CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng qua các chỉ tiêu định lượng
Bảng 2.5: Số lượng thẻ tín dụng phát hành mới tại Vietcombank Hoàn Kiếm giao đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: Thẻ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm)
Biểu đồ 2.1: Số lượng thẻ tín dụng phát hành mới tại Vietcombank Hoàn Kiếm giao đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: Thẻ
(Nguồn: Tác giả vẽ biểu đồ dựa trên báo cáo tổng kết các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm) Trong giai đoạn 2016 – 2018, tổng số lượng TTD phát hàng mới của Vietombank Hoàn Kiếm tăng trưởng nhanh, tỷ lệ tăng trưởng lần lượt đạt 37,04% và 18,37%. Nhưng sang đến giai đoạn 2019 – 2020, tỷ lệ tăng trưởng của TTD tại Vietcombank Hoàn Kiếm có dấu hiệu sụt giảm. Trong đó, số lượng TTD phát hành mới tại năm 2019 chỉ đạt 3057 thẻ, mức giảm là -12,31% so với năm trước và sang năm 2020 tỷ lệ tăng trưởng tiếp tục đi xuống với mức giảm là -2,68%. Nguyên nhân là do, trước giai đoạn 2019 – 2020 Vietcombank Hoàn Kiếm có ưu thế thương hiệu của Vietcombank và là NH đầu tiên phát hành TTD, nên được KH tìm đến để mở TTD nhiều. Nhưng đến cuối năm 2018,
nhiều NHTM triển khai chiến lược phát triển HĐKD bán lẻ và phát triển hoạt động phát hành TTD với nhiều các chương trình ưu đãi và miễn phí thường niên cho chủ TTD. Trong khi đó, Vietcombank chưa có định hướng phát triển HĐKD thẻ tín dụng, nên Vietcombank Hoàn Kiếm vẫn chưa chủ động trong công tác bán sản phẩm TTD mà chỉ thụ động bán hàng nhờ vào thương hiệu của Vietcombank và cùng với đó cuối năm 2019, đại dịch Covid – 19 diễn ra tại Việt Nam cũng khiến cho nhu cầu phát hành TTD giảm.
Đánh giá trong cơ cấu các loại TTD phát hành mới thì loại thẻ Visa có mức tăng trưởng đều hằng năm và chiếm tỷ trọng hơn 50% dù ở trong giai đoạn 2019 - 2020 tổng số TTD phát hành mới đi xuống. Trong khi đó các loại TTD khác tỷ lệ tăng trưởng không đều, đặc biệt thẻ mang thương hiệu UnionPay chiếm tỷ trọng nhỏ vào khoảng 3% và tỷ lệ tăng trưởng có xu hướng giảm.
Nguyên nhân của tình trạng này là do thương hiệu Visa được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng lựa chọn, cùng với đó là năm 2019 Vietcombank ra mắt sản phẩm thẻ Visa Signature và nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng giúp cho tỷ lệ tăng trưởng của thẻ Visa tăng trưởng đều qua các năm. Lý do khiến các loại thẻ còn lại có sự tăng trưởng không đều qua các năm là vì các loại thẻ này thường sẽ phụ thuộc vào các chương trình ưu đãi tặng quà, hoàn tiền cho chủ thẻ phát hành mới do Vietcombank và TCTQT triển khai. Đối với thẻ thương hiệu Union Pay do thương hiệu không nổi tiếng và không có các chương trình ưu đãi cho chủ thẻ nên rất ít khách hàng lựa chọn.
Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường TTD thì Vietcombank và Chi nhánh Hoàn Kiếm cần có chiến lược kịp thời để tăng số lượng thẻ phát hành mới nhằm hoàn thành chỉ tiêu đặt ra. Cùng với đó, sự thành công của thẻ Visa Signature thì Vietcombank cần nghiên cứu thêm các sản phẩm TTD khác phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
2.2.1.2. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng
Bảng 2.6: Doanh số sử dụng thẻ tín dụng tại Vietcombank Hoàn Kiếm giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm) Biểu đồ 2.2. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng tại Vietcombank Hoàn Kiếm
giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Tác giả vẽ biểu đồ dựa trên báo cáo tổng kết các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm)
Từ Bảng 2.6, cho thấy doanh số sử dụng TTD trong giai đoạn 2016 - 2020 do Vietcombank Hoàn Kiếm phát hành liên tục tăng trưởng nhưng mức tăng giảm dần qua các năm. Năm 2017 doanh số sử dụng tăng 32,48% tương đương với 559,2 tỷ đồng so với năm 2016 là 422,1 tỷ đồng. Sang đến năm 2018 thì doanh số sử dụng tăng trưởng chậm lại nhưng mức tăng vẫn rất ấn tượng với con số là 22,55% và đạt 685,3 tỷ đồng. Số liệu phản ánh đúng thực trạng bởi thực tế ở trên cho thấy doanh số phát hành TTD mới cũng tăng trưởng đều trong giai đoạn này. Nhưng khi sang giai đoạn năm 2019 – 2020 lại cho thấy sự phát triển ngược lại, doanh số sử dụng năm 2019 tăng trưởng 16,04% tương đương với 795,2 tỷ đồng, cùng với đó năm 2020 doanh số tăng trưởng 915,2 tỷ đồng tương ứng với 15,09%. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số sử dụng TTD trong giai đoạn 2019 – 2020 mặc dù giảm nhưng tỷ lệ tăng trưởng rất này ấn tượng bởi trong khi số lượng TTD phát hành mới giảm như doanh số sử dụng lại tăng.
Nguyên nhân là do cuối năm 2019, đại dịch Covid -19 diễn ra khiến Chính Phủ phải ra chỉ thị giãn cách xã hội điều này làm tăng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt.
Nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng doanh số sử dụng trong giai đoạn 2016 - 2018 của từng loại TTD có thể thấy, doanh số sử dụng biến động cùng chiều với số lượng TTD phát hành mới. Chỉ có thẻ Visa, Master và Amex là giữ được sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Nguyên nhân là do 3 loại thể này có tỷ trọng trong cơ cấu TTD tại VCB Hoàn Kiếm là lớn nhất. Cùng với đó, Amex có ưu đãi đặc biệt là hoàn tiền từ 0,6% đến 1,5% cho các giao dịch nên được chủ thẻ sử dụng nhiều. Vì vậy thẻ Amex vẫn giữ được khả năng tăng trưởng hằng năm và chiếm tỷ trọng cao vào khoảng 25%. Còn đối với thẻ JCB và UnionPay là những thương hiệu ít khách hàng biết tới nên doanh số sử dụng sẽ tăng hoặc giảm theo các chương trình ưu đãi nhằm khuyến khích tiêu dùng và số lượng thẻ phát hành mới.
2.2.1.3. Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ
Bảng 2.7: Số lượng ĐVCNT tại VCB Hoàn Kiếm giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: ĐVCNT
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm) Biểu đồ 2.3: Số lượng ĐVCNT tại VCB Hoàn Kiếm giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị: ĐVCNT
(Nguồn: Tác giả vẽ biểu đồ dựa trên báo cáo tổng kết các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm) Qua Bảng 2.7, ta có thể thấy số lượng ĐVCNT hiện hữu tăng trưởng rất kém trong giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ tăng trưởng ĐVCNT hiện hữu lần lượt là 6,98%, 0,77%, 8,95%, -1,4% và tổng số lượng ĐVCNT hiện hữu ở năm 2016
đạt 487 đơn vị và đến cuối năm 2020 chỉ đạt 564 đơn vị. Mặc dù số lượng ĐVCNT mới hằng năm Chi nhánh Hoàn Kiếm đều hoàn thành đủ chỉ tiêu được giao là trên 100 đơn vị, nhưng số lượng ĐVCNT huỷ hợp đồng cũng rất nhiều, đặc biệt có 2 năm là 2018 và 2020 số lượng ĐVCNT huỷ hợp đồng là 105 đơn vị và 109 đơn vị. Những ĐVCNT huỷ hợp đồng sẽ bao gồm những đơn vị hoạt động kém hiệu quả, đơn vị ngừng kinh doanh và đơn vị huỷ hợp động do cạnh tranh. Do nhiều NHTM đối thủ mạnh tay đầu tư thiết bị máy POS cầm tay hiện đại cũng như chính sách hỗ trợ và ưu đãi mức phí chiết khấu cho ĐVCNT. So sánh mức phí của Vietcombank với 2 ngân hàng là Vpbank và Tpbank thì phí chiết khấu của Vietcombank cho ĐVCNT là từ 1,8% tới 3,0%, Vpbank là 1,2%
tới 2,5%, Tpbank là 0,8% tới 2,2%. Vì thế nên Vietcombank Hoàn Kiếm rất khó cạnh tranh bởi vì mức phí chiết khấu là cố định và được quy định bởi Trung tâm thẻ, Chi nhánh không có quyền giảm phí chiết khấu để giữ chân và ký hợp đồng với những ĐVCNT tốt. Thêm vào đó, máy POS để cung cấp cho ĐVCNT tại Chi nhánh không đủ và nhiều máy còn cũ, hỏng mà số lượng máy POS mới được mua qua Hội sở chính cũng rất hạn chế. Đó là nguyên nhân khiến quy mô mạng lưới ĐVCNT của Vietcombank Hoàn Kiếm trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng trưởng rất kém.
