp này nhằm hoàn thiện hơn cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp của Chi nhánh.

Dư nợ cho vay DNNVV phân theo loại tiền

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay DNNVV theo loại tiền tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài (2018-2020)

Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

lượng Số Tỷ

trọng Số

lượng Tỷ

trọng Số

lượng Tỷ trọng

VNĐ 518 45,78% 631 48,64% 791 53,43%

Ngoại tệ quy

đổi 614

54,22% 666 51,36% 690 47,57%

Tổng dư nợ 1.132 100% 1.297 100% 1.481 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài)

Thông qua số liệu Bảng 2.7, ta có thể thấy tỷ lệ dư nợ phân theo loại tiền tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài không chênh nhau quá nhiều. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ dư nợ cho vay bằng VNĐ đang tăng dần lên theo từng năm về cả số tuyệt đối và tương đối. Cụ thể như sau: Năm 2018, dư nợ tương đương 45,78%. Năm 2019, dư nợ cho vay VNĐ đạt 48,64%. Đến năm 2020 tỷ lệ này đã lên tới 53,43%.

Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài, cơ cấu cho vay bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD), thường chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay bằng VNĐ. Đây là xu hướng từ năm 2013, khi Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài có chính sách cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu của thành phố Hà Nội.

Tóm lại: Qua số liệu về Dư nợ cho vay DNNVV có thể thấy rằng, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển cho vay DNNVV. Dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước.

Nó thể hiện chính sách phát triển cho vay DNNVV tại Chi nhánh, đồng thời cũng thể hiện sự chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi của cán bộ tín dụng nhằm tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mở rộng thị phần cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài.

2.3.3.2.Tổng hợp về sự gia tăng số lượng DNNVV

Bảng 2.8: Số lượng khách hàng DNNVV của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài (2018-2020)

Đơn vị: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Số lượng DNNVV 75 87 104

Tổng số doanh nghiệp 98 115 133

(Nguồn: Báo cáo kết qủa kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài)

Biểu đồ 2.1: Số lượng khách hàng DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài

Qua số liệu bảng 2.8 ta thấy, số lượng các DNNVV có qun hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài có tăng đều đặn về số lượng theo các năm, nhưng tăng chưa nhiều. Cụ thể ta có thể thấy như sau: năm 2018 số DNNVV có quan hệ tín dụng với Chi nhánh là 75 doanh nghiệp, đến năm 2019 là 87 doanh nghiệp (tăng 12 doanh nghiệp), đến năm 2020 con số này là 103 doanh nghiệp ( tăng 17 doanh nghiệp so với năm 2019).

Biểu đồ 2.1 thể hiện sự gia tăng về số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, sở dĩ có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp như vậy là do Chi nhánh đã có sự quan tâm đến việc mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này, thấy được sự phát triển của nó và đã có những chính sách mở rộng cho vay đối với loại hình DNNVV này.

Thực trạng hoạt động của DNNVV trên địa bàn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của các NHTM trên địa bàn nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài nói riêng, Trên thực tế số

0 20 40 60 80 100 120 140

2018 2019 2020

Số lượng DNNVV Tng s doanh nghip

DNNVV đăng ký tài khoản thanh toán tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài nhiều hơn rất nhiều so với số DNNVV vay vốn tại Chi nhánh. Bởi vậy, nhu cầu vay vốn của các DNNVV còn rất lớn, và đây là cơ hội để Chi nhánh tăng thị phần, tăng doanh thu đồng thời tăng uy tín của mình.

2.3.3.3. Tổng hợp về nợ quá hạn của DNNVV

Bảng 2.9: Nợ quá hạn của DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài (2018-2020)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

số lượng

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

Tỷ trọng

(%) Nợ đủ tiêu

chuẩn 1.101 97,26 1.267 97,69 1.479 99.86

Nợ quá hạn 31 2,74 30 2,31 2 0,14

Tổng dư nợ DNNVV

1.132 100 1.297 100 1.481 100

(Nguồn: Báo cáo kết qủa kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài)

Số liệu Bảng 2.9 cho chúng ta thấy, nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài trong 3 năm vừa qua. Nợ quá hạn tại Chi nhánh luôn duy trì ở một tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ: năm 2018 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 2,74%, năm 2019 tỷ lệ này là 2,31%, đến năm 2020 tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh đã giảm đáng kể xuống còn 0,14%, và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài luôn có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn.

DNNVV có quan hệ tín dụng với Chi nhánh được đánh giá là có chất lượng tín dụng tương đối tốt, căn cứ thực tế nhận xét chất lượng tín dụng cho vay DNNVV là tương đối khả quan, ít có nguy cơ bùng phát nợ quá hạn. Bên

cạnh đó vì là DNNVV, nên số vốn yêu cầu vay là không lớn, TSĐB cho các khoản nợ xấu được đánh giá tương đối tốt nên khả năng thu hồi nợ đến hạn là không quá khó khăn.

Như chúng ta biết, tỷ lệ nợ xấu trong khối DNNVV thường thấp vì các doanh nghiệp này thường không được Nhà nước bao cấp, hỗ trợ, mọi hoạt động của các doanh nghiệp này phải chịu mọi trách nhiệm cho tài sản của mình nếu làm ăn thua lỗ. Điều đó buộc các doanh nghiệp này luôn phải nỗ lực tìm kiếm thị trường, định hướng phát triển cho các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác khi các DNNVV nộp hồ sơ xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài thì phải đảm bảo các yêu cầu hết sức khắt khe của Chi nhánh về các điều khoản nhằm đảm bảo tiền vay như: TSĐB, phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, phương án trả nợ... Do đó giảm thiểu được các rủi ro dẫn đến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)