CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Khái quát về khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.1.2.3. Tài khoản sử dụng và kết cấu
Phương pháp hạch toán
13
Việc hạch toán CPBH và CPQLDN cần tuân thủ nguyên tắc kế toán theo TT200/2014/TT-BTC đối với doanh nghiệp lớn và TT133/2016/TT-BTC đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ về việc hướng dẫn hạch toán. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp đặc thù như bảo hiểm, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, hành chính sự nghiệp… cần tuân theo chế độ kế toán và các quy định cụ thể của từng ngành nghề.
Sơ đồ 1. 1. Phương pháp hạch toán chi phí bán hàng
(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)
14
Sơ đồ 1. 2. Phương pháp hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC) Sai phạm, rủi ro thường gặp:
15
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí thường xuyên phát sinh và có liên quan đến nhiều yếu tố khác như: tiền, TSCĐ, tiền lương,…do đó dễ xảy ra những sai phạm, rủi ro ở quá trình hạch toán trong công tác kế toán của đơn vị. Một số sai phạm và rủi ro thường gặp như sau:
* Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu về tính hiện hữu:
- Hạch toán vào chi phí những khoản chi không có chứng từ hoặc có chứng từ nhưng chứng từ không hợp lý, hợp lệ.
- Hạch toán vào chi phí những khoản chi không đúng bản chất chi phí như: các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật; các khoản chi phí kinh doanh, chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức quy định; các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm TSCĐ; các khoản chi thuộc kinh phí khác, các khoản chi từ thiện và chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế…
- Nhầm lẫn trong việc tính toán, ghi sổ do đó làm chi phí ghi trong sổ, báo cáo kế toán tăng lên so với số thực phát sinh trên chứng từ kế toán.
- Hạch toán vào chi phí những khoản chi mà thực tế chưa phát sinh trong kỳ kế toán (trích trước chi phí không có cơ sở trích trước hợp lệ như trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm, tiền điện thoại; internet, chi phí bảo hiểm, chi phí lãi vay,…).
- Hạch toán vào chi phí trong kỳ các khoản thực tế đã chi nhưng do nội dung, tính chất, độ lớn của khoản chi cần phân bổ cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh (chi phí cần phân bổ cho kỳ sau nhưng không phân bổ mà hạch toán hết vào chi phí kỳ này…)
- Cấp lãnh đạo cố tình tăng chi phí nhằm giảm thuế TNDN và lợi nhuận thu được vì mục đích đó.
* Chi phí phản ánh trên báo cáo, trên sổ kế toán thấp hơn chi phí thực tế ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu về tính đầy đủ:
16
- Một số khoản thực tế đã chi nhưng vì chưa tập hợp đầy đủ chứng từ hoặc chứng từ bị thất lạc mà chưa phản ánh được những khoản chi này cho chi phí trong kỳ.
- Một số khoản thực tế đã chi nhưng do người được giao nhiệm vụ chưa hoàn thành các thủ tục thanh toán.
- Doanh nghiệp theo dõi và hạch toán các khoản chi cho những công việc chưa hoàn thành trong kỳ kế toán thấp hơn so với thực tế.
- Đơn vị hạch toán những khoản CPBH và CPQLDN phát sinh ở kỳ báo cáo kỳ trước hoặc kỳ sau.
* Phân loại và hạch toán chi phí không chính xác ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu về tính chính xác:
- Có sự nhầm lẫn trong việc phân loại và hạch toán các nghiệp vụ chi phí phát sinh, nhầm lẫn giữa các loại chi phí. Ví dụ: hạch toán vào CPBH, CPQLDN những khoản chi không đúng bản chất chi phí như: các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật; các khoản chi phí kinh doanh, chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức quy định; các khoản chi thuộc kinh phí khác đài thọ, các khoản chi từ thiện và chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế…
- Nhầm lẫn trong hạch toán các nghiệp vụ tiêu dùng nội bộ, xuất hàng khuyến mãi, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng, một số khoản thuế đã được hoàn.