CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHI ỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHI ỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới
Với những kết quả kinh doanh đã đạt được trong những năm qua và với mục tiêu giữ vững truyền thống của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và đưa chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài trở thành một trong những NHTM hàng đầu trong địa bàn. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài tiếp tục phát triển các chính sách và công cụ hỗ trợ khách hàng, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đồng bộ kết hợp với những chính sách cá biệt hoá dịch vụ đối với từng khách hàng dựa trên cơ sở phát huy sức mạnh của mình. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài đã đưa ra kế hoạch hoạt động năm 2022 như sau:
Giữ vững tốc độ tăng trưởng tín dụng; nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng tiếp tục thu hút khách hàng bằng mọi dịch vụ và chính sách riêng (đặc biệt khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Đồng thời tăng cường nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức khác. Bên cạnh đó ngân hàng đẩy mạnh công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn, góp phần nâng cao hình ảnh Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài và xây dựng hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hoạt động an toàn hiệu quả.
Cho vay nền kinh tế là một hoạt động cơ bản quan trọng, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Với hoạt động cho vay, chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN KCN Phú Tài đề cao phương châm kinh doanh: phát triển - an toàn - hiệu quả. Chiến lược chỉ đạo đặt ra là: "tăng trưởng tín dụng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng tín dụng, lấy chất lượng làm trọng tâm". Ngân hàng đã đề ra các biện pháp chủ yếu sau đây về hoạt động cho vay:
Thứ nhất, tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp.
Thứ hai, tăng cường công tác tiếp thị để thu hút khách hàng mới có phương án SXKD có hiệu quả để đầu tư vốn.
Thứ ba, hoàn thiện các quy trình kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hoá hơn, ngân hàng triển khai dự án đổi mới hệ thống tin học quản lý và các công cụ hỗ trợ.
Thứ tư, chủ động nắm bắt diễn biến lãi suất trên thị trường để xây dựng chiến lược lãi suất linh hoạt, lãi suất ưu đãi phù hợp với chính sách của khách hàng, đề phòng các rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất...).
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế, chính sách chế độ của NHNN. Đảm bảo kinh doanh an toàn đúng cơ chế.
Thứ sáu, đa dạng hoá các sản phẩm mới như tín dụng tiêu dùng, cho vay mua nhà, ô tô trả góp..., tư vấn cho khách hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng...
Ngoài ra, chi nhánh phải tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, luôn có gắng giữ mức tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp cho phép.
3.1.2. Định hướng chung cho hoạt động kinh doanh
Năm 2022, chi nhánh chủ trương thực hiện mục tiêu chung của toàn ngành “Tiếp tục duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời”
Chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể của chi nhánh trong năm 2022 Nguồn vốn: tăng tối thiểu từ 18% đến 20% so với năm 2020.
Đầu tư tín dụng tăng từ 16% đến 18% so với năm 2020, tập trung đầu tư các dự án của các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản xuất khẩu, hàng tiêu dùng và các mặt hàng thay thế nhập khẩu. Chú trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể. Mặt khác, tiếp tục đầu tư cho vay các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần hoá làm ăn kinh doanh có hiệu quả.
Nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 dưới 3%.
Thu ngoài tín dụng tăng từ 25% đến 28% so với năm 2020. Tiếp tục mở rộng nâng cao các sản phẩm dịch vụ khách hàng hiện đại nhằm đưa các loại hình dịch vụ tiện ích đến mọi đối tượng, mọi thành phần kinh tế dễ hiểu, dễ thực hiện.
Phấn đấu lợi nhuận tăng trưởng từ 15%đến 20% so với năm 2020 3.1.3. Định hướng cho hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và
vừa
Tiếp cận, rà soát, phân loại DNNVV, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, làm tốt công tác tiếp thị để thu hút khách hàng, tăng cơ cấu tỷ trọng tiền gửi DN.
Mở rộng đối tượng khách hàng
Đối với các DN xuất khẩu có quy mô vừa và nhỏ, ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản xuất khẩu.
Các DN sản xuất có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực chế biến nông lâm, sản xuất hàng tiêu dùng có chất lượng cao, lắp ráp và chế tạo các phương tiện vận tải.
Tiếp tục tăng trưởng dư nợ lành mạnh, an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư.
Tiếp cận, rà soát, phân loại DNNVV, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, làm tốt công tác tiếp thị để thu hút khách hàng, tăng cơ cấu tỷ trọng tiền gửi DN.
Thực hiện tốt chính sách khách hàng dựa trên cơ sở lãi suất linh hoạt, khái thác các nguồn vốn có chi phí thấp, nhất là nguồn vốn của DN.
Tiếp tục tham gia vào công việc thực hiện dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ dưới nhiều hình thức như: kiểm tra toàn diện, kiểm tra đột xuất nhằm nâng cao ý thức chấp hành tốt các thể lệ, chế độ đã quy định.