Chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2008 (Trang 23 - 29)

Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1.2. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm 1997 - 2000

1.2.1. Chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng cộng sản Việt Nam

Phát triển nông nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KTXH đặc biệt ở những quốc gia đi lên từ điểm xuất phát thấp như Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề nông nghiệp luôn được Đảng đặt lên vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của mọi giai đoạn lịch sử. Đặc biệt là trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

Về bản chất “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [39, tr.554]. Như vậy, có thể thấy mục tiêu của quá trình CNH, HĐH là nâng cao hiệu quả KTXH, giữ nhịp độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Việt Nam là một quốc gia có đến gần 80% dân số nông thôn, gần 70% lực lượng lao động xã hội làm việc trong nông nghiệp, tạo ra gần 1/3 tổng sản phẩm trong nước và hơn 40% giá trị xuất khẩu hàng năm nên nông nghiệp có vai trò không thể thay thế trong sự nghiệp phát triển KTXH của đất nước.

CNH nông nghiệp, nông thôn là nội dung quan trọng nhất trong quá trình CNH đối với tất cả các quốc gia. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nước ta và vận dụng kinh nghiệm của các nước tiên tiến, Đảng đã khẳng định

18

phải đặc biệt coi trọng CNH nông nghiệp và nông thôn trong thời kì đầu của quá trình CNH. Nước ta tiến hành CNH trong điều kiện một nền kinh tế thuần nông, trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, chủ yếu là sản xuất tự cấp tự túc vì thế cần nhanh chuyển sang nền kinh tế nông - công nghiệp và dịch vụ, sản xuất nông sản hàng hóa, tạo cơ sở và tiền đề cho công cuộc CNH, HĐH đất nước. Mặt khác, nông nghiệp và nông thôn là khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng về đất đai và lao động - hai nguồn lực quan trọng để xây dựng, phát triển KTXH. Vì thế, sự nghiệp CNH, HĐH phải được bắt đầu từ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, ngay từ thập niên 60 của thế kỉ XX, Đảng đã xác định CNH là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ lên CNXH với đường lối CNH được xác định là xây dựng một nền kinh tế cân đối và hiện đại, lấy nông nghiệp làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến.

Quá trình CNH trong nông nghiệp, nông thôn lại được tiếp tục trong thời kì 1976 - 1980 được thực hiện với nội dung chủ yếu là cơ giới hóa đồng bộ và áp dụng các phương pháp công nghiệp trong trồng trọt và chăn nuôi.

CNH lúc đó được thực hiện theo công thức: cơ giới hóa + hợp tác xã quy mô lớn = sản xuất nông nghiệp lớn. Sau một thời gian thử nghiệm, mô hình này bộc lộ nhiều hạn chế. Từ thất bại đó, Đảng rút ra bài học là trong điều kiện của Việt Nam, CNH, HĐH không thể chỉ có cơ giới hóa khi chưa xử lí được các vấn đề khác.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 - dấu mốc đánh dấu quá trình đổi mới toàn diện tình hình KTXH của đất nước đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng hàng đầu của nông nghiệp trong việc đáp ứng những yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu sản

19

xuất hàng tiêu dùng với việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung vào ba chương trình mục tiêu là: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đại hội cũng chỉ rõ trong toàn bộ quá trình xây dựng CNXH không thể tách rời nông nghiệp với công nghiệp những tùy theo từng giai đoạn mà vị trí của hai lĩnh vực này có khác nhau.

Để tiếp tục đưa nông nghiệp phát triển, Đảng đã ra nhiều Nghị quyết đổi mới trong nông nghiệp. Đặc biệt là nghị quyết “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (thường gọi là Nghị quyết 10). Nghị quyết đề cập đến những nội dung:

Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp.

Củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế.

Đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp với 3 nội dung:

Về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là giao ruộng đất ổn định lâu dài trong khoảng 10 - 15 năm.

Về quan hệ quản lý là tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm hộ và hộ xã viên, đến người lao động và tổ, đội sản xuất.

Về quan hệ phân phối là xóa bỏ hạch toán và phân phối theo công điểm, hộ xã viên được quyền tự chủ về kinh tế, được hưởng trên dưới 40%

sản lượng khoán.

