Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2008 (Trang 93 - 97)

Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.1. Một số nhận xét

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Những thành tựu mà nông nghiệp Bắc Ninh đạt được trong thời gian qua là kết quả sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và nông dân trong Tỉnh. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu nông nghiệp Bắc Ninh còn những tồn tại, hạn chế.

* Hạn chế

Một là, việc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện một số Nghị quyết của Đảng còn chậm và chưa hiệu quả.

Những chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH của Đảng còn chậm được thực hiện, nhiều mặt còn vướng mắc và chưa tìm được hướng đi. Chính vì vậy việc triển khai những chủ trương của Trung ương còn kém hiện quả.

Nhiều Nghị quyết, chủ trương của Tỉnh ủy khi thực hiện ở các địa phương, các ngành còn chậm và chưa đồng bộ. Chỉ đạo, điều hành ở một số cấp, ngành còn mang tính hành chính, mệnh lệnh. Nhiều chủ trương khi được triển khai xuống địa phương còn thiếu cụ thể, chưa bám sát được các nhiệm

88

vụ, mục tiêu, kế hoạch. Việc phát triển nông nghiệp của một bộ phận cấp ủy còn chưa sâu sát và hạn chế. Nhiều chính sách đã được ban hành nhưng việc hướng dẫn thực hiện của các sở, ban, ngành còn chậm. Những tồn tại, khuyết điểm trong chỉ đạo điều hành và thực hiện nhiệm vụ chưa được chỉ rõ và xử lí kịp thời, có hiệu quả nên chưa có tác dụng tích cực trong quá trình hoạt động của các cấp, ban ngành.

Chính sách dành cho nông nghiệp còn thiếu mạnh mẽ, chưa có quy hoạch tổng thể về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là vùng trung du miền núi. Các công trình đã được xác định đầu tư, có nhu cầu đầu tư thì thiếu vốn, thời gian giải ngân dài, không đáp ứng kịp yêu cầu sản xuất và nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Thứ hai, nông nghiệp Bắc Ninh vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao.

Mặc dù đã tiến hành dồn ô đổi thửa nhưng số thửa ruộng bình quân/hộ vẫn còn gần 4 thửa/ hộ, diện tích bình quân mỗi thửa là trên 500 m2. Đây là một khó khăn để tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh việc cơ giới hóa và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động cũng như sức cạnh tranh của nông sản.

Bắc Ninh sản xuất lúa nước 2 vụ/năm, tính thời vụ của cây trồng là một hạn chế lớn cho việc tổ chức vùng nguyên liệu cung cấp thường xuyên cho công nghiệp chế biến. Chính vì vậy, những năm qua công nghiệp chế biến nông sản còn phát triển chậm.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển biến chậm, thiếu bền vững. Nhìn chung cơ cấu nông nghiệp vẫn nặng về trồng trọt, nhẹ về chăn nuôi. Chăn nuôi luôn được xác định đưa thành ngành sản xuất chính nhưng do nhiều nguyên nhân nên chăn nuôi vẫn chỉ có một vị trí khiêm tốn trong nông nghiệp. Số lượng đàn gia súc, đặc biệt là gia súc lớn có sức tăng trưởng không ổn định. Ở nhiều địa phương chăn nuôi chưa vượt khỏi tính truyền thống để

89

trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Công tác quy hoạch chăn nuôi hầu như chưa được triển khai ở các huyện, chăn nuôi tự phát vẫn là chủ yếu.

Thứ ba, sức ép dân số và nhu cầu việc làm vẫn còn rất lớn, thu nhập bình quân đầu người trong nông thôn còn ở mức thấp, chất lượng nguồn lao động nông nghiệp chưa cao.

Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn còn thấp đã hạn chế sức tiêu thụ hàng công nghiệp, làm chậm tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm qua đã đạt kết quả tốt nhưng còn chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Hàng năm số lao động trong tỉnh tăng lên khoảng 3000 người cùng với số lao động thiếu việc làm tạo thành bài toán khó của Tỉnh trong việc cân đối lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật còn chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Đây là một khó khăn để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, đưa các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động.

Bốn là, cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, vấn đề đầu ra cho sản phẩm không ổn định.

Trong những năm qua, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp mặc dù đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào kiên cố hóa kênh mương nhưng hệ thống thủy lợi nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu tưới, tiêu trong nông nghiệp. Hệ thống tưới chỉ đảm bảo được khoảng gần 80% diện tích đất canh tác, tiêu cho gần 90% diện tích.

Sản xuất nông nghiệp trong Tỉnh vẫn chủ yếu sản xuất bằng hình thức thủ công, việc thực hiện cơ giới hóa còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng xấu đến nâng cao năng suất lao động.

Vấn đề đầu ra cho sản phẩm cũng là một bài toán khó đối với nông nghiệp Bắc Ninh. Kiến thức sản xuất kinh doanh của nhiều hộ nông dân trong

90

nền sản xuất còn hạn chế. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu vẫn do các hộ tự tìm đầu ra. Chính vì vậy rất phổ biến tình trạng được mùa mất giá. Thị trường tiêu thụ nông sản cũng chưa thực sự được các cấp, các ngành quan tâm để hỗ trợ người nông dân. Chưa nhanh chóng nắm bắt thông tin thị trường, thiếu những chiến lược về thị trường, chưa xác định được những mặt hàng nông sản nào có giá trị cao, loại nào cần hạn chế. Chính vì vậy không tránh khỏi những hiện tượng gieo trồng tràn lan nhưng thị trường tiêu thụ lại hạn chế.

Năm là, những mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường đã làm cho chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn tăng lên. Các vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải của các khu công nghiệp, đô thị, các vùng chăn nuôi, giết mổ trong khu dân cư ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên cho đến nay công tác quy hoạch nông nghiệp nói riêng và quy hoạch phát triển nông thôn nói chung lại thiếu và chưa đồng bộ.

Các tệ nạn xã hội mới xuất hiện ngày càng nhiều, lối sống hưởng thụ, ích kỉ nảy sinh, sự chuyển dịch tự phát lao động từ nông thôn tới các đô thị và các khu công nghiệp chưa được kiểm soát và định hướng, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội nông thôn.

* Nguyên nhân hạn chế

Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp của Bắc Ninh những năm qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Năm 1996 khi cả nước bước vào thời kì đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH thì Bắc Ninh lại trong quá trình tái lập. Vì vậy, Tỉnh phải vừa hoàn thiện các tiền đề cho CNH, HĐH vừa phải đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Khi bước vào quá trình đó, Bắc Ninh có điểm xuất phát thấp, sản xuất nhỏ, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn thấp kém. Nội lực kinh tế còn

91

yếu, có chế thị trường chưa hoàn chỉnh vì vậy chưa tạo ra được động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong khi đó, chất lượng nguồn lao động lại chưa cao, Tỉnh thiếu nghiêm trọng những lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động không qua đào tạo, sản xuất theo kinh nghiệm, hạn chế về tiếp thu cũng như ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Nông nghiệp chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành. Có thể nói, trong những năm qua với định hướng đưa Bắc Ninh sớm trở thành tỉnh công nghiệp, lĩnh vực phát triển công nghiệp nhận được sự quan tâm, chỉ đạo với những định hướng và chiến lược cụ thể hơn lĩnh vực nông nghiệp. Tỉnh ủy Bắc Ninh thiếu những chủ trương có tính đột phá trong lãnh đạo phát triển nông nghiệp.

Công tác quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch nông thôn còn thiếu và chưa tác động tích cực tới chỉ đạo, sản xuất. Việc quán triệt đường lối của Đảng, Nghị quyết của Trung ương, Đảng bộ Tỉnh chưa thật sự sâu sắc. Việc chỉ đạo, điều hành thiếu tập trung, đồng bộ.

Các dịch vụ cần cho phát triển nông nghiệp hàng hóa như dịch vụ kĩ thuật, công nghiệp chế biến, thông tin thị trường còn chậm phát triển. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2008 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)