2.2.1.4. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng
Bảng 2.8: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng tại Vietcombank Hoàn Kiếm giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm)
Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng tại Vietcombank Hoàn Kiếm giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Tác giả vẽ biểu đồ dựa trên báo cáo tổng kết các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm) Từ Bảng 2.8 cho thấy, trong giai đoạn 2016 – 2019 doanh số thanh toán TTD của VCB Hoàn Kiếm liên tục tăng trưởng mạnh. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số thanh toán qua các năm đạt 14,16%, 8,94%, 20,43%. Số liệu phản ánh đúng thực trạng bởi trong thực tế khi mà năm 2019 tỷ lệ tăng trưởng doanh số thanh toán rất cao đạt 20,43% cùng trong năm đó thì số lượng ĐVCNT hiệu hữu là lớn nhất. Sang đến năm 2020 doanh số thanh toán đạt 2053,6 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 2,9%. Nguyên nhân chính là do chỉ thị giãn cách của Thành phố Hà Nội nhằm phòng chống đại dịch Covid -19 khiến cho rất nhiều ĐVCNT phải đóng cửa và các HĐKD trên địa bàn bị giảm sút.
2.2.1.5. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Bảng 2.9: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietcombank Hoàn Kiếm từ năm 2016 đến năm 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm) Biểu đồ 2.5. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại
Vietcombank Hoàn Kiếm giai đoạn 2016 -2020
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Tác giả vẽ biểu đồ dựa trên báo cáo tổng kết các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm)
Qua bảng số liệu có thể thấy, doanh thu từ hoạt động thanh toán tăng trưởng rất ấn tượng với mức tăng lần lượt là 35,29%, 21,74%, 18,45%, 4,02%
từ mức 10,2 tỷ động vào năm 2016 và đạt con số 20,7 tỷ đồng vào năm 2020.
Cùng với đó mức tăng trưởng doanh thu từ hoạt động phát hành cũng tăng trưởng tốt từ mốc 4,9 tỷ đồng ở năm 2016 và lên đến 7,4 tỷ đồng vào cuối năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động thanh toán lần lượt là 30,61%, 4,69%, 17,91%, -6.33%. Tổng doanh thu từ HĐKD thẻ tín dụng tăng trưởng rất tích cực điều này giúp cho doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh ở giai đoạn này.
Doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ có tỷ trọng cao đạt khoảng 70%
so với tổng doanh thu từ HĐKD thẻ tín dụng tại VCB Hoàn Kiếm và doanh thu từ hoạt động phát hành chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 30%. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh trong hoạt động phát hành TTD nên Vietcombank Hoàn Kiếm chấp nhận việc miễn phí phát hành thẻ và phí thường niên để thu hút khách hàng nhằm mở rộng thị phần phát hành thẻ.
Có thể thấy được doanh thu từ HĐKD thẻ tín dụng chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khác tại Chi nhánh Hoàn Kiếm (khoảng 60%). Điều này đòi hỏi, VCB Hoàn Kiếm cần có các biện pháp để mở rộng quy mô ĐVCNT và tăng số lượng TTD phát hành mới để thực hiện mục tiêu chung của Vietcombank là tăng doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ và chiến lược chuyển đổi mô hình ngân hàng bán lẻ.
2.2.1.6. Cơ cấu thẻ tín dụng tín dụng phát hành mới
Bảng 2.10: Cơ cấu thẻ tín dụng phát hành mới theo hạng thẻ tại Vietcombank Hoàn kiếm giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị: Thẻ
(Nguồn: Báo cáo thẻ tín dụng các năm 2016 - 2020 của VCB Hoàn Kiếm) Biểu đồ 2.6. Cơ cấu thẻ tín dụng phát hành mới theo hạng thẻ tại
Vietcombank Hoàn kiếm giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị: Thẻ
(Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên báo cáo thẻ tín dụng các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm)
Cơ cấu TTD phát hành mới theo hạng thẻ trong giai đoạn 2016 – 2018 không có nhiều đặc biệt, khi tỷ trọng thẻ hạng Chuẩn luôn là cao nhất chiếm khoảng 58% và còn lại là hạng Vàng chiếm 25%, hạng Platinum là 17%. Tỷ trọng TTD phát hành mới sẽ phụ thuộc theo điều kiện để phát hành thẻ, điều kiện càng đơn giản thì tỷ trọng hạng thẻ đó càng cao.
Sang năm 2019, Vietcombank cho ra mắt một hạng thẻ hoàn toàn mới là hạng Priority, dành cho nhóm khách hàng cao cấp nhất của Vietcombank. Hạng thẻ này có thêm nhiều tính năng và ưu đãi đặc biệt để phù hợp với đối tượng KH này. Từ khi ra mắt hạng thẻ này đã có rất nhiều khách hàng quan tâm, giúp cho tỷ trọng phát hàng mới của hạng thẻ Priority chiếm đến 21,92%, tương đương với 670 thẻ vào năm 2019 và sang đến năm 2020 nó vẫn không hề giảm khi số thẻ phát hành mới đạt 618 thẻ và chiếm tỷ trọng 20,77%. Đó là một thành công vô cùng lớn đối với Vietcombank nói chung và VCB Hoàn Kiếm nói riêng. Cùng với đó, tỷ trọng phát hành hạng thẻ Platinum trong giai đoạn 2019 – 2020 cũng tăng trưởng mạnh tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 23,72% và 18,79%.
Nguyên nhân chính là vì để mở được thẻ hạng Priority, khách hàng bắt buộc phải là chủ thẻ hạng Platinum của Vietcombank. Dù số TTD phát hành mới trong giai đoạn này có giảm khá mạnh, nhưng Chi nhánh Hoàn Kiếm cũng đạt được thành tựu là nhóm KH mục tiêu của hạng thẻ Priority tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng cao. Nguồn lợi từ nhóm KH này sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho VCB Hoàn Kiếm trong tương lai. Sản phẩm thẻ Visa Signature là thành công lớn của Vietcombank khi đã nắm bắt đúng tâm lý của KH để từ đó hình thành ra một sản phẩm được rất nhiều khách hàng đón nhận. Vietcombank Hoàn Kiếm cũng cần đưa ra chiến lực nhắm vào những KH đủ điều kiện mở thẻ hạng Priority, từ đó tăng doanh thu cho HĐKD thẻ tín dụng.
2.2.1.7. Cơ cấu khách hàng sử dụng thẻ tín dụng
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Vietcombank Hoàn Kiếm giai đoạn 2016 – 2020
(Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên báo cáo thẻ tín dụng các năm 2016 - 2020 của Vietcombank Hoàn Kiếm) Trong giai đoạn từ 2016 – 2020, Tỷ lệ sử dụng TTD của nhóm KH trẻ tuổi tăng cụ thể nhóm khách hàng có tuổi từ 23 – 35 tuổi tăng từ 37,2% lên 41,5%. Trong khi đó nhóm KH mục tiêu của Vietcombank là nhóm KH có độ tuổi trên 36 tuổi có xu hướng giảm cụ thể nhóm KH ở độ tuổi từ 36 – 50 giảm từ 39,4% xuống 35,2%, nhóm khách hàng trên 50 tuổi giảm từ 21,1% xuống 17,5%, nhóm KH trên 36 tuổi có thu nhập cao hơn và ổn định hơn nhóm khách hàng trẻ tuổi cũng như tỷ lệ rủi ro thấp hơn. Điều này đã cho thấy đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang nhóm khách hàng trẻ tuổi hơn. Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu này là vì một phần ở nhóm khách hàng từ 36 đến trên 50 vẫn quen với việc sử dụng tiền mặt truyền thống và ngại sử dụng những thiết bị công
nghệ cao, còn ở nhóm tuổi trẻ hơn (khách hàng từ 23 – 35 tuổi) họ sẵn sàng chi tiêu nhiều và dễ tiếp cận được những công nghệ mới một cách nhanh chóng hơn. Do đó, Vietcombank Hoàn Kiếm cần cũng đưa ra chiến lược để tiếp cận các khách hàng trong độ tuổi này.
