Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG NHỮNG NĂM 2001 - 2008
2.1. Chủ trương và biện pháp lãnh đạo phát triển nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
2.1.2. Chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
Sau 4 năm tái lập tỉnh, với việc vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn để phát triển KTXH nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.
Từ ngày 3 đến 5 tháng 1 năm 2001, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã được tổ chức. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đứng trước những thời cơ và vận hội mới, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh phát huy cao độ sức mạnh của cả hệ thống chính trị, khai thác mọi tiềm năng và lợi thế sẵn có, tận dụng thời cơ để đẩy nhanh tốc độ phát triển KTXH.
Đại hội đã đánh giá nghiêm túc những thành tựu và hạn chế trong quá tình thực hiện Nghị quyết Đại hội XV. Từ đó, xác định mục tiêu tổng quát, phương hướng, nhiệm vụ phát triển KTXH 5 năm 2001 - 2005.
Đại hội xác định mục tiêu chủ yếu đến năm 2005 là phấn đấu đưa nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân tăng 13,5%/năm, trong đó riêng lĩnh vực nông
44
nghiệp tăng 5,5%, Đến năm 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 26,6%;
thu nhập bình quân đầu người đạt 623 USD, tăng 79% so với năm 2000 [2, tr.51].
Đại hội tiếp tục chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Mục tiêu cụ thể của sản xuất nông nghiệp đến năm 2005 là: “Từng bước chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.050 tỷ đồng, sản lượng lương thực (có hạt) đạt 500 nghìn tấn, lương thực bình quân đầu người 500 kg. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác đạt 50 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất trồng trọt 33 triệu đồng/ ha” [2, tr.52].
Để đạt được mục tiêu đó, Đại hội đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của nông nghiệp: “Khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn để phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao” [2, tr.54].
Trong đó, mỗi lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
Đảm bảo an toàn lương thực, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất quan trọng, tăng nhanh cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, nâng hệ số sử dụng đất năm 2005 lên 2,4 lần. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa như vùng lúa, vùng rau, vùng hoa, vùng cây xuất khẩu . Đến năm 2005, toàn Tỉnh gieo trồng 79 nghìn ha lúa, 9 nghìn ha cây màu lương thực, 6,5 nghìn ha cây công nghiệp ngắn ngày, 15 nghìn ha cây rau đậu.
Phát triển đàn bò lấy thịt, lấy sữa ở các huyện ven sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình. Mở rộng chăn nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi gia cầm, nuôi cá và các loại thủy sản khác. Phấn đấu đến năm 2005 có 52 nghìn con bò, tăng 22% so với năm 2000; 55 vạn con lợn, tăng 31%; 4,5 triệu con gia cầm, tăng 28%; sản lượng cá 10 nghìn tấn, tăng 48%.
45
Trồng 500 ha rừng cảnh quan, 8 triệu cây phân tán, chăm sóc 980 ha rừng trồng, kết hợp trồng rừng với trồng cây ăn quả.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, từng bước thực hiện điện khí hóa, cơ khí hóa nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn xã hội chủ nghĩa.
Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi và cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích xuân muộn, mở rộng diện tích mùa sớm, mùa trung. Làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị dịch vụ sản xuất nông nghiệp.
Nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng đất đai. Tạo điều kiện cho nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún. Tiếp tục củng cố, nâng cấp, hoàn chỉnh các công trình thủy nông, đê điều [2, tr.54].
Để cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề. Thực hiện các Nghị quyết chuyên đề, Chương trình phát triển nông nghiệp, Đảng bộ và Ủy ban nhân dân Tỉnh đã quán triệt đổi mới sâu sắc về nhận thức đến từng cấp ủy, Đảng, chính quyền, mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo định hướng CNH, HĐH; phát triển sản xuất hàng hóa trong từng hộ gia đình, từng địa phương.
Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005”, tháng 6 năm 2001 đã xác định mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,4%. Đến năm 2005, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.350 tỷ đồng.
Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt từ 66% năm 2000 xuống còn 58,7%
năm 2005; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản từ 31% lên 37,5%; dịch vụ nông nghiệp từ 3% lên 3,8%.
Giá trị sản xuất 1 ha canh tác năm 2005 đạt 50 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất trồng trọt đạt 33 triệu đồng [92, tr.1].
