Giai đoạn lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và tư vấn uhy (Trang 62 - 69)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY THỰC HIỆN

2.3. Thực trạng kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn

2.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch

Trong giai đoạn lập kế hoạch này, UHY cần thực hiện các thủ tục sau đây:

- Đánh giá khả năng chấp nhận KH

- Lập hợp đồng kiểm toán và phân công nhóm kiểm toán - Thu thập thông tin về KH

- Phân tích sơ bộ BCTC - Đánh giá chung về KSNB - Xác định mức trọng yếu

2.3.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng

Công ty Cổ phần X là KH từ năm 2019 của UHY. Bởi vậy, hồ sơ kiểm toán của KH này vẫn được lưu lại trong hồ sơ chung của UHY. Tuy nhiên, UHY vẫn cần cập nhật các thông tin về KH trước khi thực hiện ký hợp đồng kiểm toán nhằm xác định được các rủi ro và đưa ra kết luận xem có nên tiếp tục thực hiện kiểm toán tại KH này hay không.

50

Phụ lục 2.1: GTLV 1210 “Đánh giá rủi ro hợp đồng và chấp nhận giữ khách hàng lâu năm tại Công ty Cổ phần X”

KTV thực hiện đánh giá rủi ro hợp đồng và khả năng tiếp nhận khách hàng dựa trên nhiều khía cạnh như: loại hình doanh nghiệp, chính sách kế toán, chính sách giá bán, các vấn đề lưu ý của kiểm toán năm trước và xem xét năng lực chuyên môn, khả năng thực hiện,… Nhận thấy so với năm trước, Công ty không có nhiều thay đổi theo các khía cạnh trên. Do đó, KTV đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng ở mức độ trung bình.

2.3.1.2. Thu thập thông tin khách hàng

KTV tiến hành phỏng vấn khách hàng và thu thập các thông tin có trên Internet cũng như dựa vào hồ sơ kiểm toán của năm trước về loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, chính sách kế toán,.. và thu thập các thông tin trong GTLV 1410 (Phụ lục 2.3):

Công ty Cổ phần X (sau đây được gọi là “Công ty”) được thành lập vào tháng 11 năm 1979 và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 0303262001 ngày 07/06/1992

Trụ sở chính tại: 261 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Vốn điều lệ đến ngày 31/12/2022: 40.000.000.000 đồng (bốn mươi tỉ đồng).

Tại ngày kết thúc kế toán, tổng số nhân viên của Công ty là 237 người (số đầu năm là 198 nhân viên).

Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính:

Thiết kế, chế tạo, sản xuất, mua bán các sản phẩm, thiết bị điện tử, điện tử, tin học viễn thông (kể cả phần cứng và phần mềm);

Sản xuất, mua bán máy điều hòa không khí, thiết bị hệ thống lạnh;

Thiết kế, sản xuất, mua bán các linh kiện, cụm linh kiện, chi tiết cho các thiết bị điện, điện tử, máy điều hòa không khí, hệ thống lạnh;

Kinh doanh nhà ở, cho thuê căn hộ, căn phòng, kho tàng, nhà xưởng, bến bãi;

51

Dịch vụ lắp đặt, bảo trì các thiết bị, hệ thống lạnh, mạng tin học, âm thanh, ánh sáng;

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư.

Hoạt động kinh doanh chính của Công ty trong năm 2022 là gia công linh kiện, cụm linh kiện điện tử và khai thác mặt bằng kho/ nhà xưởng.

Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường của Công ty được thực hiện trong thời gian không quá 12 tháng.” _Theo BCTC Công ty Cổ phần X.

- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:

“BCTC kèm theo được trình bày bằng đồng Việt Nam (VND), phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán DN Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC riêng.

BCTC của Công ty được lập theo Chế độ kế toán DN ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 sửa đổi bổ sung của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán DN.” _ Theo thuyết minh BCTC của Công ty Cổ phần X.

