CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đánh giá tác động về bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống của các
3.4.1. Tác động đến kinh tế
3.4.1.1. Dự án xây dựng khu dân cư Tân Phát
Dự án thu hồi chủ yếu là đất công ích do phường Ỷ La quản lý, chỉ thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản của 01 hộ gia đình với loại đất nuôi trông thuỷ sản. Sau khi thu hồi đất, hộ gia đình đã sử dụng nguồn vốn từ số tiền bồi thường để phát triển dịch vụ nên thu nhập đã được tăng lên. Đối với 19 hộ thuê đất công ích của phường đã được bồi thường vật kiến trúc, hoa màu với số tiền là 359.804.537 đồng. Do các hộ này vẫn còn diện tích đất nông nghiệp được giao đất theo Nghị định 64/CP, các hộ đã sử dụng kinh phí bồi thường này tiếp tục đầu tư trên diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng nên không ảnh hưởng tới thu nhập sau thu hồi đất. Đối với kinh phí bồi thường đất công ích, phường Ỷ La đã sử dụng nguồn kinh phí này cùng với
nguồn nhân dân đóng góp, nhà nước hỗ trợ xi măng xây dựng tuyến đường Đoàn Kết nối liền các tổ nhân dân và kiên cố hoá đường nội đồng tạo điều kiện thuận lợi về sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong khu vực thu hồi đất.
Như vậy, sau thu hồi đất trên địa bàn phường Ỷ La đã có một quỹ đất sạch tạo điều kiện để phát triển, chỉnh trang đô thị đưa phường Ỷ La từ một phường mới được thành lập có cơ hội chuyển đổi tăng tỷ trọng về dịch vụ trong phát triển kinh tế.
3.4.1.2. Dự án xây dựng, cải tạo đường Minh Thanh.
Do dự án mở rộng đường trên đường hiện có nên diện tích thu hồi của các hộ không lớn so với diện tích các hộ đang quản lý, sử dụng. Đối với các hộ có nhà, công trình bị ảnh hưởng do thu hồi đất chủ yếu sử dụng tiền bồi thường để sửa chữa nhà cửa và mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình.
Sau khi nhà nước thi công xong công trình đường Minh Thanh đã tạo ra một tuyến phố đẹp, có đầy đủ hệ thông cơ sở hạ tầng như: đường bê tông rộng, có hệ thống điện sinh hoạt, điện chiếu sáng, cấp nước, thoát nước ...nên đã làm giá trị quyền sử dụng đất đã tăng lên so với trước khi thu hồi đất. Mặt khác, đa số các hộ sử dụng đất hai bên đường Minh Thanh có diện tích lớn, chiều rộng bám mặt đường dài nên các hộ đã thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tạo ra nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế. Do vậy, nhiều hộ có thu nhập lớn hơn so với trước khi thu hồi đất chiếm tỷ lệ 78,26% số người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, do mặt bằng dân trí không đồng đều nên vẫn còn có hộ sử dụng tiền được bồi thường không có hiệu quả như cho vay lãi nhưng không có khả năng thu hồi nợ, chi tiêu chủ yếu cho nhu cầu cá nhân nên đời sống còn có nhiều khó khăn.
3.4.1.3. Dự án xây Kè bảo vệ bờ sông Lô
Dự án thu hồi đất của các hộ ven sông Lô dọc theo trục đường Chiến thắng sông Lô. Các hộ sử dụng đất trên phạm vi thu hồi đất có nguồn gốc trước kia là các hộ sống trên nhà bè, nghề nghiệp chủ yếu là đánh bắt cá và khai thác cát, sỏi trên sông Lô. Để ổn định cuộc sống, các hộ đã làm nhà trên phần đất ven bờ sông Lô để thuận tiện cho việc mưu sinh cuộc sống dưới nước và có chỗ ở trên bờ cho con cái đi học. Trước khi thu hồi đất, đa số các hộ dân có cuộc sống ít ổn định phụ thuộc và thu nhập hàng ngày, mức sống trung bình.
