Một số hạn chế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG tác bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG KHI NHÀ nước THU hồi đất tại một số dự án TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 95 - 99)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5.1.2. Một số hạn chế

Trong quá trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố còn có một số tồn tại, hạn chế như:

- Về nhận thức và ý thức chấp hành việc giải phóng mặt bằng: Một số người bị thu hồi đất không nhận tiền bồi thường, không thực hiện việc giao đất cho Nhà nước xây dựng công trình và có tư tưởng chống đối việc thu hồi đất của nhà nước.

Số hộ này tuy không nhiều nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng của những người cùng bị thu hồi đất và làm chậm tiến độ, kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tham gia thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các cấp, các ngành và các đoàn thể còn hạn chế: Một số chính quyền cấp xã có đất bị thu hồi còn xem việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là trách nhiệm của chủ đầu tư, Trung tâm phát triển quỹ đất và Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố. Một số cán bộ tham gia làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thực sự sâu sát với công việc; trình độ, năng lực chuyên môn về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn hạn chế. Các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh … chưa tích cực tham gia vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên của mình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

- Do công tác quản lý đất đai của địa phương nhiều năm trước đây chưa chặt chẽ; chậm thực hiện việc đo đạc bản đồ; công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính còn hạn chế và đặc biệt là việc sử lý ngăn chặn các trường hợp vi phạm pháp

luật về đất đai như lấn, chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích gây khó khăn trong việc xác định chính xác các đối tượng được bồi thường và loại đất được bồi thường.

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ còn mâu thuẫn, bất cập làm cho người sử dụng đất có sự so sánh đòi hỏi sự công bằng trong việc xác định giá trị được bồi thường, hỗ trợ:

* V giá bi thường đất: Mặc dù hàng năm UBND tỉnh đã ban hành giá đất nhưng trên một tuyến phố có cùng loại đường, vị trí; trong một khu dân cư có cùng khu vực, vị trí sẽ có sự khác nhau về lợi thế giữa các thửa đất bị thu hồi nên có sự chênh lệch so với giá chuyển nhượng thực tế nhưng được bồi thường cùng một giá đất.

* V xác định cp, loi nhà để bi thường: UBND tỉnh đã có phân loại nhà theo từng cấp và mỗi cấp phân thành nhiều loại. Tuy nhiên, do việc xây dựng nhà của người dân rất đa dạng nên khó khăn trong việc xác định cấp, loại nhà với trường hợp có các chỉ tiêu nằm giữa các cấp, các loại nhà theo quy định.

* V vic xác định din tích đất được bi thường: Theo quy định tại Điều 87 Luật Đất đai và Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì diện tích đất ở được bồi thường phụ thuộc vào giấy tờ về quyền sử dụng đất của người bị thu hồi đất. Do vậy, với các trường hợp người bị thu hồi đất đã sử dụng từ lâu nhưng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và có diện tích xây dựng nhà ở và các công trình lớn nhưng chỉ được bồi thường diện tích đất ở theo hạn mức là không phù hợp.

* Các chính sách h tr có mâu thun:

+ Mâu thuẫn về giá trị bồi thường, hỗ trợ giữa đất ở và đất nông nghiệp:

Đối với những khu vực thu hồi đất ở các xã có giá đất ở thấp (giá đất ở nhỏ hơn 4 lần giá đất nông nghiệp) thì giá trị bồi thường đất nông nghiệp và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm bằng 3 lần giá đất nông nghiệp sẽ lớn hơn giá trị bồi thường đất ở đối với cùng một diện tích bị thu hồi.

+ Mâu thuẫn về việc xác định giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi khi hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư: Việc xác định giá đất ở trung bình của khu vực thu hồi đất được xác định theo giá đất ở trong địa giới hành chính cấp xã. Trong thực tế

thì các xã, phường có giá đất ở khác nhau nên giá đất ở trung bình để hỗ trợ đất nông nghiệp cũng khác nhau. Do đó, sẽ có nhiều giá đất ở trung bình khi thực hiện bồi thường ở các công trình có diện tích thu hồi nằm trên địa bàn nhiều xã, phường gây mất công bằng khi hỗ trợ đất nông nghiệp trong cùng một dự án.

+ Mâu thuẫn về hỗ trợ đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư được hỗ trợ bằng 35%

giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi nhưng diện tích được hỗ trợ tối đa không quá 04 lần hạn mức giao đất ở. Đối với đất nông nghiệp khác thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 03 lần giá đất nông nghiệp. Do vậy, người bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư có diện tích thu hồi nhiều và giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi thấp thì giá trị được hỗ trợ thấp hơn so với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm nên người bị thu hồi đất yêu cầu được nhà nước hỗ trợ bằng 03 lần giá đất nông nghiệp đối với phần diện tích bị thu hồi lớn hơn 04 lần hạn mức giao đất ở.