2.3.1.3. Lập hợp đồng kiểm toán và phân công nhóm kiểm toán

Trước khi thực hiện kiểm toán, Ban Giám đốc của UHY làm việc với BGD CTCP X đánh giá hoạt động tài chính, những giao dịch xảy ra trong năm, từ đó sẽ thống nhất kế hoạch và ký hợp đồng.

Phụ lục 2.4. Hợp đồng kiểm toán số HDKT211/2022

Ban Giám đốc của UHY sẽ lựa chọn chủ nhiệm kiểm toán, dựa trên hợp đồng, kết quả kinh doanh năm đó, chủ nhiệm kiểm toán sắp xếp thời gian với những KH cụ thể để thống nhất lịch và các thành phần tham gia kiểm toán. Khi đã thoả thuận lịch kiểm toán với CTCP X thì chủ nhiệm kiểm toán sẽ cung cấp cho CTCP X kế hoạch kiểm toán để có căn cứ phối hợp làm việc giữa 2 bên.

Thành viên tham gia Đoàn kiểm toán bao gồm:

52

- Bà Mai Thùy Dung: Trường nhóm kiểm toán, sở hữu hơn 3 năm kinh nghiệm và chứng chỉ CPA Việt Nam

- Bà Ngô Thị Huyền Trang: Trợ lý KTV (A2) - Bà Trần Thanh Loan: Trợ lý KTV (A1)

- Bà Đặng Lê An Khanh: Thực tập sinh kiểm toán

Thời gian thực hiện kiểm toán diễn ra trong vòng ba ngày.

2.3.1.4. Phân tích sơ bộ BCTC

Việc phân tích BCTC của khách hàng giúp KTV đưa ra góc nhìn rõ nét nhất đối với tình hình tài chính của khách hàng trong năm trước đó. Hơn nữa, BCTC cũng giúp KTV dự đoán kịp thời sự biến động của CPBH, CPQLDN. Việc phân tích BCTC có tính dự báo cao giúp KTV tiến hành làm tốt công tác soát xét và phát hiện kịp thời những sai sót liên quan đến khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Dựa trên sự tìm hiểu thông tin, KTV nhận thấy CPBH và CPQLDN tại Công ty Cổ phần X là các khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất tại đơn vị. Những chi phí này thường bao gồm: các khoản chi thường xuyên: tiền điện, tiền nước, phí chuyển tiền,….các khoản chi không thường xuyên: tiếp khách, bảo hành ô tô, sửa chữa,...Các khoản chi phí trên cũng là căn cứ để tính chỉ tiêu lợi nhuận và thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp.

GTLV A510 thể hiện việc phân tích sơ bộ BCTC

53

Bảng 2. 3. GTLV A510 ''Phân tích sơ bộ BCTC''

(Nguồn: Tài liệu nội bộ của UHY) Trong năm 2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 64.658.973.664 VNĐ, giảm 5.944.296.0445 VND (tức 8%) so với năm 2021. Cùng với sự giảm xuống cả doanh thu, giá vốn hàng bán cũng có dấu hiệu giảm, cụ thể là 10.324.108.434 VND, tương ứng với mức 18%. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này là sự ảnh hưởng của doanh thu xuất khẩu, Biến thế NEXUS, Công ty đã thực hiện bán hàng thấp hơn so với giá vốn. Dựa vào bảng phân tích, có thể thấy, năm nay, chính sách bán hàng tại công ty X chưa tối ưu.

Đối lập với sự suy giảm của doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có dấu hiệu tăng mạnh.