46
Để thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết đã xác định những định hướng trong phát triển nông nghiệp của các lĩnh vực:
1. Phát triển mạnh vùng sản xuất lúa hàng hóa và xuất khẩu. Chuyển một phần số diện tích cấy lúa sang trồng mầu, nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao.
2. Mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu màu vụ, phấn đấu đến năm 2005 có 80% diện tích xuân muộn, tích cực đưa giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất: lúa Lai chiếm diện tích, lúa hàng hóa có giá trị kinh tế cao chiếm 15%. Phát triển các cây màu, cây dâu 600 ha, hoa và cây cảnh 100 - 150 ha.
3. Trồng cây lâm nghiệp kết hợp với cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả.
Đẩy mạnh trồng cây phân tán, tập trung trồng cây có giá trị kinh tế cao tại các bờ vùng, kênh mương và đường giao thông. Phấn đấu trồng 25 - 30% cây có giá trị kinh tế cao.
4. Phấn đấu đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính theo hướng:
tiếp tục thực hiện sind hóa đàn bò, đưa tỉ lệ bò lai lên 70 - 80% trong tổng đàn; phát triển chăn nuôi bò sữa, phấn đấu đến năm 2005 có đàn bò sữa trên 1000 con. Khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, đưa tỉ lệ lên 25% tổng đàn; phát triển chăn nuôi gia cầm có giá trị hàng hóa cao. Đẩy mạnh thâm canh số diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có, từng bước chuyển 2.450 ha ruộng trũng cấy một vụ sang nuôi trồng thủy sản, quy hoạch vùng sản xuất tập trung.
5. Đưa nhanh tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, coi trọng việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng, thực hiện các chương trình trọng điểm như: chuyển dịch vùng trũng, phát triển kinh tế trang trại, phát triển vùng lúa hàng hóa, chế biến nông sản, thực phẩm.
47
6. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp. Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ; tăng cường hướng dẫn kĩ thuật hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển.
Bên cạnh đó, Chương trình phát triển nông nghiệp còn đề ra những giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu. Trong đó, tập trung vào 5 nhóm giải pháp lớn về thị trường, về đất đai, chất lượng nguồn nhân lực, vốn và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.
Trong thực tiễn lãnh đạo phát triển nông nghiệp, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh còn ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định trực tiếp chỉ đạo phát triển nông nghiệp cho phù hợp với tình hình mới như: Nghị quyết số 31/2001/NQ- HĐND tháng 5 năm 2001 “Về tiếp tục thực hiện bổ sung một số nội dung vào Nghị quyết của HĐND tỉnh về xây dựng đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương”; Quyết định số 49/2002/QĐ-UBND tháng 7 năm 2002
“Về hỗ trợ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2002 - 2005 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”...
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII được tổ chức tháng 12 năm 2005 tiếp tục có những chủ trương cụ thể lãnh đạo công cuộc phát triển KTXH trong Tỉnh. Đại hội diễn ra trong bối cảnh KTXH của Tỉnh có những thuận lợi nhưng cũng phải đương đầu với không ít những thách thức. Những thuận lợi đó là: kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế tăng trưởng với tốc độc cao song chất lượng tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, tính bền vững và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; trình độ công nghệ và chất lượng lao động còn thấp, hoạt động văn hóa, xã hội còn một số mặt bất cập.
Trên cơ sở nhận thức rõ những thuận lợi và thách thức của địa phương trong phát triển KTXH nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, Đại hội
48
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII đã tiếp tục đề ra những chủ trương cụ thể, sát thực tiễn. Đại hội xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2010: “Khai thác và phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, phấn đấu đến năm 2015, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, tạo tiền đề đến năm 2020 là một trong những tỉnh dẫn đầu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” [3, tr.40].
Với lĩnh vực nông nghiệp, Đại hội đề ra mục tiêu: nhịp độ tăng của nông, lâm và thủy sản là từ 4% đến 5%; đến năm 2010, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 14% GDP [3, tr.40]. Để thực hiện mục tiêu, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể chỉ đạo phát triển nông nghiệp: “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, coi đây là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu” [3, tr.41]. Trong đó, tập trung thực hiện:
Có bước đi thích hợp để phát huy tiềm năng về đất đai, lao động nông thôn, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả, đổi mới quan hệ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đầu tư phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2008 cân bằng tỷ trọng giữa chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với trồng trọt, năm 2010, tỷ trọng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chiếm 60% giá trị toàn ngành nông nghiệp; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 65 triệu đồng/ha, trong đó, trồng trọt đạt 42 triệu đồng/ha canh tác; năng suất lúa đạt 60 - 62 tạ/ha; đàn lợn tăng bình quân 8,3%/năm.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới vào sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, phục vụ khu công nghiệp và đô thị.
Về trồng trọt: Chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng theo hướng nâng hiệu quả và thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tăng diện tích cây thực phẩm,
49
cây công nghiệp ngắn ngày; phát triển cây vụ đông và cây mầu có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo khối lượng hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao.
Về chăn nuôi, thủy sản: phát triển chăn nuôi đàn bò thịt, lợn hướng nạc, gia cầm, chuyển chăn nuôi ra khỏi khu dân cư tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Mở rộng mô hình VAC và AC, tiếp tục chuyển diện tích đất trũng sang nuôi trồng thủy sản. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp.
Về lâm nghiệp: Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục trồng 6 - 7 triệu cây phân tán. Thúc đẩy và phát triển lâm nghiệp theo mô hình lâm viên gắn với dịch vụ và du lịch sinh thái.
Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, thực hiện liên kết giữa nông dân, các nhà khoa học và doanh nghiệp để đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.
Đẩy mạnh tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp, xây dựng đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương... nâng cấp hệ thống đê, kè, cống đảm bảo công tác phòng chống lụt bão. Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương và các công trình thủy lợi hiện có đồng thời xây mới các công trình đầu mối đảm bảo tiêu nước cho vùng ngập úng, đủ nước tưới cho 100% diện tích gieo trồng, trong đó tưới chủ động 65%.
Quan tâm xây dựng nông thôn mới trên các mặt. Quy hoạch các thị trấn, thị tứ, khu dân cư. Tạo chuyển biến mạnh trong phát triển các ngành nghề, làng nghề, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; củng cố và xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp phù hợp và phát triển các dịch vụ khác [3, tr.43].
Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội và trực tiếp chỉ đạo quá trình phát triển nông nghiệp, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân Tỉnh còn
50
ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định cụ thể như Nghị quyết 37/2005/NQ- HĐND tháng 7 năm 2005 về “Huy động, hỗ trợ và sử dụng vốn xây dựng, nâng cấp đường giao thông”; Nghị quyết 58/2006/NQ- HĐND tháng 11 năm 2006 về “Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số 94/UBND tháng 12 năm 1997 về “Bổ sung quy định hỗ trợ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010”... Đặc biệt Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình 53-CTr/TU về “Chương trình hành động thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, tháng 10 năm 2008. Đây là chương trình nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của Bắc Ninh theo hướng CNH, HĐH. Nghị quyết đã nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên.
Như vậy, các Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI và lần thứ XVII đều tiếp tục khẳng định nhất quán sự chú trọng, tập trung cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên xuất phát từ thực tiễn từng giai đoạn là khác nhau nên các Đại hội có những mục tiêu, nhiệm vụ riêng cho từng lĩnh vực cụ thể của sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt ở Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã rất nhấn mạnh đến chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh.
Theo đó, Nghị quyết Đại hội đã xác định những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, gắn sản xuất với thị trường; chú trọng phát triển lâm nghiệp gắn với phát triển dịch vụ du lịch... Điều này xuất phát từ thực tiễn trong thời gian qua Bắc Ninh tập trung nhiều cho việc mở rộng quy mô và tỷ trọng ngành công nghiệp. Bắc Ninh là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng công nghiệp thuộc tốp dẫn đầu cả nước, tỷ trọng ngành công nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP của Tỉnh, nông nghiệp chưa được quan tâm phát triển hết tiềm năng. Vì vậy, nông nghiệp được chú trọng phát triển theo
51
chiều sâu bằng nâng cao hiệu quả và giá trị sản xuất nông nghiệp; nông nghiệp hướng đến phục vụ khu công nghiệp. Đây là hướng đi đúng đắn, tạo ra sự chuyển biến tích cực về KTXH của Bắc Ninh trong thời gian qua.