CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, thành phố Tuyên Quang đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất và tinh thần. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2009-2011 đạt 13,31%/năm, năm 2011 đạt 13,28%.
Bảng 3.1: Thực trạng phát triển kinh tế của thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng Số
TT Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Cơ cấu
(%) Giá trị Cơ cấu
(%) Giá trị Cơ cấu (%) 1 Công nghiệp, xây dựng 400.971 37,06 456.096 36,96 536.013 36,3 2 Thương mại, dịch vụ 619.958 57,30 711.416 57,65 866.776 58,70 3 Nông, lâm, thuỷ sản 61.022 5,64 66.514 5,39 73.831 5,0
Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng các năm của UBND thành phố Tuyên Quang [26].
Cơ cấu kinh tế của thành phố đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại và dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Năm 2011 cơ cấu kinh tế của thành phố như sau:
+ Thương mại và dịch vụ: 58,70%.
+ Công nghiệp và xây dựng: 36,30%.
+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 5,00%.
- Về thương mại, dịch vụ:
+ Thương mại - dịch vụ của thành phố trong những năm qua có sự phát triển nhanh chóng, chiếm 58,70% trong tổng cơ cấu kinh tế của thành phố, đạt mức tăng bình quân giai đoạn 2009-2011 là 18,19%/năm.
Thành phố đã đầu tư, nâng cấp và sắp xếp lại hoạt động của chợ Tam Cờ, chợ Phan Thiết nhằm tăng lượng hàng hóa và quy mô kinh doanh trở thành chợ trung tâm cung cấp hàng hóa cho các địa phương trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã hoàn thành đưa vào sử dụng 3 trung tâm thương mại là: Trung tâm thương mại Công ty cổ phần khoáng sản Tuyên Quang, Trung tâm thương mại chợ Phan Thiết, Trung tâm thương mại điện tử Vũ Công; các chợ xã cũng được đầu tư nâng cấp bảo đảm phục vụ nhu cầu của nhân dân.
+ Du lịch: Thành phố Tuyên Quang có nhiều cảnh quan sinh thái đẹp như Núi Dùm, soi Châu, và nhiều di tích lịch sử - văn hóa như thành nhà Mạc, thành nhà Bầu, bến Bình Ca, đền Mỏ than, đền Hạ, đền Thượng, đền Mẫu, đền Cảnh Xanh, đền Cấm, chùa An Vinh, chùa Hương Nghiêm... liền kề có suối khoáng Mỹ Lâm, hồ Ngòi Là (thuộc huyện Yên Sơn, cách trung tâm thành phố 14 km). Đây là tiềm năng phát triển du lịch phong phú, với 3 loại hình du lịch là thăm quan truyền thống văn hoá lịch sử, sinh thái nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh.
Hiện nay thành phố đang tiếp tục quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch núi Dùm tại phường Nông Tiến và xã Tràng Đà; khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại soi Châu tại phường Hưng Thành nằm trong trọng điểm chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
Trên địa bàn thành phố có 19 khách sạn, 26 nhà nghỉ và 58 nhà hàng. Lượng khách du lịch đến thành phố đạt bình quân gần 176.000 lượt khách/năm.
+ Tài chính: Năm 2011, tổng thu ngân sách thành phố là 374.733 triệu đồng (trong đó: thu phí, lệ phí và các khoản thu khác là 164.138 triệu đồng); chi ngân sách địa phương 307.404 triệu đồng. Trên địa bàn thành phố có các ngân hàng lớn đang hoạt động như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội đã đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của các tổ chức, cá nhân.
- Công nghiệp, xây dựng: Thành phố có khu công nghiệp Long Bình An với quy mô 170 ha, đã triển khai giai đoạn 1 là 107 ha; có những doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất tại khu công nghiệp như: nhà máy luyện gang của Công ty khai khoáng Phú An, tổng mức đầu tư 12,855 tỷ đồng; nhà máy hợp kim sắt của Công ty Cổ phần khoáng sản và cơ khí Hà Nội, tổng mức đầu tư 21 tỷ đồng; xưởng sản xuất, gia công thép cơ khí của Công ty TNHH Chính Hoà, tổng mức đầu tư 7,2 tỷ đồng;
nhà máy nước Long Bình An của Công ty Cổ phần nước sạch và môi trường Việt Nam, tổng mức đầu tư 31,334 tỷ đồng; nhà máy sản xuất phôi thép của Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên, tổng mức đầu tư trên 270 tỷ đồng… và điểm công nghiệp - thủ công nghiệp tại tổ 16, phường Nông Tiến. Ngoài ra có một
số nhà máy, xí nghiệp và nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn phường Ỷ La, Tân Hà và các xã An Tường, Tràng Đà. Ngành công nghiệp chính trên địa bàn là chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác, chế biến khoáng sản. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2011 trên địa bàn thành phố đạt 1.106,223 tỷ đồng (theo giá trị cố định năm 1994), tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2009-2011 là 12,28%/năm .
- Nông, lâm, thuỷ sản: Nông nghiệp thành phố chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế (năm 2011 là 5,00%), nhưng đã có bước chuyển mạnh trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, với các mô hình trang trại, vùng chuyên canh cây ăn quả, rau, hoa, lúa đặc sản có giá trị kinh tế cao [26].
3.1.2.2. Điều kiện xã hội
* Dân số: Dân số của thành phố Tuyên Quang đến ngày 31/12/2011 là 108.151 người (dân số thực tế thường trú 93.525 người, dân số quy đổi 14.626 người) với 13 đơn vị hành chính. Trong đó dân số nội thành là 71.961 người; dân số ngoại thành 36.190 người. Mật độ dân số năm 2011 là 784 người/km2.
* Cơ cấu lao động: Tổng số lao động trong độ tuổi toàn thành phố tính đến ngày 31/12/2011 là 60.043 người, trong đó số lao động trong độ tuổi tại khu vực nội thành là 35.966 người. Lao động đã qua đào tạo là 13.809 người; trong đó đào tạo ở giáo dục nghề nghiệp là 2.402 người, có trình độ trung học chuyên nghiệp là 4.803 người, trình độ cao đẳng là 3.002 người, trình độ đại học và trên đại học là 3.602 người. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là: 55.840 người. lao động nông nghiệp là: 8.488 người; Lao động phi nông nghiệp là: 47.352 người; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là: 84,8% [26].
Bảng 3.2. Diện tích tự nhiên và dân số thành phố Tuyên Quang năm 2011 STT Tên đơn vị hành
chính
Diện tích tự nhiên (ha)
Dân số thực tế
thường trú Số thôn, xóm, tổ nhân dân
1 Phường Minh Xuân 181,48 8.240 40
2 Phường Phan Thiết 125,92 8.893 35
3 Phường Tân Quang 127,87 9.767 35
4 Phường Tân Hà 506,62 6.519 28
5 Phường Hưng Thành 445,88 4.377 22
6 Phường Ỷ La 386,09 3.899 13
7 Phường Nông Tiến 1.271,93 5.237 19
8 Xã Tràng Đà 1.324,76 6.468 16
9 Xã An Tường 1.171.43 10.024 30
10 Xã Lưỡng Vượng 1.199,86 7.210 16
11 Xã An Khang 1.335,38 3.188 12
12 Xã Thái Long 1.237,95 6.251 10
13 Xã Đội Cấn 2.605,83 11.484 20
Tổng cộng 11.921,00 93.525 296