+ Mâu thuẫn về diện tích đất nông nghiệp được hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trên địa giới hành chính phường: Trên địa bàn thành phố có một số phường mới được thành lập từ các xã trước đây; việc sử dụng đất nông nghiệp của các hộ được giao theo Nghị định 64/NĐ-CP với diện tích đất giao cho các hộ được tính theo nhân khẩu nhưng diện tích đất nông nghiệp được hỗ trợ cho các hộ đều không quá 04 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương nên chưa tạo được sự công bằng giữa những hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất được giao khác nhau. Các hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp được giao lớn yêu cầu được hỗ trợ đất nông nghiệp tính theo số nhân khẩu tại thời điểm được giao đất.

3.5.2. Đề xuất các giải pháp thực hiện công tác GPMB ở thành phố Tuyên Quang.

3.5.2.1. Các giải pháp chung:

* V chính sách bi thường

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng để khắc phục các tồn tại, mâu thuẫn trong quá trình thực hiện; bổ

sung các quy định liên quan đến chính sách bồi thường đảm bảo được các yếu tố:

thống nhất, phù hợp và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục rà soát để sửa đổi, ban hành các quy định về thực hiện các chính sách về bồi thường, quy trình về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường đảm bảo các quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể của địa phương.

* Bi thường v đất và tài sn trên đất b thu hi

Về cơ bản chính sách bồi thường đã được phần lớn người dân khi bị thu hồi đất chấp nhận nhưng cũng có lúc, có nơi giá đất, giá vật kiến trúc, hoa màu được bồi thường vẫn còn thấp so với giá thị trường. Vì vậy, cần phải có các quy định để việc xác định giá đất và giá tài sản trên đất linh hoạt đảm bảo việc bồi thường đất và tài sản trên đất bị thu hồi sát với giá thị trường. Chỉ đạo các chủ đầu tư bắt buộc phải xây dựng các khu tái định cư đồng thời với việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để giải quyết chỗ ở cho người thu hồi đất không còn nhà ở; giải quyết hài hoà các lợi ích trước, trong và sau giải phóng mặt bằng cho người có đất bị thu hồi.

Trong quá trình giải phóng mặt bằng phải chú trọng đến tính nhân văn, tính lịch sử, phong tục tập quán, tôn giáo, dân tộc của khu vực thu hồi đất.

* Chính sách h tr

Cần có các giải pháp đồng bộ để người bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn trước khi thu hồi đất, tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, ổn định. Đây không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương. Cần có những chính sách hỗ trợ, tạo môi trường cho người bị thu hồi đất sớm ổn định cuộc sống như: hỗ trợ tạo lập nghề mới thông qua phát triển các làng nghề truyền thống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề bằng tiền hoặc bằng đào tạo trong các trường, trung tâm dạy nghề để được làm việc trong các dự án trên đất thu hồi của họ.

* Nâng cao năng lc ca các t chc thc hin công tác GPMB.

Tiếp tục hoàn thiện nâng cao năng lực cho Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố về con người, trang thiết bị và kinh phí để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Thường xuyên trau dồi đạo đức, tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ tham gia công tác giải phóng mặt bằng để đảm bảo tính trung thực chính xác của

việc xác định giá trị bồi thường cho người bị thu hồi đất từ lúc kiểm kê, họp xét bồi thường và lập dự toán bồi thường; giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng; hạn chế khiếu kiện làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện dự án.

Tăng cường sự phối hợp của chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc giải thích, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện việc nhận tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng bàn giao đất thu hồi cho nhà nước.

* Gii quyết dt đim nhng tn đọng trong vic thc hin chính sách thu hi đất kết hp vi vic gii quyết khiếu ni v đất đai và thu hi đất

Tập trung giải điểm các khiếu nại, kiến nghị đề nghị của nhân dân đối với việc thu hồi đất của các dự án trước đây nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất và tính nghiêm minh của pháp luật. Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với các trường hợp cố tình chống đối không nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho nhà nước để không làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng của người bị thu hồi đất ở các công trình sau. Tuy nhiên, việc cưỡng chế thu hồi đất phải được nghiên cứu kỹ có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn và cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm tránh sảy ra những việc làm vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG tác bồi THƯỜNG, GIẢI PHÓNG mặt BẰNG KHI NHÀ nước THU hồi đất tại một số dự án TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)