Năm 2022, CPBH có mức tăng trưởng rõ rệt 1.083.199.576 VND, tức 110% so với năm 2021. CPQLDN có mức tăng trưởng 2.567.043.596 VND, tức 25% so với năm

54

2021. Sở dĩ có mức tăng mạnh mẽ này là do năm nay công ty phát sinh tăng các khoản chi phí lương cho nhân viên, trích các khoản chi phí du lịch, chi phí kỷ niệm 30 năm thành lập và chi phí bốc thăm trúng thưởng,…

2.3.1.5. Đánh giá chung về KSNB

Do Công ty Cổ phần X là khách hàng lâu năm của UHY, bởi vậy, KTV có thể dễ dàng tìm hiểu hệ thống KSNB qua hồ sơ kiểm toán của những năm trước. Bằng phương pháp đưa ra bảng hỏi và phỏng vấn khách hàng, KTV đưa ra bảng đánh giá về hệ thống KSNB tại Công ty Cổ phần X.

Phụ lục 2.4. Trích GTLV A610 “Đánh giá hệ thống KSNB cấp độ doanh nghiệp”

Bảng đánh giá nội bộ đưa ra các câu hỏi về các vấn đề: hệ thống thông tin, môi trường kiểm soát, các hoạt động kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro và việc giám sát kiểm soát. KTV tiến hành phỏng vấn khách hàng về các vấn đề nêu trên và đánh dấu vào bảng hỏi bằng việc tích có, không hoặc không khả dụng. Đa số các vấn đề KTV đưa ra công ty khách hàng đều đang ở mức độ tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một vài nội dung như “Bộ phận kiểm toán nội bộ có gửi báo cáo phát hiện các thiếu sót của hệ thống KSNB lên HĐQT hoặc Ban Kiểm Soát kịp thời không?”, “Bộ phận kiểm toán nội bộ có theo dõi các biện pháp sửa chữa của BGĐ không?”,… thì câu trả lời đưa ra là không. Từ đó, KTV đánh giá hệ thống KSNB ở đơn vị KH đạt mức trung bình

2.3.1.6. Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro tiềm tàng

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ, lĩnh vực công nghệ điện, điện tử vẫn là miếng bánh hấp dẫn mà nhiều công ty đang tìm kiếm. Do vậy, dù có uy tín cao trên thị trường nhưng công ty vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc cạnh tranh với các công ty đối thủ. Sự cạnh tranh mạnh mẽ kèm theo sự biến chuyển của tình hình kinh tế thế giới gần đây có thể vẫn cò ẩn chứa những yếu tố rủi ro gây chậm tốc độ tăng trưởng của công ty và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra còn bắt nguồn từ mong muốn có một BCTC thật “đẹp và thơm” của mọi thành viên trên thị trường chứng khoán nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư. Dựa trên BCTC chưa được kiểm

55

toán năm 2022 tại X, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 64.658.973.664 VND. Mức trọng yếu tại X được xác định dựa trên giấy tờ “xác định mức trọng yếu”

1710

Bảng 2. 4. GTLV 1710: Xác định mức trọng yếu

(Nguồn: Tài liệu nội bộ của UHY) Phụ lục 2.5. Bảng sliding scale ước tính mức trọng yếu theo tỷ lệ

56

Mức trọng yếu được xác định dựa trên doanh thu. UHY thực hiện lựa chọn tỷ lệ tùy thuộc theo mức độ doanh thu: 0.5% - 3%. Dựa trên bảng ước tính sliding scale, do doanh thu của X được ước tính nằm trong khoảng từ 46.000.000.000VND đến 138.000.000.000 VND nên tỷ lệ được lựa chọn là 1.5%. Do đó, KTV xác định mức trọng yếu được đánh giá ở mức trung bình. Với ước lượng ban đầu, tổng hợp sai số về tính trọng yếu được ước tính thấp hơn, do đó BCTC được coi là trung thực, hợp lí.

Về rủi ro tiềm tàng, X là công ty được kiểm toán nhiều năm bởi UHY, và trong suốt năm tài chính, tình hình kinh doanh và môi trường xung quanh không xuất hiện nhiều biến động lớn, do đó rủi ro tiềm tàng được xác định ở mức trung bình.

Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm toán, KTV liên hệ và gửi các tài liệu cần cung cấp đến khách hàng trước một ngày khi bắt đầu cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và tư vấn uhy (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)