CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY THỰC HIỆN
2.4. Đánh giá về thực trạng kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư vấn UHY
2.4.1. Ưu điểm trong kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư vấn UHY
Trong suốt hai mươi hai năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn đến nay đã có nhiều mạng lưới khách hàng trên
74
toàn quốc và hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tại các cuộc kiểm toán, UHY đều tuân theo CMKiT Việt Nam và các quy định, quy chế của pháp luật, đặc biệt đối với khoản mục CPBH và CPQLDN.
UHY còn sở hữu đội ngủ nhân viên năng động, nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn tốt và tinh thần làm việc rất chuyên nghiệp. Hơn nữa, từ Ban giám dốc dến đội ngũ nhân viên luôn tìm hiểu và cập nhật các thông tư, nghị định liên quan đến chuyên môn.
KTV được định hướng đúng đắn khi tham gia kiểm toán bởi chương trình kiểm toán được xây dựng cụ thể và chặt chẽ.
GTLV tại UHY được sắp xếp và trình bày dễ hiểu và hợp lý, cho thấy, UHY đang xây dựng một lộ trình kiểm toán chuyên nghiệp.
Tại giai đoạn lập kế hoạch, UHY có tiến hành đánh giá rủi ro chấp nhận KH đối với cả KH cũ và KH mới, tiếp theo đó là xem xét tính độc lập của khách hàng đối với nhóm kiểm toán trước khi thực hiện ký hợp đồng kiểm toán. Bên cạnh đó, các nhóm kiểm toán được phân công số thành viên tương ứng với quy mô và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại giai đoạn thực hiện, nhóm kiểm toán luôn phối hợp chặt chẽ giữa các phần hành với nhau giúp cho kết quả của cuộc kiểm toán tốt nhất. Khi thực hiện từng phần hành, KTV đều tiến hành chọn mẫu dựa trên mức trọng yếu đã tính ban đầu mà không chọn mẫu dựa theo cảm tính. Thêm vào đó, KTV còn thường xuyên trao đổi với khách hàng nhằm đảm bảo phát hiện sai sót và giải quyết vấn đề thuận lợi.
Tại giai đoạn kết thúc, trưởng nhóm kiểm toán luôn thực hiện soát xét GTLV và tổng hợp kết quả kiểm toán của các thành viên, sau đó xem xét lại các vấn đề phát sinh để tiến hành trao đổi, thống nhất với khách hàng. Ngoài ra, việc soát xét còn được duy trì qua ba cấp bậc: từ trưởng nhóm kiểm toán đến chủ nhiệm kiểm toán và cuối cùng là thành viên BGĐ.
75
2.4.2. Những hạn chế trong kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư vấn UHY
2.4.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch
Về việc thu thập thông tin khách hàng: KTV còn gặp nhiều cản trở khi kết nối với KTV tiền nhiệm nhằm cung cấp thông tin đối với KH mới. Ngoài ra, với KH cũ, KTV có xu thế đặt niềm tin vào các thông tin và hồ sơ kiểm toán của những năm trước.
Về việc gửi các tài liệu cần cung cấp đến khách hàng: KTV thường gửi sát ngày bắt đầu cuộc kiểm toán dẫn đến khách hàng không kịp thời cung cấp đủ tài liệu và chậm tiến độ cuộc kiểm toán.
Về chương tình kiểm toán: UHY thiết kế chương trình kiểm toán chung cho tất cả khách hàng, không phân biệt ngành nghề hay lĩnh vực. Đây có thể là lợi thế đem lại sự thuận tiện cho mọi cuộc kiểm toán nhưng cũng có thể là bất lợi bởi có thể tăng rủi ro kiểm toán.
Về việc đánh giá hệ thống KSNB: Bảng hỏi về KSNB được xây dựng dựa trên các quy chế, quy định theo chuẩn mực và được các doanh nghiệp lớn tuân thủ khá chặt chẽ. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ bảng hỏi có thể không phù hợp, do đó, có thể tồn đọng các sai sót khi đánh giá KSNB. Ngoài ra, Bảng hỏi chỉ đưa ra câu trả lời có hoặc không, nên KTV sẽ không hiểu sâu về bản chất hoạt động của doanh nghiệp.
