Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.2.4. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại

a, Rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ

Rủi ro thông tin không trung thực

KH hoặc nhân viên NH chủ động cung cấp sai thông tin trong hợp đồng phát hành TTD vì nhiều mục đích. Trường hợp này rất dễ xảy ra rủi ro tín dụng cho NHPH dẫn đến khi chủ thẻ không đủ khả năng hoặc không thanh toán cho NHPH. Vì vậy, quy trình thẩm định hồ sơ KH cần phải được duyệt qua nhiều bước và cán bộ thẩm định phải là người có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp để giảm thiểu rủi ro cho NHPH.

Thẻ bị thất lạc hoặc đánh cắp

TTD bị thất lạc hoặc bị đánh cắp và bị đối tượng xấu sử dụng. Trong trường hợp này khi không tìm thấy TTD của mình, chủ thẻ cần phải gọi điện lên đường dây nóng 24/7 hoặc ra quầy giao dịch gần nhất để khóa thẻ và yêu cầu NHPH cấp lại cho mình thẻ mới tránh trường hợp TTD bị lợi dụng gây tổn thất cho cả chủ thẻ và NHPH.

Rủi ro thẻ giả mạo

Thẻ giả mạo là thẻ do các tổ chức tội phạm chuyên nghiệp làm giả. TTD giả mạo bị đánh cắp các thông tin quan trọng như: số thẻ, mã số bảo mật, tên chủ thẻ, ngày phát hành. Từ đó thẻ mạo sẽ được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo gây ra tổn thất cho NHTM, chủ yếu là NHPH vì theo quy định của TCTQT khi phát hiện giao dịch giả mạo liên quan đến thẻ thì NHPH sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đây là rủi ro rất khó quản lý và rất nguy hiểm và khó để phòng tránh.

b, Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ

ĐVCNT cố tình lừa đảo khách hàng

Tại ĐVCNT nhân viên, hoặc chủ cửa hàng cố tình cố ý lừa đảo khách hàng với lý do giao dịch không thành công nên cần thanh toán lại và thanh toán một đơn hàng rất nhiều lần trong khi giao dịch có thành công. Trường hợp này dẫn đến rủi ro cho NHPH và ĐVCNT.

ĐVCNT kinh doanh phạm pháp

Hình thức kinh doanh ứng tiền mặt và đáo TTD là hình thức kinh doanh phạm pháp bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Khi ứng tiền mặt cho TTD theo đúng quy định chủ thẻ sẽ mất phí và lãi vay theo quy định còn đối với việc ứng tiền mặt tại ĐVCNT thì khách hàng sẽ chỉ mất phí rút tiền và rẻ hơn quy định của NHPH rất nhiều. Đáo hạn TTD là khi chủ thẻ đến kỳ trả nợ TTD mà không có khả năng chi trả thì sẽ tìm đến ĐVCNT có kinh doanh hoạt động này để đơn vị này trả hộ khoản nợ TTD và ngay sau đó KH sẽ sử dụng thẻ để thanh toán số tiền mà ĐVNCT trả hộ cho mình qua máy POS của đơn vị đó và trả thêm một phần tiền phí dịch vụ, chủ thẻ sẽ chuyển kỳ hạn thanh toán TTD sang tháng sau và không bị tính lãi TTD. Điều này gây rủi ro tín dụng cho NHPH vì chủ thẻ đã mất khả năng thanh toán.

Rủi ro với các giao dịch thẻ từ xa

Giao dịch thẻ từ xa là các giao dịch mà chủ thẻ không trực tiếp sử dụng thẻ tại máy POS mà thông qua thông tin trên thẻ để giao dịch qua thư, điện thoại, mạng internet,... Các hình thức giao dịch này rất rủi ro cho khách hàng.

Khi website cũng như số điện thoại liên hệ cho khách hàng là những đối tượng lừa đảo thông tin thẻ tín dụng.

Hoặc chủ thẻ cung cấp thông tin của mình vào những địa chỉ website hoặc số điện thoại không chính thống hoặc lừa đảo và bị đánh cắp thông tin cá nhân. Các đối tượng lừa đảo khi đã lấy được thông tin của chủ thẻ sẽ tiến hàng sử dụng những thông tin đó để thanh toán trên các kênh mua hàng khác mà chủ thẻ không hay biết hoặc không phản ứng kịp dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ vì theo quy định của NHPH khi chủ thẻ vô tình tiết lộ thông tin trong TTD thì chủ thẻ sẽ chịu mọi tổn thất phát sinh.

c, Rủi ro tín dụng

Rủi ro thẻ tín dụng xảy ra khi chủ thẻ tín dụng không thực hiện thanh toán hoặc không còn khả năng thanh toán. Thẻ tín dụng là hình thức tín dụng khi ngân hàng tin tưởng vào khách hàng mà cung cấp cho khách hàng một hạn mức nhất định để khách hàng có thể sử dụng để chi tiêu hàng hoá và dịch vụ.

Nên trong thời điểm thanh toán ngân hàng đã tạm ứng cho chủ thẻ khi thanh toán tại các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thu lại tiền từ chủ thẻ sau một thời hạn theo quy định. Khi chủ thẻ không thực hiện hoàn trả khoản tiền mà ngân hàng đã ứng trước tại đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ thì ngân hàng sẽ bị mất vốn.

Với rủi ro tín dụng một khi rủi ro này xảy ra với tần suất lớn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình HĐKD của NHTM khi do NH sẽ bị chiếm dụng vốn, tăng cao nợ xấu và nợ khó đòi.

d, Rủi ro đạo đức

Rủi ro này sẽ xảy ra trong quy trình tác nghiệp hằng ngày của cán bộ NH. Rủi ro đạo đức dễ xuất hiện nhất ở quá trình phát hành TTD, lợi dụng sự hiểu biết về quy trình nghiệp vụ và lỗ hổng của nghiệp vụ phát hành thẻ cán bộ NH sẽ đánh cắp thông tin của TTD: tên chủ thẻ, số thẻ, năm phát hành thẻ và mã số bảo mật rồi tự mình hoặc móc nối với tội phạm nhằm sử dụng thông tin đánh cắp được sử dụng để thanh toán qua mạng dẫn đến gây tổn thất cho KH và NHPH. Rủi ro đạo đức còn xảy ra ở nhiều nghiệp vụ khác trong HĐKH thẻ tín dụng nhưng sẽ thường sẽ là hành vi đánh cắp thông tin để thu lợi bất chính.

Tuy nhiên, loại rủi ro này có thể được NH hạn chế bằng các cơ chế giám sát chặt chẽ trong hoạt động phát hành thẻ. Nhưng giải pháp chỉ thực sự hiệu quả khi gắn lợi ích của NH với trách nhiệm của cán bộ.

e, Rủi ro khác

Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng còn chịu rất nhiều ảnh hưởng của những loại rủi ro như: rủi ro hệ thống thanh toán bù trừ, rủi ro tâm lý người tiêu dùng, rủi ro lãi suất (đối với thẻ tín dụng), rủi ro nguồn vốn, rủi ro danh tiếng, rủi ro thiên tai, lũ lụt,…

Có thể thấy các loại rủi ro khác trong HĐKD thẻ tín dụng rất nhiều nhưng hầu hết đều là những thường là những rủi ro rất khó phòng tránh và tần suất xảy ra những loại rủi ro này đều thấp.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)