CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHI ỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH
3.3.4. Ki ến nghị với hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao chất lượng của DNNVV chính là việc các DNNVV phải cải thiện hoạt động của chính mình. Muốn hoạt động tốt, trước hết, DNNVV phải khắc phục được những đặc điểm vốn được coi là điểm yếu của mình và bắt kịp được những yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế. Đồng thời, muốn tiếp cận dễ dàng hơn đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng – nguồn vốn đặc biệt quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp, các DNNVV cũng cần đáp ứng các yêu cầu để nhận được vốn của ngân hàng.
Các DNNVV cần tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán theo đúng quy định của Nhà Nước:
Khi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, chấp hành nghiêm túc các chế độ về kế toán, kiểm toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ được minh bạch hóa. Đó là cơ sở để cung cấp các thông tin chính xác cho ngân hàng, công tác thẩm định, kiểm soát sẽ được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng hơn, cũng tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng cho vay.
Tăng cường năng lực quản lý, trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên trong các DNNVV :
Bằng việc nâng cao năng lực quản lý điều hành với đội ngũ lãnh đạo, trình độ của cán bộ nhân viên, sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của DNNVV . Khi trình độ quản lý nâng cao, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng sản xuất, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, xây dựng các kế hoạch, tỷ tiêu tài chính cần đạt được… Từng bước doanh nghiệp sẽ củng cố được vị thế kinh doanh của mình cho những thay đổi tích cực đó, nâng cao năng lực kinh doanh trên thị trường. Doanh nghiệp cũng có thể từ đó xây dựng được những phương án kinh doanh thuyết phục. Việc nâng cao trình độ sẽ có hiệu quả tới hàng loạt các hoạt động khác của DNNVV, từ đó, tăng tính thuyết phục ngân hàng cho vay vốn hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong Chương 3, luận văn đã đưa ra những định hướng, mục tiêu về hoạt động tín dụng Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã đề cập đến những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, thì các giải pháp đưa ra cần được thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước cũng như có sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng nhà nước, Hiệp hội DNNVV, sự nỗ lực của bản thân các DNNVV.
Với việc đề ra các giải pháp và kiến nghị như trên, hy vọng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài ngày càng trở thành ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất trên địa bàn KCN Phú Tài, là điểm đến tin cậy của các doanh nghiệp trong địa bàn; góp phần đáng kể vào sự phát triển của KCN Phú Tài nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước.
KẾT LUẬN
Ở nước ta hiện nay, DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, bao gồm hầu hết các DNNN do địa phương quản lý và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó, nó có khả năng to lớn trong việc mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục triệu lao động trong các thành phần kinh tế. DNNVV đã sản xuất chế biến và lưu thông một khối lượng hàng hoá, dịch vụ lớn đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của toàn xã hội ngày càng đa dạng và phong phú. DNNVV do phân bố rộng khắp trên mọi vùng đất nước nên nó có vai trò tích cực trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của mỗi vùng, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, góp thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình, DNNN còn gặp không ít khó khăn. Trong đó có khó khăn về vốn để đổi mới thiết bị công nghệ, tăng năng suất lao động tạo thế đứng trong cơ chế thị trường là khó khăn lớn nhất, cần phải có sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng.
Nâng cao hoạt động tín dụng Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ giúp đỡ cho các doanh nghiệp phát triển, cho nền kinh tế phát triển mà nó cũng mang lại những lợi ích to lớn cho chính Ngân hàng phục vụ.
Chất lượng cho vay là một vấn đề phức tạp, để nâng cao chất lượng cho vay không phải là một sớm một chiều là làm được mà cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng của lãnh đạo Ngân hàng. Trong đề tài này em xin đóng góp một cách nhìn của riêng mình, đưa ra các giải pháp hoạt động tín dụng Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frederic S. Mishkin: Tiền tệ Ngân hàng và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2011.
2. Nguyễn Thị Thu Dung (2019), Nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành, Luận văn thạc sỹ kinh tế
3. Giáo trình Ngân hàng thương mại_PSG – TS Phan Thị Thu Hà:, Nhà xuất bản thống kê, năm 2012.
4. Ngân hàng thương mại. Chủ biên: PGS.TS. Phan Thị Thu Hà. NXB Đại học Kinh tế quốc dân – 2013.
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018, 2019, 2020 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài.
5. Giải pháp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Chủ biên:
Nguyễn Đình Hương. Học viện Hành chính quốc gia – 2012.
6. Hoàng Quốc Hoàn (2020), Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Lào Cai, Luận văn thạc sỹ kinh tế
7. Nguyễn Văn Lê (2017), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận văn Tiến sĩ - Học viện Ngân hàng.
8. Vai trò của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế Nhật Bản - Khả năng hợp tác với Việt Nam. Chủ biên: Lê Văn Sang. Khoa học xã hội – 2013
9. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018, 2019, 2020 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài.