Một số kinh nghiệm lịch sử

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2008 (Trang 97 - 103)

Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử

Trải qua hơn 10 năm sau ngày tái lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, nhân dân Bắc Ninh đã nỗ lực không ngừng, thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Từ thực tiễn lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu:

92

3.2.1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, Tỉnh ủy Bắc Ninh luôn quán triệt quan điểm của Đảng “coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”. Từ đó, đề ra những chính sách phù hợp với đặc điểm riêng của địa phương.

Chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH của Trung ương Đảng đã được Tỉnh ủy Bắc Ninh quán triệt cụ thể trong các Nghị quyết, Chỉ thị. Nông nghiệp, nông thôn được xác định là một chương trình kinh tế xã hội cần tập trung triển khai có hiệu quả. Tỉnh ủy chú trọng đến việc chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở ổn định lương thực, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đưa vụ đông lên thành vụ chính, mở rộng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày. Về chăn nuôi, với định hướng đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các chương trình trọng điểm như: chuyển những vùng đất trũng, năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, thực hiện các chương trình sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn.

Nhờ sự chỉ đạo trong từng lĩnh vực cụ thể và sự quan tâm của các cấp ủy, các ban ngành cùng sự nỗ lực của nông dân trong Tỉnh đã đưa nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng CNH, HĐH.

3.2.2. Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt vai trò lãnh đạo ở địa phương

Trải qua thực tiễn lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh không ngừng lớn mạnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng với ý nghĩa sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quan trọng quyết định cho mọi thắng lợi.

Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh luôn xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, được chú trọng thường xuyên và toàn diện.

Trong những năm 1997 - 2008, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng,

93

chỉnh đốn Đảng; thường xuyên củng cố hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đọa của Đảng bộ Tỉnh.

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cũng được coi trọng. Tỉnh ủy thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, tăng cường cán bộ trẻ có năng lực nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.

Các cấp ủy luôn làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập, thảo luận các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, xây dựng chương trình hành động, mở các lớp huấn luyện chính trị để nâng cao trình độ nhận thức, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng.

Thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình, thực hiện các chương trình bình xét đảng viên. Đưa sinh hoạt từ tổ đảng, chi bộ, đảng bộ vào nề nếp theo định kì với nội dung thiết thực.

Bên cạnh đó, phải thường xuyên quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, trong sạch từ tỉnh đến các cấp huyện, xã đặc biệt ở các thôn bởi mỗi khi có chủ trương, chính sách ở cấp trên thì các cán bộ, đảng viên ở các thôn mới chính là người truyền đạt và phổ biến đến nông dân. Trong tất cả các phong trào, vai trò gương mẫu, tiên phong của đảng viên cần được phát huy mạnh mẽ. Người cán bộ, đảng viên phải là người mạnh dạn trong việc xây dựng những nhân tố mới, mô hình mới để tạo lòng tin cho quần chúng.

Cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với chính quyền đoàn thể. Đảng bộ Tỉnh luôn xác định phải phối hợp với chính quyền, đoàn thể trong việc thực hiện cũng như giám sát việc thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc phải chăm lo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, phát huy vai trò, tính sáng tạo của các tổ chức hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh... Các tổ chức quần chúng này chính là nơi để chủ trương, chính sách của Đảng trực tiếp đến với quần chúng nhân dân.

94

3.2.3. Trong quá trình chỉ đạo phải xác định đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp từng địa phương

Trong hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy đảng, việc xác định đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Bởi có làm tốt điều này mới có thể tạo ra tiền đề đưa nông nghiệp phát triển.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp phải xác định được những vấn đề trọng tâm, trọng điểm không thể thiếu, những khâu then chốt để tập trung giải quyết dứt điểm. Những vấn đề trọng tâm cần được thông qua các Nghị quyết chuyên đề để tập trung giải quyết với sự cố gắng của toàn Đảng bộ và nhân dân.

Từ thực tiễn lãnh đạo phát triển nông nghiệp, Tỉnh ủy đã xác định nhiều nghị quyết chuyên đề, nhiều chương trình trọng tâm như Nghị quyết 06 cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, các chương trình kiên cố hóa kênh mương...những Nghị quyết, chương trình đó đã tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Trong quá trình chỉ đạo phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành. Đồng thời phải có sự kiểm tra, phát hiện kịp thời những biểu hiện sai lệch để có sự điều chỉnh.

3.2.4. Phát triển nông nghiệp phải xuất phát từ lợi ích, phát huy vai trò, sức mạnh tổng hợp của nông dân

Trong các thời kì, người nông dân là động lực chính của cách mạng.

Bước sang thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng luôn xác định và đánh giá tầm quan trọng trong việc phát huy vai trò của người nông dân.

Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh luôn thống nhất quan điểm “lấy dân làm gốc”. Trên cơ sở đó, Đảng bộ Tỉnh đã có nhiều biện pháp để phát huy được truyền thống cần cù, sáng tạo, ham học hỏi, năng động, dám nghĩ, dám làm của người nông dân trong lao động sản xuất xây dựng quê hương.

95

Những chủ trương thực sự xuất phát từ lợi ích của nông dân như: dồn điền đổi thửa, kiên cố hóa kênh mương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng... đã tạo thành những động lực mạnh mẽ cho nông dân yên tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, phải không ngừng phát huy tính sáng tạo của quần chúng nhân dân, hỗ trợ giúp đỡ và nuôi dưỡng các nhân tố năng động, sáng tạo xuất hiện trong các phong trào của quần chúng nhân dân.

Tinh thần đoàn kết trong công cuộc xây dựng quê hương, vươn lên chiến thắng cái đói, nghèo đã được phát huy cao độ. Đây chính là nguồn cội tạo nên sức mạnh, là cơ sở để khai thác tiềm năng sẵn có đưa kinh tế nông nghiệp của Tỉnh phát triển mạnh mẽ.

3.2.5. Đảng bộ các cấp phải đặc biệt coi trọng lãnh đạo ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất

Trong thời đại ngày nay khi mà những tiến bộ KHKT ngày càng có vai trò quan trọng, tạo nên bước đột phá trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, nông nghiệp không thể tách rời việc áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Một trong những nguyên nhân đưa đến sự phát triển mạnh của nông nghiệp ở Bắc Ninh trong thời gian qua là Đảng bộ Tỉnh đã không ngừng nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào tất cả các khâu của sản xuất nông nghiệp. Từ khâu làm đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong gieo trồng các giống lúa lai, ngô lai trong trồng trọt đến chăn nuôi các giống bò, lợn, gà... theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, hiện đại.

Với việc ứng dụng những tiến bộ đó đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều chỉ tiêu quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thực hiện.

Trong trồng trọt: việc lai tạo các giống cây trồng ngắn ngày, cho năng suất lao động cao đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích các cây rau màu vụ động với hiệu quả kinh tế cao.

96

Trong ngành thủy sản: phương thức công nghiệp được sử dụng rộng rãi để nuôi trồng ba ba, cá, tôm.

Trong chăn nuôi: những giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều làm tăng khối lượng thịt cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong Tỉnh cũng như cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thị trường các tỉnh lân cận.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều dự án mới về chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, trung tâm dịch vụ được triển khai. Trong tương lai không xa, điều này sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của nông nghiệp trong Tỉnh.

Trong quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp, Đảng bộ Tỉnh cũng luôn chú trọng việc nâng cao trình độ tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí chủ chốt. Tỉnh đã cử nhiều đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm về ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương khác. Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ đáng khích lệ.

Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong hơn 10 năm qua là những bài học quý giá giúp Đảng bộ và các cấp lãnh đạo Bắc Ninh tiếp tục hoàn thiện chủ trương, giải pháp phù hợp để đưa nông nghiệp của Tỉnh phát triển mạnh mẽ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh cũng như mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng.

Như vậy, trải qua hơn 10 năm sau ngày tái lập, nông nghiệp Bắc Ninh đã đạt được những kết quả quan trọng. Những thành tựu này là kết quả sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và nông dân trong Tỉnh. Tuy vậy, nông nghiệp Bắc Ninh vãn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Từ những bài học kinh nghiệm rút ra đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, xây dựng Đảng bộ vững mạnh, có đủ sức mạnh để đưa nông nghiệp Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2008 (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)