Đồng thời với việc thu hồi đất, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã xây dựng khu tái định cư để di chuyển các hộ ra khỏi vùng nguy hiểm ven sông Lô. Do vậy hầu hết các hộ đã sử dụng phần kinh phí được bồi thường để nộp tiền sử dụng đất để được giao đất tái định cư và xây dựng nhà ở tại khu tái định cư mà không sử dụng để phát triển kinh tế cho nên hầu hết các hộ bị thu hồi đất vẫn giữ nguyên mức sống như trước khi bị thu hồi đất.
Bảng 3.11: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất
Chỉ tiêu
Khu dân cư Tân Phát
Cải tạo đường Minh Thanh
Kè bảo vệ bờ sông Lô Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ 01 100 46 100 17 100
Số hộ có thu nhập
cao hơn 01 100 36 78,26 2 11,76
Số hộ có thu nhập
không đổi 0 0 8 17,39 14 82,35
Số hộ có thu nhập
kém đi 0 0 2 4,35 1 5,89
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2011) 3.4.2. Tác động đến xã hội
Việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của toàn xã hội và cá nhân người bị thu hồi đất cũng được hưởng lợi từ các công trình hạ tầng mới được xây dựng. Tuy nhiên, khi thu hồi đất đã làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày của người bị thu hồi đất, làm phát sinh nhiều vấn đề mà trước khi bị thu hồi đất không sảy ra. Do vậy, việc thu hồi đất cũng tác động không nhỏ đến tình hình xã hội ở khu vực thu hồi đất nói chung và ở từng gia đình nói riêng.
Cụ thể như:
* Về tình hình an ninh trật tự xã hội:
Qua kết quả điều tra thực tế cho thấy đa số người dân đều cho rằng tình hình an ninh trật tự của khu vực bị thu hồi đất đều tốt hơn trước. Nguyên nhân là do sau khi thu hồi đất, các chủ dự án đã tiến hành xây dựng các công trình xây dựng trên
đất thu hồi xoá đi các tụ điểm trước đây là nơi hoạt động của các đối tượng tệ nạn xã hội như ma tuý, trộm cắp, mại dâm...Bên cạnh đó, cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước khi thu hồi đất đa số các hộ dân cũng đã thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm với điều kiện sống mới; chuyển đổi nghề nghiệp sang các công việc ổn định hơn nên cũng giảm bớt các đối tượng thường xuyên gây mất trật tự, an ninh trong nội bộ cộng đồng người bị thu hồi đất. Trong quá trình lập hồ sơ thu hồi đất đã xác định rõ ranh giới sử dụng đất của các hộ gia đình, các tranh chấp về đất đai giữa các hộ liền kề đã được xem xét, sử lý, giải quyểt nên người bị thu hồi đất đã có thay đổi trong mối quan hệ hàng xóm, láng giềnh;
Bảng 3.12: Tình hình an ninh trật tự xã hội sau khi thu hồi đất
STT Chỉ tiêu
Khu dân cư Tân Phát
Cải tạo đường Minh Thanh
Kè bảo vệ bờ sông Lô Tổng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ 01 100 46 100 17 100
1 An ninh trật tự xã hội tốt
hơn 01 100 35 76,09 14 82,35
2 An ninh trật tự xã hội
không đổi 8 17,39 2 11,76
3 An ninh trật tự xã hội
kém đi 3 6,52 1 5,89
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2011)
Tuy nhiên, trong công tác bồi thường còn có những trường hợp chưa đảm bảo công bằng giữa giá trị bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, nhất là việc công khai, xin ý kiến để xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường đã làm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân làm mất ổn định trật tự, xã hội tại địa phương. Một số người bị thu hồi đất có các kiến nghị, đề nghị trong việc bồi thường nhưng chưa được tuyên truyền giải thích, chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm nên đã có hành vi cản trở các chủ đầu tư tiến hành xây dựng công trình;
gây rối trật tự tại nơi thực hiện dự án.
