Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG tác bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG KHI NHÀ nước THU hồi đất tại một số dự án TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 34 - 37)

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

1.2.3. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

1.2.3.1. Tác động của việc đo đạc, lập bản đồ địa chính

Việc điều tra, đo đạc thành lập bản đồ địa chính là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai là cơ sở pháp lý để xác định các thông tin ban đầu về thửa đất, giúp cho việc xác định ranh giới, diện tích, loại đất được bồi thường. Tuy nhiên, do kinh phí phục vụ cho việc đo đạc rất lớn nên tiến độ thực hiện công tác này ở đa số các địa phương rất chậm; một số địa phương đã được đo đạc nhưng không chỉnh lý biến động thường xuyên nên mỗi khi thực hiện dự án phải tiến hành chỉnh lý hoặc đo đạc lại bản đồ thì mới có tài liệu phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng.

1.2.3.2. Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là cơ sở pháp lý và khoa học để phân loại đất đai theo mục đích sử dụng chính nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai.

Như vậy, nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, là căn cứ để phê duyệt phạm vi, diện tích, quy mô thực hiện các dự án làm căn cứ để xác định phạm vi thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

1.2.3.3. Tác động của việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất

Đất đai là một đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước nên các văn bản pháp luật có liên quan cũng phải thường xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý; đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản và áp dụng đồng bộ cho tất cả các dự án. Tuy nhiên, hiện nay còn có sự mâu thuẫn giữa các văn bản, việc áp dụng các văn bản pháp luật giữa các địa phương chưa thống nhất gây ra những khiếu kiện do giá trị bồi thường ở các dự án không công bằng.

1.2.3.4. Tác động của công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đăng ký, thống kê đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ là nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai để nắm chắc nguồn tài nguyên đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội; ngặn chặn các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất và tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Thực hiện tốt công tác này giúp cho việc xác định đúng đối tượng và loại đất được bồi thường.

1.2.3.5. Tác động của công tác thanh tra kiểm tra

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là nội dung liên quan đến quyền lợi của người bị thu hồi đất và người thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp người thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã cấu kết với người bị thu hồi đất để bồi thường khống hoặc bồi thường cho những trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường nhằm thu lợi bất chính. Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện ra các sai phạm để có sự uốn nắn, sử lý kịp thời các vi phạm trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 1.2.3.6. Tác động của công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo

Kết quả thống kê của cơ quan thanh tra Nhà nước cho thấy hơn 70% số vụ tranh chấp, khiếu nại tố cáo hàng năm là thuộc lĩnh vực đất đai; trong đó liên quan đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trong việc quản lý và sử dụng đất đai nhằm đảm bảo hài hoà quyền lợi của nhà nước, quyền lợi của nhà đầu tư và người

sử dụng đất bị thu hồi; tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, ổn định an ninh trật tự xã hội và xây dựng mối đoàn kết trong nhân dân.

1.2.3.7. Tác động của công tác phân loại đường, khu vực vị trí và giá đất Giá trị quyền sử dụng đất của mỗi thửa đất phụ thuộc vào loại đất, vị trí thửa đất và các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của thửa đất. Mặt khác, việc bồi thường giá trị quyền sử dụng đất khi thu hồi đất phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Do vậy, việc phân loại đường, khu vực, vị trí và giá đất hợp lý sẽ làm giảm sự mất công bằng khi thực hiện bồi thường là nguyên nhân gây ra các khiếu kiện trong quá trình thu hồi đất.

1.2.3.8. Tác động của yếu tố pháp chế

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, là sự đòi hỏi của các cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân phải thực hiện đúng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong đời sống xã hội. Luật Đất đai quy định người bị thu hồi đất có quyền khiếu nại quyết định bồ thường nhưng vẫn phải thực hiện việc giải phóng mặt bằng bàn giao đất thu hồi cho nhà nước. Trường hợp người bị thu hồi đất cố tình không bàn giao đất thì nhà nước sẽ thực hiện biện pháp cưỡng chế thu hồi đất. Việc tăng cường pháp chế trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời cũng đòi hỏi cán bộ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất.

1.2.3.9. Tác động trong việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng không chỉ là trách nhiệm của tổ chức thực hiện bồi thường và chủ đầu tư mà là trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Ngoài việc tuyên truyền, giải thích, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho người sử dụng đất hiểu thì các tổ chức có liên quan còn có trách nhiệm vận động hoặc cưỡng chế người dân thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng. Do đó sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này và để người dân tin vào chính sách của Đảng vào Nhà nước.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG tác bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG KHI NHÀ nước THU hồi đất tại một số dự án TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)