Các ch ỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH

1.1. HO ẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN

1.2.5. Các ch ỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh

Đối với các ngân hàng thương mại, cho vay có vai trò quan trọng trong phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhờ có hoạt động tín dụng mà một ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, tăng quy mô nguồn vốn huy động và khả năng cho vay của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, mỗi ngân hàng cần phải tìm biện pháp phát triển đối với các khoản cho vay và cho thuê cuả mình. Thực tế phát triển hoạt động tín dụng là một khái niệm tương đối và không có một chỉ tiêu tổng hợp nào để phản ánh nó một cách chính xác. Trong phạm vi chuyên đề này của mình, tôi chỉ xin trình bày các chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa xét từ góc độ Ngân hàng.

Theo đó, để đánh giá phát triển hoạt động tín dụng của một ngân hàng thương mại, người ta dùng một tập hợp các chỉ tiêu khác nhau, nhưng về cơ bản phát triển tín dụng của một ngân hàng thương mại được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

- Sự gia tăng số lượng khách hàng

Thể hiện sự tăng lên số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng và thực hiện các món vay ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp tăng thêm được so sánh với các năm trước đó để tính tốc độ tăng trưởng khách hàng theo công thức:

Tốc độ tăng trưởng

=

(Số lượng DNNVV năn n - Số lượng DNNVV năm n-1

)*100

Số lượng DNNVV nămn-1

Nếu số lượng DNNVV năm n tăng so với năm n-1 sẽ có tốc độ tăng trưởng dương thể hiện số khách hàng đã tăng lên.

Chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng DNNVV qua các năm

Dư nợ phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cho DNNVV vay trong cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế. Để đánh giá thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Tỷ trọng dư nợ = Dư nợ của DNNVV

*100 Tổng dư nợ

Tỷ lệ này phản ánh tỷ lệ dư nợ của DNNVV trong tổng dư nợ cho vay các loại hình doanh nghiệp và cá nhân khác. Nếu tỷ trọng dư nợ DNNVV lớn tức doanh số cho vay với loại hình doanh nghiệp chiếm phần lớn, chứng tỏ ngân hàng đã tích cực mở rộng cho vay với dư nợ lớn.

Tốc độ tăng trưởng của dư nợ =

Dư nợ DNNVV năm n – Dư nợ DNNVV năm n- 1

Dư nợ DNNVV năm n-1

*100

Tốc độ tăng trưởng của dư nợ phản ánh mức độ mở rộng của các khoản cho vay đối với DNNVV. Nếu so sánh với các năm trước và với các loại hình doanh nghiệp khác, tốc độ tăng trưởng dư nợ của DNNVV dương và có tốc độ tăng nhanh hơn có nghĩa là các khoản cho vay dương và có tốc độ tăng nhanh hơn có nghĩa là các khoản cho vay DNNVV được mở rộng với khối lượng tăng lên nhanh hàng năm.

Chỉ tiêu về nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này có thể nói là một chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét phát triển tín dụng của một ngân hàng thương mại. Đến kỳ trả nợ, nếu người vay không trả và không được gia hạn nợ thì ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ nợ đến hạn sang nợ quá hạn và đương nhiên người đi vay phải chịu lãi suất quá hạn thường là cao gấp rưỡi lãi suất trong hạn, vì thế doanh nghiệp đã khó sẽ càng trở nên khó khăn hơn trong việc trả nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn quá cao biểu hiện hiện tượng phát triển tín dụng của ngân hàng là thấp, rủi ro cao vì với một số lớn các khoản nợ không được hoàn trả đúng hạn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân phối luồng vốn vào ra, với việc không thu được nợ thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán hoặc tệ hơn là phá sản. Khi xem xét các chỉ tiêu nợ khó đòi, người ta thường xem xét cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối.

Mục đích của các Ngân hàng thương mại là làm cho các tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, thông thường tỷ lệ này dưới 3% là chấp nhận được.

Cả hai chỉ tiêu này đều giúp ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay và đều càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên khác biệt cơ bản của hai tỷ lệ này là tỷ lệ quá hạn chỉ xem xét đến giá trị của khoản nợ quá hạn, trong khi đó thì tỷ lệ nợ khó đòi xem xét đến giá trị các khoản nợ khó đòi trong nợ quá hạn.

Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hưởng của chính sách xoá nợ của ngân hàng, một ngân hàng có chính sách tốt phải thiết lập được quĩ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về những món vay không có khả năng thu hồi để tránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu như ngân hàng thực hiện xóa nợ quá nhanh thì hai tỷ lệ này ở mức thấp nhất nhưng không có ý nghĩa thực tiễn.

Ngoài ra, người ta còn tính đến một chỉ tiêu gián tiếp là tỷ lệ mất vốn:

Tỷ lệ mất vốn = Tổng số tiền cho vay được xoá nợ *100%

Dư nợ bình quân

Các tổ chức tín dụng đều có những khoản cho vay không có khả năng thu hồi, nhưng một tổ chức tín dụng quản lý tốt là một tổ chức có tỷ lệ này ở mức thấp nhất. Rất nhiều tổ chức tín dụng vẫn phản đối việc xoá nợ bởi họ tin rằng những khoản cho vay này vẫn có thể thu hồi được. Một khi món nợ đã được xoá, các nỗ lực thu hồi vốn vẫn tiếp tục nếu điều đó có ý nghĩa kinh tế.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Như ta đã biết, phát triển tín dụng là chỉ tiêu để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của một ngân hàng và có ý nghĩa lớn đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Phát triển tín dụng được thể hiện ở sự thoả mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Để có thể thực hiện được mục tiêu hoạt động của mình là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên chức năng nhiệm vụ của ngân hàng, cụ thể ở đây là hoạt động tín dụng, mỗi ngân hàng phải làm sao để phát triển tín dụng. Để thực hiện được điều này ta cần nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng, đó là 3 nhóm nhân tố sau đây:

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)