Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và tư vấn uhy (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.3. Khái quát về kiểm toán đối với khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý

1.3.3. Kết thúc kiểm toán

1.3.3.1. Tổng hợp kết quả kiểm toán

Sau khi tập hợp các bằng chứng kiểm toán thu thập được ở khách hàng và giấy tờ làm việc của các thành viên, Trưởng nhóm sẽ xem xét xem liệu rằng các bằng chứng thu thập đã đủ để đưa ra kết luận khoản mục chi phí hoạt động là trung thực và hợp lý hay chưa. Bằng chứng kiểm toán phải thỏa mãn hai yêu cầu:

- Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: Các bằng chứng kiểm toán thu thập được đã chứng minh cho toàn bộ nội dung của từng cơ sở dẫn liệu hay chưa, có thỏa mãn tất cả các mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động đã được đề cập ở trên hay không.

- Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán: Mọi khía cạnh của khoản mục chi phí hoạt động đã được kiểm tra và thu thập bằng chứng một cách đầy đủ hay không.

30

Nếu ở một khía cạnh nào đó, KTV vẫn chưa cảm thấy bằng chứng đủ sức thuyết phục thì cần thu thập thêm bằng chứng hoặc đưa ra các thủ tục kiểm toán thay thế. Sau khi Trưởng nhóm soát xét giấy tờ làm việc, sẽ tổng hợp lại và gửi Chủ nhiệm kiểm toán soát xét thêm một lần nữa trước khi trình Giám đốc kiểm toán. Sau khi các cấp soát xét xong, Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tổng hợp các bút toán điều chỉnh và đưa ra các kiến nghị về bút toán điều chỉnh trong cuộc họp với khách hàng. Có 2 trường hợp có thể xảy ra:

+ Nếu khách hàng đồng ý điều chỉnh thì KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với khoản mục CPBH và CPQLDN.

+ Nếu khách hàng không đồng ý điều chỉnh thì KTV so sánh mức độ sai sót cần điều chỉnh đối với mức độ trọng yếu dùng làm căn cứ đánh giá để đưa ra ý kiến nhận xét đối với khoản mục CPBH và CPQLDN cho phù hợp.

1.3.3.2. Xem xét lại các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ

Các cuộc kiểm toán thường được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán.

Do đó, trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKiT có thể xảy ra các sự kiện ảnh hưởng đến BCTC. Có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ mà KTV và doanh nghiệp kiểm toán cần quan tâm đó là:

- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh.

- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh.

1.3.3.3. Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục

Sau khi tiến hành kiểm toán và nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp, KTV có trách nhiệm xem xét liệu có mối nghi ngờ lớn nào về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp hay không thông qua các dấu hiệu về tài chính như nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động, đơn vị có các chỉ số tài chính xấu dưới mức trung bình, lỗ hoạt động kinh doanh lớn hoặc có sự suy giảm lớn về giá trị của tài sản được dùng để tạo ra các luồng tiền, không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn; các dấu hiệu về hoạt động và các dấu hiệu khác như đơn vị thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế, đơn vị đang bị kiện và các vụ kiện này chưa

31

được xử lý, mà nếu đơn vị thua kiện có thể dẫn đến những khoản bồi thường không thể đáp ứng được.

KTV cần xem xét lại các đánh giá của BGĐ đơn vị về giả định hoạt động liên tục và tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu nghi ngờ về tính thích hợp của giả định này như phân tích và trao đổi với đơn vị về dòng tiền thu, chi và yêu cầu BCTC kỳ mới nhất để xem xét về khả năng thanh toán.

KTV dựa vào các bằng chứng kiểm toán thu thập được và xét đoán, thái độ hoài nghi nghề nghiệp của mình để kết luận rằng liệu giả định hoạt động liên tục của đơn vị có thích hợp hay không, từ đó đưa ra ý kiến trên BCKiT.

1.3.3.4. Báo cáo kiểm toán và thư quản lý bản thảo

Sau khi đã thực hiện các bước trên và thông qua, công ty kiểm toán tiến hành lập BCKiT, soạn thảo thư quản lý và gửi cho BGĐ, KTV hành nghề ký BCKiT để phê duyệt đảm bảo cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các CMKiT Việt Nam; các bằng chứng kiểm toán thích hợp đã được thu thập đầy đủ phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán.

1.3.3.5. Soát xét, kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán

Theo quy định của Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 và CMKiT số 220, đối với cuộc kiểm toán BCTC của các tổ chức niêm yết và các khách hàng có rủi ro cao tùy theo chính sách của DNKiT, DNKiT phải bổ nhiệm người soát xét các kiểm việc soát chất lượng của cuộc kiểm toán phải hoàn thành trước khi phát hành BCKiT chính thức. Nội dung kiểm tra:

- Thảo luận với thành viên Ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và xem xét hồ sơ kiểm toán.

- Soát xét BCTC và BCKiT dự thảo để đảm bảo ý kiến của KTV là phù hợp.

- Lựa chọn soát xét giấy tờ làm việc một số phần hành quan trọng để đảm bảo các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện phù hợp và đã thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để hình thành ý kiến kiểm toán.

32

- Đảm bảo nhóm kiểm toán đã thực hiện tham khảo ý kiến tư vấn thích hợp về các vấn đề phức tạp gây tranh cãi và đã xử lý phù hợp.

- Xem xét và trao đổi với thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán các vấn đề nêu trong dự thảo Thư quản lý.

- Xem xét và trao đổi với thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán về các vấn đề nêu trong thư giải trình.

- Xem xét các vấn đề cần trao đổi với BGĐ/BQT đơn vị và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

1.3.3.6. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý

Cuối cùng, KTV tiến hành phát hành BCKiT dựa theo CMKiT hiện hành.

BCKiT là văn bản được KTV soạn thảo để trình bày ý kiến chính thức của mình về tính trung thực, hợp lý của những thông tin được kiểm toán. BCKiT là sản phẩm cuối cùng của công việc kiểm toán và có vai trò quan trọng.

Theo chuẩn mực kiểm toán số 700, có các dạng ý kiến kiểm toán như sau:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: là ý kiến được đưa ra khi KTV kết luận rằng BCTC đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

- Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần:

+ Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.

+ Ý kiến kiểm toán trái ngược: khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.

33

+ Từ chối đưa ra ý kiến: khi KTV không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.

Thư quản lý có thể được phát hành đồng thời với BCKiT (tùy theo yêu cầu trong hợp đồng kiểm toán), trong đó, KTV đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện KSNB. Đây là những ý kiến mang tính chất tư vấn cho khách hàng trong công tác tài chính – kế toán nhằm giúp cho đơn vị khách hàng hoạt động tốt hơn.

34

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và tư vấn uhy (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)