CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.3.1. Các nhân tố khách quan
1.3.1.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Công nghệ càng ngày càng phát triển sẽ đem lại nhiều tiện ích cho KH hơn nữa. Đó là một trong những lý do chính để khách hàng tin tưởng và tạo ra nhu cầu sử dụng TTD và nó sẽ giúp các NH phát triển sản phẩm TTD tốt hơn
nữa. Công nghệ cải thiện khả năng thanh toán giúp thanh toán nhanh hơn, tiện lợi và an toàn hơn. Công nghệ thẻ Chip, thanh toán không tiếp xúc của máy POS giúp chủ thẻ thoả mãn và yên tâm khi sử dụng TTD. Nên sự phát triển hiện đại của công nghệ sẽ gắn liền với sự phát triển của TTD.
1.3.1.2. Điều kiện về mặt xã hội
Hiện nay người dân Việt Nam vẫn còn giữ thói quen sử dụng tiền mặt theo cách truyền thống và khó có thể thay đổi đó cũng là lợi thể và điểm bất lợi cho HĐKD thẻ tín dụng của các NHTM, khi mà dư địa phát triển còn rất lớn trong khi đó lại khó để khai thác. Trong các điều kiện về mặt xã hội có những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến HĐKD thẻ tín dụng
− Trình độ dân trí
TTD là hình thức thanh toán hiện đại nên mức độ am hiểu của người tiêu dùng về thẻ là nhân tố quan trọng tác động và thúc đẩy đến quyết định sử dụng sản phẩm. Từ đó, nó sẽ tác động đến sự phát triển của HĐKD thẻ tín dụng tại các NHTM. Trình độ dân trí chính là các kiến thức về dịch vụ NH, khả năng tiếp cận kiến thức về sản phẩm, phương thức sử dụng thẻ, hiểu rõ về các lợi ích mà sản phẩm mang lại.
− Thói quen sử dụng tiền mặt
Việt Nam đã phát triển hơn 20 năm trước rất nhiều khi mà TTD lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Nhưng thói quen sử dụng tiền mặt hàng ngày khi mua hàng hóa, dịch vụ vẫn khó có thể thay thế và trở thành thói quen cố hữu. Vậy nên sản phẩm TTD gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển số lượng KH sử dụng.
− Thu nhập cá nhân
“Thu nhập con người cao lên, những nhu cầu của họ cũng ngày càng phát triển, việc thanh toán đối với họ đòi hỏi một sự thoả dụng cao hơn, nhanh chóng hơn, an toàn hơn. Việc sử dụng thẻ đáp ứng rất tốt nhu cầu này. Hơn nữa, ngân
hàng chỉ có thể cung cấp dịch vụ cho những người có một mức thu thập hợp lý, những người có thu nhập thấp sẽ không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ này.”
(Nguyễn Thị Hồng Diên, 2018)
Như vậy, những địa bàn có mức thu nhập cao sẽ là những nơi cần ưu tiên để khai thác và triển khai các hoạt động marketing, quảng cáo sản phẩm nhằm tối đa hoá chi phí từ đó có thể phát triển số lượng TTD phát hành mới, mở rộng quy mô mạng lưới ĐVNCT và tăng doanh thu từ HĐKD thẻ tín dụng cho các NHTM.
− Thói quen giao dịch qua ngân hàng
Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong việc tác động đến HĐKD thẻ tín dụng. TTD là một sản phẩm do NH cung cấp, nên HĐKD thẻ tín dụng phụ thuộc rất lớn vào thói quen giao dịch qua NH và niềm tin của KH đối với hệ thống NH.
1.3.1.3. Sự cạnh tranh
“Theo lý thuyết cạnh tranh dẫn đến sự phát triển. Do vậy, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong chiến lược kinh doanh thẻ của mỗi Ngân hàng sẽ buộc các Ngân hàng phải có sự đầu tư nghiêm túc cho việc phát triển loại hình thanh toán hiện đại này, chủ động nghiên cứu sáng tạo trong việc cung cấp các sản phẩm thẻ có chất lượng tốt nhất, đem lại lợi ích tối ưu nhất cho Khách hàng.
Yếu tố cạnh tranh sẽ quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp thị phần của một Ngân hàng khi tham gia kinh doanh trên thị trường thẻ. Bởi nếu trên thị trường chỉ có duy nhất một ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng thì tất nhiên là ngân hàng đó có lợi thế độc quyền rất lớn nhưng thị trường đó lại không có sự cạnh tranh, khó có thể trở nên sôi động, không có sự thúc đẩy phát triển, thị trường mãi đứng lại một điểm, từ đó tất yếu sẽ không thể phát triển dịch vụ thẻ tín dụng về chất lượng cũng như số lượng” (Đào Kim Ánh ,2018)
Như vậy, NHTM nào có thương hiệu mạnh hơn, dịch vụ và sản phẩm TTD tốt hơn, có sự liên tục đầu tư nghiên cứu và phát triển cho HĐKD thẻ tín dụng gắn lợi ích của NH với KH thì sẽ chiếm được thị phần lớn nhất trên thị trường kinh doanh TTD.