Nhóm khách hàng từ 18 – 22 tuổi tỷ trọng tăng từ 3,3% lên 5,8%. Nhóm khách hàng ở độ tuổi này thường là những sinh viên đi nước ngoài du học, được bố mẹ và người thân đứng ra bảo lãnh để mở TTD. Vì thế, TTD dành cho những bạn trẻ chuẩn bị đi du học nước ngoài là một hướng đi cần được Chi nhánh Hoàn Kiếm quan tâm hơn trong thời gian tới.
2.2.1.8. Rủi ro thẻ tín dụng
Bảng 2.11: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietcombank Hoàn Kiếm giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thẻ tín dụng các năm 2016 - 2020 của VCB Hoàn Kiếm) Qua Bảng 2.11 trên có thể thấy trong giai đoạn 2016 – 2018, tình hình rủi ro trong HĐKD thẻ tín dụng của Vietcombank Hoàn Kiếm không ổn định, trong năm 2017 tỷ lệ rủi ro giảm 33,3% tương đương giảm từ 2,1 tỷ năm 2016 xuống 1,4 tỷ năm 2017. Nhưng đến năm 2018 thì tỷ lệ này lại tăng mạnh lên 121,4% tương ứng với 3,1 tỷ động. Tình trạng gây rủi ro nhiều nhất đó là bị lộ thông tin thẻ, KH không còn khả năng thanh toán TTD và khách hàng không thanh toán TTD. Điểm sáng là sang đến giai đoạn năm 2019 -2020, Chi nhánh đã thành công giảm rủi ro xuống từ 3,1 tỷ đồng ở năm 2018 xuống 38,7% ở năm 2019 tương ứng với 1,9 tỷ đồng và giảm xuống 36,8% tương ứng với 1,2 tỷ động ở năm 2020. Để đạt được thành công này là nhờ Chi nhánh Hoàn Kiếm
có thay đổi về công tác thẩm định hồ sơ và tăng cường công tác thu hồi nợ nên giảm tỷ lệ nợ xấu của TTD. Mặc dù giảm nhưng con số rủi ro trong HĐKD thẻ tín dụng vẫn còn cao chiếm 4,27% (tính ở năm 2020) doanh thu từ HĐKD thẻ tín dụng. Vì vậy, Vietcombank Hoàn Kiếm kiến nghị với Vietcombank nhằm nâng cấp hệ thống công nghệ nhằm giảm rủi ro trong HĐKD thẻ tín dụng.
2.2.1.9. Tỷ lệ thẻ tín dụng không kích hoạt
Bảng 2.12: Tỷ lệ thẻ tín dụng không kích hoạt tại Vietcombank Hoàn Kiếm giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: Phần trăm
Trong giai đoạn 2016 – 2018, Vietcombank vẫn giữ chính sách nhận thẻ tín dụng tại quầy, cùng với đó là số lượng khách hàng mở thẻ giai đoạn này tại Chi nhánh Hoàn Kiếm đều là những khách hàng thực sự có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng vì vậy tỷ lệ thẻ tín dụng không kích hoạt tại VCB Hoàn Kiếm luôn duy trì ở mức thấp lần lượt trong 3 năm từ 2016 đến 2018 là 0,6%, 1,5% và 1,2%. Nhưng sang đến giai đoạn 2019 – 2020 tỷ lệ thẻ tín dụng không kích hoạt tại Vietcombank tăng lên 3,7% vào năm 2019 và 2,6% vào năm 2020 nguyên nhân là do Vietcombank triển khai thử nghiệm chương trình gửi thẻ tín dụng qua đường bưu điện đến tận tay khách hàng nên tỷ lệ thẻ tín dụng không kích hoạt của Chi nhánh tăng lên nguyên nhân là do khách hàng khi chưa sử dụng thẻ lo sợ khi thẻ kích hoạt bị trừ phí và có thể bị nhiều rủi ro bị tội phạm lợi dụng nên chưa kích hoạt ngay mà thường chờ đến khi sử dụng mới kích hoạt.
Tỷ lệ thẻ chưa kích hoạt tại VCB Hoàn Kiếm vẫn ở con số nhỏ nhưng khi Vietcombank triển khai gửi thẻ tín dụng qua đường bưu điện đến tận tay khách
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tỷ lệ số lượng thẻ
tín dụng không kích hoạt
0,6% 1,5% 1,2% 3,7% 2,6%