Quán triệt quan điểm coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH” và “Chiến lược ổn định phát triển KTXH đến năm 2000” của Đảng đã tiếp tục chủ trương phát triển nông nghiệp: “Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình KTXH, bước đầu đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu” [36, tr.311]. Tiếp đó, trên cơ sở đánh giá tình hình nông

20

nghiệp, Nghị quyết 5 khóa VII (tháng 6 năm 1993) đã chỉ ra hướng phát triển cho nông nghiệp: “Đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình CNH, HĐH đất nước, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu” [40, tr.55]. Như vậy, đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII, những quan điểm cơ bản về CNH, HĐH trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta theo tinh thần đổi mới của Đại hội VI, VII đã được phát triển lên một bước. Chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn được phát triển thành chủ trương CNH nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, nằm trong tổng thể quá trình CNH, HĐH đất nước. Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoa VII (1994) đã xác định rõ khái niệm CNH, HĐH và tiếp tục khẳng định những quan điểm, chủ trương cơ bản đồng thời nhấn mạnh phải quan tâm đến CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Điều này đã cho thấy nhiệm vụ cấp bách của nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đồng thời xác định nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước phải tăng cường chỉ đạo phát triển nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội và xuất khẩu, cung cấp ngày càng lớn về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế.

Những Nghị quyết Đại hội, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương các khóa VI, VII đã tập trung chủ yếu vào vấn đề đổi mới cơ chế quản lí. Những quan điểm, những kết quả đạt được của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1991 - 1995 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương, đường lối của Đảng đồng thời đã góp phần đưa nông nghiệp phát triển lên một bước đáng kể. Thông qua thực tiễn chỉ đạo, Đảng ngày càng bổ sung, hoàn chỉnh hơn chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trên cơ sở tổng kết những kết quả đạt được của chặng đường 10 năm đất nước tiến hành đổi mới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã

21

khẳng định: “Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho CNH đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” [39, tr.67-68]. Đại hội cũng nhận định nước ta chuyển sang thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH. Tiếp tục khẳng định và phát triển những quan điểm về CNH, HĐH được nêu ra từ các Đại hội, Hội nghị trước. Xác định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải được đặt lên hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước: “Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản” [39, tr.86].

Nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong nông nghiệp những năm còn lại của thập kỉ 90 được Đại hội xác định: “Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung cây chuyên canh có cơ cấu hợp lí về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong, ngoài nước” [39, tr.87].

Như vậy, đến Đại hội VIII, nhiệm vụ CNH, HĐH được Đảng xác định là phải đẩy nhanh, đẩy mạnh phù hợp với tình hình mới trong đó đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây là tiền đề cho quá trình CNH, HĐH theo hướng hiện đại.

Nghị quyết của Đại hội VIII được cụ thể hóa trong Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về “Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kì CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000”

đã chủ trương đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiếp đó, Hội nghị lần thứ 6 (1998) Ban Chấp hành trung ương khóa VIII đã bàn về nhiệm vụ KTXH năm 1999, xác định mục tiêu tổng quát về KTXH trong năm 1999 và đến năm 2000 là tiếp tục công cuộc đổi mới và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhất là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

22

Phải tập trung sức cao hơn nữa cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn làm cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển KTXH. Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH có vai trò cực kì quan trọng cả về trước mắt cũng như lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển KTXH, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN.

Tiếp đó, Nghị quyết 06 - NQ/TW tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị

“Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” đã đánh giá những thành tựu đồng thời chỉ ra những vấn đề cần giải quyết và khuyết điểm cần khắc phục trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết xác định mục tiêu là: đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, từng bước cải thiện cơ cấu và chất lượng bữa ăn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản qua chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn [40, tr.10].

Như vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một yêu cầu khách quan, nhiệm vụ cấp bách của thời kì đầu quá trình CNH, HĐH đất nước.

Trong đó, CNH nông nghiệp, nông thôn được xác định là một bộ phận quan trọng của quá trình này. Nội dung chủ yếu của quá trình này là đưa máy móc thiết bị và phương pháp sản xuất công nghiệp cùng các hình thức tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp tạo ra sự gắn bó giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác triệt để lợi thế của mỗi ngành, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu.

CNH, HĐH nông nghiệp chỉ là bộ phận, có vai trò quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH nông thôn. Vì thế, nội dung CNH, HĐH nông nghiệp được giới hạn trong phạm vi các vấn đề liên quan đến nông nghiệp bao gồm:

23

Phát triển nông nghiệp phục vụ CNH theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ sản xuất tự túc sang sản xuất nhiều hàng nông sản hàng hóa bằng cách phát triển toàn diện nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

CNH, HĐH chu trình sản xuất nông nghiệp từ sản xuất đến chế biến, lưu thông trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ nhằm tăng năng suất, tiến tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng sản lượng nông nghiệp phục vụ cho CNH.

Từ những quan điểm của Đảng có thể thấy việc thực hiện CNH, HĐH trong nông nghiệp phải thực hiện các chương trình thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Quy hoạch và phát triển vùng chuyên canh trên cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng của mỗi vùng. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, ưu tiên phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có quy mô xuất khẩu lớn, ổn định. Chú trọng phát triển cơ sở vật chất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và công nghệ chế biến để giảm hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Những quan điểm, chủ trương của Đảng đã được cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2008 (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)