2.4.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Về thủ tục phân tích: KTV không tìm ra được các biến động bất thường do KTV chỉ phân tích sơ bộ giữ năm nay và năm trước chứ không thực hiện so sánh với các chi phí biến động của các năm trước đó. Bên cạnh đó, UHY không thực hiện tiến hành so sánh số liệu tương đương trong ngành với tỷ suất tài chính của công ty khách hàng nên dễ dẫn đến tình trạng không có cái nhìn tổng hợp về nguyên nhân dẫn đến biến động bất thường.
76
Về thủ tục kiểm tra chi tiết: UHY thực hiện kiểm tra chi tiết qua số mẫu được tính dựa trên việc xác định mức trọng yếu. Do đó, việc thực hiện chọn mẫu sẽ dựa trên xét đoán của KTV nên dễ dẫn đến việc bỏ qua các sai sót chứa rủi ro.
Về việc kiểm tra tính đúng kì: tại một số KH, KTV chưa thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khóa sổ do KH không phối hợp cung cấp tài liệu nên không đảm bảo chi phí được hạch toán đúng kì.
2.4.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
UHY không thực hiện đánh giá lại mức trọng yếu xác định tại bước lập kế hoạch do KTV không đánh giá lại rủi ro sau khi lập kế hoạch. Vì vậy, việc này dẫn đến việc đưa ra bút toán điều chỉnh có thể gặp sai sót hoặc bỏ qua các sai sót trọng yếu.
Thêm vào đó, UHY chưa sở hữu phần mềm hỗ trợ kiểm toán. Mọi công việc đều được tiến hành trên phần mềm Excel.
2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư vấn UHY
2.4.3.1. Về phía Nhà nước, Bộ tài chính, hội KTV hành nghề Việt Nam
Do ngành kiểm toán còn mới mẻ nên chưa có sự thành thạo do đó dễ bị cản trở, phát triển không bền vững. Văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và thủ tục, quy trình kiểm toán chưa thật hoàn chỉnh. Tiến độ và năng suất kiểm toán khó được bảo đảm vì rất nhiều thông tư quy định còn thiếu chi tiết nên trong hoạt động kiểm toán thiếu sự phối hợp giữa đoàn kiểm toán với đối tượng được kiểm toán dẫn đến cần thiết phải lấy ý kiến của một số cơ quan chuyên môn thuộc những ban, ngành có thẩm quyền nhằm đúc kết ý kiến hoặc kiến nghị. Thêm vào đó, kiểm toán đang được tiến hành theo khái niệm. Hội nghề nghiệp làm việc không thật sự tích cực. Hiệu quả công tác kiểm toán không được đánh giá cao. Sự câu kết của KTV và khách hàng tiếp tục xuất hiện.
77
2.4.3.2. Về phía Công ty kiểm toán
KTV không có nhiều thời gian nhắc nhở khách hàng bổ sung tài liệu mà chỉ chú trọng vào việc nội bộ của đơn vị được kiểm toán bởi cường độ làm việc trong mùa kiểm toán lớn.
Vào thời điểm phát hành báo cáo, khách hàng mong muốn nộp BCKiT nhanh nhất giúp họ kịp bổ sung tài liệu kiểm toán trước ngày ba mốt tháng ba. Bởi vậy, KTV phải đọc nhiều tài liệu kiểm toán một lúc dễ dẫn đến tình trạng đưa ra sai sót.
Thêm vào đó, lịch trinh làm việc của KTV rất dày và phải hoạt động thường xuyên cộng với lượng công việc nhiều gây sức ép cao hơn lên tâm lý cũng như thái độ phục vụ của KTV dẫn đến việc thiếu chuẩn xác khi đưa ra các xét đoán.
KTV dù có khả năng và trình độ chuyên môn cao nhưng vẫn xảy ra tình trạng không hiểu sâu được hết những sự việc phát sinh ở công ty được kiểm toán bởi các khách hàng kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
2.4.3.3. Về phía khách hàng
Tại một số đơn vị, khách hàng vẫn chưa thật sự hợp tác với đoàn kiểm toán trong việc cung cấp tài liệu: không đưa ra các tài liệu cần cung cấp, hay việc cung cấp còn diễn ra chậm trễ.
Ngoài ra, KTV còn gặp khó khăn trong việc áp dụng thủ tục kiểm soát bởi hệ thống KSNB tại khách hàng chưa tốt.
78