* Về quan hệ nội bộ gia đình:
Sau khi bị thu hồi đất, đa số người bị thu hồi đất đã nhận được một khoản
tiền bồi thường từ nhà nước để chi trả cho các thiệt hại về đất đai, tài sản và hỗ trợ ổn định sản xuất cho người bị thu hồi đất. Đồng thời với việc nhận tiền bồi thường, người bị thu hồi đất cũng phát sinh những công việc cần phải giải quyết như phải xây dựng lại nhà cửa, tìm việc làm mới phù hợp với nơi ở mới, sử dụng hợp lý tiền bồi thường cho nhiều nhu cầu của cuộc sống nên quan hệ trong nội bộ gia đình của người bị thu hồi đất cũng bị ảnh hưởng.
Bảng 3.13: Quan hệ nội bộ gia đình của các hộ dân sau khi thu hồi đất
STT Chỉ tiêu
Khu dân cư Tân Phát
Cải tạo đường Minh
Thanh
Kè bảo vệ bờ sông Lô Tổng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ 01 100 46 100 17 100
1 Số hộ có quan hệ tốt hơn 01 100 40 86,95 10 58,82 2 Số hộ có quan hệ không đổi 6 13,05 5 29,41
3 Số hộ có quan hệ kém đi 0 0 2 11,77
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2011)
Các mâu thuẩn phát sinh chủ yếu trong nội bộ hộ gia đình bị thu hồi đất chủ yếu liên quan đến các quan điểm khác nhau trong việc xây dựng nhà tại nơi tái định cư; do thay đổi phong tục tập quán, cách sống, mối quan hệ giữa nơi ở cũ và nơi ở mới; do không thống nhất việc sử dụng tiền bồi thường vào các nhu cầu cuộc sống của từng cá nhân trong gia đình và việc phân chia tiền được bồi thường đối với các cá nhân có chung quyền lợi về giá trị đất, tài sản được bồi thường.
3.4.3. Ý kiến định hướng của người dân về công tác bồi thường:
Qua điều tra các hộ cho thấy đa số các hộ bị thu hồi đất đều đồng tình và xác định việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng là một công việc cần thiết, không tránh khỏi trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích giữa nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ dự án đầu từ thì công tác giải phóng mặt bằng cần phải có các giải pháp thực hiện đảm bảo đồng bộ và thống nhất giữa các địa phương và các dự án trong một địa phương. Đó là:
- Do hiệu quả sử dụng đất, giá trị sản phẩm mang lại trên một diện tích đất nông nghiệp giữa các vùng miền, giữa đô thị và nông thôn có sự chênh lệch nhưng không lớn nên cần thống nhất về các chính sách bồi thường, hỗ trợ và giá trị được bồi thường đất nông nghiệp giữa các địa phương và giữa đô thị với nông thôn.
- Việc nhà nước chỉ thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế; không thu hồi đất để giao đất cho các chủ dự án là tổ chức kinh tế mà các tổ chức này phải nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đã tạo ra mất công bằng, bình đẳng giữa giá trị bồi thường về đất của người bị thu hồi đất và giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Tạo điều kiện để người dân được tham gia ý kiến vào quy mô, vị trí và các giải pháp thực hiện dự án ngay khi lập dự án để tư vấn các vấn đề cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng như: phạm vi thực hiện dự án, vị trí xây dựng khu tái định cư, diện tích lô đất và các hạng mục công trình công cộng phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, tôn giáo... và điều kiện kinh tế của các hộ trong khu vực bị thu hồi đất.
- Việc thu hồi đất thực hiện dự án cần phải bảo vệ, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đảm bảo vệ sinh môi trường gắn với phát triển bền vững.